Thuốc tê nhổ răng trẻ em thường được bác sĩ sử dụng trong kỹ thuật nhổ răng cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lo ngại thuốc tê có thể không tốt cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Lý do cần phải nhổ răng sữa?
Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy cơ địa từng trẻ, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi.
Dưới mỗi chiếc răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn. Khi đến thời điểm thay răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên, làm tiêu dần chân răng sữa, răng sữa sẽ lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Thời điểm này, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra độ lung lay. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ chiếc răng sữa lung lay, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng thời điểm hoặc chờ đợi thêm một thời gian để tránh việc nhổ răng sữa chưa đúng thời điểm, trẻ có thể cảm thấy đau nhức.
Khi trẻ đến giai đoạn thay răng và phải nhổ bỏ răng sữa, nhiều cha mẹ thường rất lo ngại khi bác sĩ sử dụng thuốc tê nhổ răng trẻ em. Cha mẹ hãy yên tâm về vấn đề thuốc tê nhổ răng trẻ em trong điều trị nha khoa nhé
Trong điều trị nha khoa, thuốc tê được sử dụng là Lidocaine, là thuốc tê tại chỗ nhóm amid và hoàn toàn không tác động đến sức khỏe của trẻ.
Việc chích thuốc tê nhổ răng trẻ em không hề khiến trẻ bị đau. Trước khi thực hiện chích thuốc gây tê khi nhổ răng cho trẻ, các bác sĩ sẽ bôi hoặc xịt lên đó một lượng thuốc tê đủ để trẻ không còn cảm giác đau.
Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đưa trẻ đi nhổ răng mà không phải lo lắng về vấn đề thuốc tê nhổ răng trẻ em, bởi kỹ thuật này rất an toàn, không đau và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ sẽ thay răng sữa khi đến tuổi thay răng
⏩⏩ Những điều bạn cần biết thêm khi răng sữa của con bắt đầu lung lay:
Thông thường, răng sữa của trẻ tự lung lay, gãy rụng, thay răng sữa và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn bên dưới mọc lên. Một số trường hợp, cha mẹ phải chủ động đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để nhổ răng sữa cho trẻ.
Khi nhổ răng cho trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê nhổ răng trẻ em. Đây là kỹ thuật nhằm giảm cảm giác đau nhức cho trẻ do thuốc tê tác động đến hệ thống thần kinh, giúp trẻ thoải mái, hợp tác hơn và quá trình bác sĩ nhổ răng sữa cho trẻ cũng diễn ra thuận lợi hơn. Với các trường hợp răng lợi của trẻ đã tổn thương thì việc sử dụng thuốc tê nhổ răng trẻ em là rất cần thiết, cụ thể là:
Răng sữa bị mẻ chưa đến thời gian thay răng mới.
Răng sữa bị bệnh lý viêm chân răng, viêm nướu, viêm cement cấp,…
Việc sử dụng thuốc tê nhổ răng trẻ em đã được chứng thực về tính an toàn và hiệu quả trước khi đưa sử dụng trong việc điều trị nha khoa. Loại thuốc tê nhổ răng trẻ em sử dụng ở đây là Lidocaine – thuốc tê tại chỗ nhóm amid hoàn toàn không tác động đến sức khỏe của trẻ.
Tâm lý của trẻ rất dễ bị tác động nếu trong khi điều trị nha khoa và đặc biệt khi nhổ răng, trẻ có cảm giác đau đớn, sợ hãi. Vì vậy, sau những lần nhổ răng nhẹ nhàng, không đau nhức khi được sử dụng thuốc tê nhổ răng trẻ em thì trẻ sẽ không còn ái ngại, lo sợ khi điều trị nha khoa và không còn nỗi ám ảnh về việc nhổ răng nữa. Trẻ sẽ tự tin để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và sẽ hợp tác hơn trong quá trình nhổ răng.
Việc nhổ răng sữa mặc dù khá đơn giản nhưng cha mẹ lưu ý không tự ý nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà. Khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa, cha mẹ nên nên lựa chọn các phòng khám uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật, nắm bắt được tâm lý của trẻ nhỏ để việc thực hiện nhổ răng sữa cho trẻ nhẹ nhàng và an toàn.
Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp loại bỏ răng sữa lung lay hay những răng sữa đã bị viêm nhiễm, không thể hồi phục một cách hiệu quả. Răng vĩnh viễn của trẻ sẽ mọc lên đúng vị trí, đều đẹp như mong muốn.
Quy trình nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa uy tín
Quy trình nhổ răng sữa cho trẻ như sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ khám răng miệng tổng quát, xác định vị trí cần nhổ răng sữa, tình trạng của răng và mô nướu.
Bước 2: Sau khi khám, bác sĩ vệ sinh khoang miệng một cách nhẹ nhàng, sạch sẽ để đảm bảo không gặp phải tình trạng nhiễm trùng, viêm nướu,… trong quá trình nhổ răng.
Bước 3: Sử dụng thuốc tê nhổ răng trẻ em dạng xịt hoặc thuốc tê bôi nhổ răng sữa với liều lượng vừa đủ, bác sĩ sẽ thực hiện khéo léo và nhanh chóng để giảm cảm giác đau nhức cho trẻ. Bác sĩ sử dụng liều lượng thuốc tê khác nhau tùy vào cơ địa của từng trẻ.
Bước 4: Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm chiếc răng lung lay sau đó tiến hành nhổ răng cho trẻ một cách dứt khoát và nhanh chóng. Quá trình thực hiện sẽ diễn ra trong phòng nha khoa vô trùng để đảm bảo an toàn và tránh viêm nhiễm cho bé.
Bước 5: Trẻ sẽ được cầm máu, sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ những lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng cho bé sau nhổ răng.
Cha mẹ hãy lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng cho trẻ
Thuốc tê nhổ răng cho trẻ có tác dụng trong bao lâu?
Tính từ khi gây tê, tác dụng của thuốc tê nhổ răng trẻ em thường kéo dài 60-90 phút. Sau khi nhổ xong đến lúc thuốc tê hết tác dụng, trẻ sẽ có thể cảm giác hơi đau nhức từ vết thương nhổ răng. Cha mẹ hãy chườm đá bên ngoài cho trẻ để giảm đau hoặc uống thuốc giảm đau theo toa (nếu có) theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với trường hợp nhổ răng ở vị trí khó, việc nhổ răng đòi hỏi một thời gian dài và phức tạp hơn nên bác sĩ sẽ tăng thêm liều lượng thuốc tê một cách thích hợp. Ngoài ra, tùy theo tình hình cơ địa mỗi trẻ mà thời gian tác dụng của thuốc tê sẽ lâu hơn, không giống nhau.
Trong trường hợp vùng răng cần nhổ nhiễm trùng khó thấm thuốc tê, chích thuốc tê không hiệu quả nhiều như răng bình thường,trẻ sẽ có thể cảm thấy hơi nhói đau trong quá trình nhổ, những bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ cố gắng giảm mức đau nhức xuống thấp nhất.
Cha mẹ lưu ý sau khi nhổ răng xong, lúc thuốc tê nhổ răng trẻ em vẫn còn tác dụng, hãy cẩn thận khi cha mẹ cho trẻ ăn nhai để tránh cắn vào môi, má và lưỡi; tốt hơn hết nên chờ thuốc tê nhổ răng trẻ em hết tác dụng mới cho trẻ ăn uống.
Cha mẹ có thể chườm đá cho trẻ sau khi nhổ răng
Thuốc tê nhổ răng sau khi dùng có đau nhức không? Có tác dụng phụ không?
Thuốc tê nhổ răng có tác dụng ức chế dây thần kinh cảm giác tại vùng thuốc tiếp xúc. Vì vậy, khi bác sĩ sử dụng thuốc tê nhổ răng trong quá trình điều trị, người sử dụng thuốc tê nhổ răng sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau nhức gì trong suốt quá trình thực hiện. Tùy vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật gây tê phù hợp. Thông thường sẽ là kỹ thuật gây tê tại chỗ với hai kiểu là gây tê bề mặt và tiêm gây tê.
Thuốc tê nhổ răng không ảnh hưởng đến sức khỏe và rất an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn dưới đây:
Buồn nôn và nôn mửa: người sử dụng thuốc tê nhổ răng có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa trong 1 – 2 ngày. Trường hợp trên dễ xảy ra khi thủ thuật hoặc ca tiểu phẫu nhổ răng kéo dài.
Khô miệng: Có một số người phản ánh lại là sau khi gây tê nhổ răng thì gặp phải tình trạng khô miệng, nhưng điều đó chỉ diễn ra trong vài tiếng đầu.
Ớn lạnh và rùng mình: Nhiệt độ cơ thể bị xuống thấp là một tác dụng phụ hết sức bình thường của thuốc tê và bác sĩ sẽ kiểm soát nhiệt độ của người bị nhổ răng. Tình trạng ớn lạnh và rùng mình có thể diễn ra vài phút hoặc kéo dài hàng giờ.
Chóng mặt: có thể gặp phải sau khi người sử dụng thuốc tê nhổ răng xong đứng dậy ngay, do sự ức chế đến hệ thần kinh của thuốc tê.
Cảm thấy bị mệt hoặc ngất xỉu: Điều đó sẽ xảy ra với người có tiền sử về bệnh tim, huyết áp. Những đối tượng này rất dễ cảm thấy bị mệt, nghiêm trọng hơn là ngất xỉu.
Ngứa: Nếu sử dụng thuốc gây tê có dạng opioid thì có thể bị ngứa.
Thuốc tê nhổ răng có tác dụng ức chế cơn đau tạm thời hiệu quả. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều lượng thì nó lại là một mối nguy hại.
Việc sử dụng quá liều hoặc sai cách (thuốc tê trong nha khoa đường tiêm thay vì bôi bề mặt), người sử dụng thuốc tê nhổ răng có thể phải đối mặt với những triệu chứng như: ù tai, tê liệt, chóng mặt, miệng có vị kim loại…Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tình trạng sốc thuốc tê nhổ răng biểu hiện như: co giật, khó thở, huyết áp xuống thấp, nhịp tim chậm, sốc phản vệ, ngất xỉu.
Để đảm bảo quá trình gây tê không xảy ra các biến chứng, nguy hiểm, cha mẹ cần đến địa chỉ nhổ răng thực sự uy tín khi đưa trẻ đi nhổ răng. Khi thực hiện điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín, cha mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng vào đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, máy móc và công nghệ hiện đại.
Ngược lại ở trên, trẻ nhỏ hoàn toàn có thể gặp tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng trẻ em nếu điều trị tại các cơ sở nha khoa không đảm bảo. Việc sử dụng thuốc gây tê nhổ răng, nhất là trong việc nhổ răng cho trẻ nhỏ phải được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao, việc này sẽ hạn chế tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng một cách hiệu quả.
Qua bài viết này, hi vọng cha mẹ đã có thêm nhiều thông tin có ích về việc sử dụng thuốc tê nhổ răng trẻ em trong quá trình nhổ răng sữa cho trẻ. Cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của nha khoa Parkway để được cập nhật những thông tin hữu ích về chăm sóc hàm răng của trẻ nhé.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]