Một trong những nguyên nhân làm răng trẻ bị mọc lệch chính là không nhổ răng sữa đúng thời điểm. Làm sao để hạn chế tình trạng này? Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Chúng ta sẽ cùng đọc bài viết dưới đây.
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Quá trình thay răng ở trẻ diễn ra trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi. Tùy vào tình trạng răng sữa mọc so với sự xuất hiện của mầm răng vĩnh viễn mà bố mẹ nên nhổ răng sữa cho trẻ càng sớm càng tốt. Thời gian thay răng vĩnh viễn dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại răng, có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Bố mẹ không nên quá vội vàng hay chần chừ trong việc nhổ răng cho trẻ. Răng sữa của trẻ mới hơi lung lay mà bố mẹ vẫn muốn nhổ ngay thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ có hướng xử lý phù hợp. Nếu để lung lay quá lâu không nhổ thì răng vĩnh viễn không thể mọc thế chỗ răng sữa, dẫn đến tình trạng bị mọc lệch.
Nếu bố mẹ muốn tự nhổ răng tại nhà cho con thì nên tuân theo các bước sau để tránh nhiễm trùng:
- Rửa sạch và sát trùng tay bằng cồn y tế
- Dùng nước muối thấm lên một miếng bông y tế, đặt vào vị trí chiếc răng lung lay rồi nhẹ nhàng nhổ ra.
- Chuẩn bị một miếng bông thấm nước muối khác để bé ngậm sau khi nhổ răng khoảng 5 – 10 phút.
>> Xem thêm: Quá trình mọc và thay răng sữa ở trẻ em
Nhổ răng sữa chưa lung lay có được không?

Nếu răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.
Những trường hợp răng mọc lệch dẫn đến bị hô, móm, khấp khểnh nặng thì không thể nhổ răng được mà phải cho trẻ sử dụng các khí cụ tiền chỉnh nha chuyên dụng. Giai đoạn này, xương hàm và khuôn mặt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp các răng bằng các khí cụ.
Thời điểm nhổ răng sữa phù hợp với thời điểm răng vĩnh viễn sẽ không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bé. Nhổ răng sữa quá sớm khi lợi mất răng sớm và co khít lại, gây đau đớn cho trẻ khi răng trưởng thành mọc. Bố mẹ nên đưa trẻ đến các nha khoa uy tín thăm khám để tránh những biến chứng do việc nhổ răng quá sớm hoặc quá muộn gây ra.
>> Xem thêm: Hàm trainer – Những điều nên biết
Cách chăm sóc răng sau khi nhổ răng sữa cho trẻ

Sau khi trẻ đã cầm được máu ở răng, bố mẹ nên hỏi rõ tình trạng của trẻ để có cách giải quyết hiệu quả.
Trong vòng 24 giờ đầu, hạn chế cho trẻ hoạt động sau khi nhổ răng, càng không được hoạt động mạnh. Cũng trong khoảng thời gian đó, không nên cho bé súc miệng mạnh hoặc nhai thức ăn cứng, nhất là không được ăn uống đồ nóng.
Hãy cho trẻ uống thuốc giảm đau mà bác sĩ đã kê đơn hoặc áp túi chườm đá để giảm sưng. Những bữa ăn đầu tiên sau khi nhổ răng, nên cho bé thức ăn mềm như cháo hay cơm có chan canh, dặn trẻ nhai bên không có răng bị nhổ. Sau đó, cho trẻ súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm, nếu đánh răng thì tránh để lông bàn chải chạm vào chỗ bị nhổ.
>> Xem thêm: Lưu ý khi nhổ răng sữa trẻ em
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ tùy thuộc vào tình trạng răng của trẻ nên bố mẹ cần có sự tư vấn của nha sĩ để nhổ răng đúng thời điểm. Không nên nhổ răng quá sớm hoặc quá muộn có thể gây ra những biến chứng xấu cho hàm răng của trẻ. Lưu ý cách chăm sóc sau khi nhổ răng cho trẻ để trẻ đỡ đau và ăn uống thoải mái hơn.