Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway xin giới thiệu đến bạn bài viết sau đây. Từ đó chúng ta có thể chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho quá trình điều trị.

Cảm giác khi đeo khí cụ nong hàm

Các khí cụ để thực hiện việc nong hàm rất đa dạng về chủng loại, có thể cố định hoặc tháo rời được. Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động chung là: khí cụ sẽ dần được mở rộng ra khi vít nong được kích hoạt.

Khí cụ được nới rộng sẽ tách các sụn mềm ở phần xương vòm miệng. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm nhận được áp lực đáng kể vòm miệng.

Trong thời gian đầu, việc đeo khí cụ sẽ có cảm giác khá cồng kềnh vướng víu. Đôi khi còn có cảm giác buốt khó chịu ở răng hàm trên, mũi và mắt. Nong hàm còn làm kích thích việc tiết nước bọt, khiến việc vệ sinh răng miệng cần được lưu ý hơn.

Nong hàm có đau không?

Hình ảnh nong hàm và cô gái ôm mặt

Đối với người lớn, nong hàm có thể gây một chút khó chịu do sụn và các mô xương đã trở nên cứng hơn. Tuy nhiên với kỹ thuật nong hàm tiên tiến hiện nay, các khí cụ sẽ tạo ra áp lực vừa đủ để nới rộng cung răng. Do đó vừa đảm bảo được hiệu quả, vừa tránh được những đau đớn không cần thiết.

Trên thực tế, theo các nha sĩ, việc nới rộng khí cụ nong hàm có cảm giác dễ chịu hơn việc siết chặt gọng niềng răng

Hình ảnh mô phỏng nong hàm

Theo chia sẻ của các bệnh nhân, cảm giác khó chịu nhất là lúc dụng cụ vặn vít nong (có hình dạng giống chìa khoá) vô tình đâm vào vòm miệng trong lúc nới khí cụ. Điều này có thể dẫn đến nhiệt miệng từ các vết trầy xước, gây bất tiện cho việc ăn uống hằng ngày. Vì vậy tốt nhất nên nhờ người thân thực hiện việc “mở khoá” bởi họ có góc nhìn tốt hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị nong hàm, giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên là rất cần thiết. Việc này giúp phòng tránh các hiệu ứng phụ như nhiệt miệng để giảm bớt phần nào sự khó chịu

Các phương pháp giảm đau phổ biến khi nong hàm

Phương pháp giảm đau: Dùng thuốc, chườm lạnh, ăn những thực phẩm lạnh
  • Có thể dùng thuốc giảm đau để xoa dịu bớt cảm giác khó chịu khi nong hàm. Nên nhớ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc trước 30 phút mỗi lần vặn vít.
  • Chườm đá để giảm viêm, kết hợp dùng các các thức uống mát, kem lạnh.
Thoa gel giảm đau và bôi sáp nha khoa
  • Dùng sáp nha khoa cũng là một cách hữu hiệu để bảo vệ thành niêm mạc nơi vòm miệng. Sáp có bán ở hiệu thuốc hay siêu thị, giúp tránh được các vết trầy xước và viêm loét miệng. Thoa sáp ở các vùng có nguy cơ cọ xát với khí cụ.
  • Thường xuyên súc miệng nước muối nhạt, ấm để diệt khuẩn.
  • Bôi thuốc gel giảm đau (Orajel) vào các vết loét để hồi phục niêm mạc.

Tất nhiên việc phải đeo gọng kim loại trong miệng không phải là cảm giác dễ chịu. Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân điều trị nong hàm là sự kiên nhẫn. Sau khi điều trị được khoảng 2-3 tuần, đa số bệnh nhân sẽ dần quen với việc có các khí cụ trong miệng và không còn cảm thấy khó chịu nữa.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn vững tâm, chuẩn bị tâm lý thật hiệu quả cho việc điều trị nong hàm nhé!

Tin tức sự kiện khác

Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nhất là người bị sâu răng nên chú trọng hơn đến vấn đề này. Vậy bị sâu răng nên ăn gì?

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng tốt nhất, áp dụng là khỏi

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lý này hiệu quả và an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản và tiết kiệm. Thử ngay!

Xem chi tiết

Vì sao chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức, khó chịu?

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết