Cha mẹ thường rất chú trọng quá trình thay răng sữa của trẻ. Tuy nhiên, khi răng trẻ lung lay hoặc bị sâu, nhiều phụ huynh thường băn khoăn không biết có nên chủ động nhổ răng sữa luôn hay không hay đợi chiếc răng đó tự rụng? Khi nhổ răng sữa có cần chú ý gì không? Dưới đây, nha khoa Parkway sẽ chia sẻ 5 điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa trẻ em, cùng đọc và chia sẻ nhé!
Độ tuổi thay răng sữa ở trẻ
6 đến 12 tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Nhìn chung, thứ tự mọc răng vĩnh viễn tương tự như mọc răng sữa, đó là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền hàm, răng nanh và các răng cối lớn. Vậy nên phụ huynh cần chú ý để răng cũ kịp rụng trước khi răng mới mọc lên, tránh tính trạng răng mọc lệch ở trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn mọc thêm răng hàm số 1 và số 2, không có trong bộ răng sữa. Cha mẹ nên thường xuyên nhắc bé giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bởi đây là hai răng hàm quan trọng không thay trong suốt cuộc đời.
Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay?
Nếu răng chưa lung lay, phụ huynh không nên tự ý nhổ răng sữa cho trẻ. Việc nhổ răng sữa chưa lung lay có thể khiến trẻ mất răng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Hơn thế nữa, tự ý nhổ răng sữa chưa lung lay ở nhà hoặc các phòng khám nha khoa không đảm bảo có thể khiến trẻ bị mất mầm răng vĩnh viễn. Khi đó, răng vĩnh viễn không thể mọc lên và trẻ bắt buộc phải trồng răng giả.
Tuy nhiên, nếu răng sữa chưa lung lay mà răng vĩnh viễn đã mọc, cha mẹ nên đưa con tới các phòng khám nha khoa để nhổ răng. Tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, phát triển không đúng vị trí và xô lệch răng.
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Vậy răng sữa lung lay bao nhiêu thì nhổ? Mặc dù không có thời gian chính xác, tuy nhiên theo khuyến cáo của nha sĩ, phụ huynh nên đợi răng đến khi răng lung lay nhiều mới nhổ cho con. Tránh nhổ răng sữa quá sớm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hoặc nhổ quá muộn dẫn đến răng vĩnh viễn mọc chèn ép.
Trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch, cha mẹ có thể cho con đèo hàm trainer. Bởi trong khoảng thời gian này, lợi vẫn còn mềm và răng chưa mọc chắc, đeo hàm trainer sẽ ngăn ngừa các thói xấu của trẻ như đẩy lưỡi và định hình răng mới.
Lưu ý: tuyệt đối không nên để trẻ lắc mạnh răng để răng lung lay và đừng tự ý nhổ răng ở nhà.
Trẻ bị sâu răng có nên nhổ không?
Cha mẹ có nên nhổ răng sữa bị sâu cho trẻ hay không? Điều này phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của trẻ. Nếu trẻ chỉ mới bị chớm sâu, vết sâu chưa lan rộng, tốt hơn hết phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở nha khoa để được trám răng thẩm mỹ. Không nên nhổ răng sữa bị sâu vì trẻ nếu mất răng sớm, răng vĩnh viễn chưa kịp mọc sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
Nếu trẻ bị sâu nặng, răng đã bị tổn thương quá nhiều, phụ huynh nên cân nhắc nhổ chiếc răng này, tránh tính trạng sâu răng lan sang các răng khác.
Địa chỉ nhổ răng sữa trẻ em uy tín
Sau 18 tháng trở đi, cha mẹ nên đưa trẻ tới các nha khoa uy tín để khám và theo dõi quá trình thay răng 6 tháng/lần. Các nha sĩ sẽ kiểm tra tình hình răng của bé, tư vấn chăm sóc và đưa ra lời khuyên nếu trẻ bắt buộc phải nhổ răng. Phụ huynh cũng nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ, để bé dễ dàng hợp tác với nha sĩ.
Nếu muốn nhổ răng sữa cho con, cha mẹ nên đưa con tới cơ sở nha khoa hội tụ 4 yếu tố sau:
Được cấp phép hoạt động
Chất lượng dịch vụ tốt
Đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm
Cơ sở vật chất rộng rãi, trang thiết bị đầy đủ
Nhổ răng sữa trẻ em có nên hay không phụ thuộc vào tình trạng răng khác nhau của bé. Quan trọng là cha mẹ nên lưu ý quá trình thay răng của trẻ, chuẩn bị tâm lý và đưa trẻ tới các cơ sở nha khoa uy tín khám răng 6 tháng/lần.
Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp!
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]
Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.