Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Lấy cao răng có trắng răng không? Lưu ý khi lấy cao răng

Cao răng (vôi răng) được hình thành do mảng bám kết hợp với vi khuẩn lâu ngày trong miệng, thường có màu vàng hoặc nâu. Vôi răng làm răng xỉn màu khiến không ít người cảm thấy khó chịu. Nhiều người thắc mắc “Lấy cao răng có trắng răng không?” hay “cạo vôi răng có làm trắng răng không?” Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về vấn đề này dưới đây nhé!

Cao răng là gì?

Cao răng là những mảng bám thức ăn bám trên bề mặt răng. Cao răng được chia ra làm 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Thông thường cao răng có màu trắng đục hoặc vàng nâu. Nếu không được loại bỏ, cao răng có thể gây nên tình trạng viêm nướu, viêm chân răng hoặc chảy máu chân răng. 

Lấy cao răng là gì?

Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa phổ biến giúp loại bỏ lớp cao răng trên bề mặt răng giúp răng sáng bóng hơn. Việc lấy cao răng không tác động tới men răng mà chỉ sử dụng các dụng cụ chuyên khoa để loại bỏ mảng bám cao răng trên bề mặt răng.

Lấy cao răng là gì?

Quá trình lấy cao răng rất dễ thực hiện. Ngoài ra, chi phí lấy cao răng mà khách hàng cần bỏ ra cho mỗi lần lấy cao răng cũng chỉ dao động trong khoảng từ 200 đến 500 ngàn.  

Tẩy trắng răng là gì?

Cũng giống như lấy cao răng, tẩy trắng răng cũng là một thủ thuật nha khoa giúp răng trở nên trắng sáng và thẩm mỹ hơn. Các phương pháp tẩy trắng răng sẽ làm thay đổi một cách rõ rệt màu sắc răng của bệnh nhân. Phương pháp này sử dụng chất tẩy trắng với liều lượng vừa phải để đánh bay các vết ố vàng trên răng. 

Lấy cao răng có trắng răng không?

Trả lời câu hỏi “Cạo Vôi Răng Có Làm Trắng Răng Không?” Hay “Lấy cao răng có trắng răng không?” Kỹ thuật lấy cao răng không tác động tới các cấu trúc cũng như màu sắc của răng mà chỉ lấy đi những mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng. Do đó lợi ích của lấy cao răng không làm trắng răng. Tuy nhiên sau khi lấy cao răng, các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để đánh bóng răng nên bề mặt răng sẽ trông trắng sáng hơn. 

Lấy cao răng là một việc làm tốt cho răng miệng. Nhưng bênh cạnh đó nếu thực hiện không tốt thì có thể mang lại những tác hại của việc lấy cao răng mà bạn không hề biết.

Làm trắng răng bằng phương pháp nào là tốt nhất?

Hiện nay, các nha khoa lớn đều sử dụng phương pháp làm trắng răng bằng công nghệ Laser Zoom. Đây được coi là phương pháp hiệu quả và hiện đại nhất giúp loại bỏ các vết ố vàng. 

Hình ảnh mô phỏng lấy cao răng

Với phương pháp này, lượng chất tẩy trắng luôn được kiểm soát chặt chẽ giúp cho quá trình tẩy trắng răng diễn ra hiệu quả, an toàn cho sức khỏe người bệnh bề không ảnh hưởng tới các mô mềm xung quanh. Sau khi lấy cao răng, bạn có thể kết hợp tẩy trắng bằng công nghệ Zoom.

⏩⏩ Một vài điều mà bạn có thể quan tâm liên quan đến vấn đề lấy cao răng:

Công nghệ lấy cao răng bằng sóng siêu âm là gì?

– Lấy cao răng sử dụng sóng siêu âm là phương pháp lấy cao răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng tần số rung của sóng siêu âm để phá vỡ các liên kết lâu ngày của vôi răng. Khi đó vôi răng sẽ được làm sạch theo từng phần. 

– Với phương pháp này, phần cao răng nằm ở sát nướu cũng được loại bỏ đi một cách nhẹ nhàng mà không cần tách nướu. Sau khi đã hoàn thành việc lấy cao răng, các bác sĩ sẽ đánh bóng bề mặt răng giúp khách hàng có hàm răng bóng sáng hơn. 

Bao lâu thì lấy cao răng một lần?

Nếu chỉ vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng đều đặn hai lần mỗi ngày sẽ không làm sạch được hoàn toàn các mảng bám thức ăn còn mắc kẹt lại tại các kẽ răng. Do đó lấy cao răng là việc làm cần thiết để loại bỏ các vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng. 

Bao lâu thì lấy cao răng một lần?

Bạn nên thường xuyên lấy cao răng để răng miệng được sạch

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chúng ta nên lấy cao răng tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Khi lấy cao răng, các bác sĩ không chỉ vệ sinh răng miệng cho khách hàng mà còn tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của khác để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý. 

Cách để răng trắng hơn sau khi lấy cao răng

Lấy cao răng và làm trắng răng bằng các nguyên liệu tự nhiên

Cách lấy cao răng tại nhà có rất nhiều nguyên liệu bạn có thể tận dụng để làm trắng răng như giấm, trà, bột baking soda… Lý do là bởi những nguyên liệu này có tính axit có thể giúp bong tróc lớp cao răng và loại bỏ lớp ố màu trên răng. Do đó bạn có thể làm răng trắng dần lên theo từng ngày. 

Để thực hiện, bạn cần trộn 1 thìa cà phê baking soda với nước để tạo thành một hỗn hợp sệt. Sau đó sử dụng bàn chải để nhúng hỗn hợp và chải răng trong vòng 2 phút. Cuối cùng là đánh răng bằng kem đánh răng như bình thường. 

Đánh bóng răng tại nha khoa

Đánh bóng răng không phải là dịch vụ mới nhưng khá ít người biết đến phương pháp này. Một số chuyên gia cho rằng kỹ thuật này không mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên một nghiên cứu vào năm 2020 đã tiết lộ đánh bóng răng cũng là cách để ngăn ngừa sự hình thành của cao răng. 

Việc đánh bóng răng sẽ giúp cho bề mặt răng trở nên sáng bóng hơn và đánh bật những vụn cao răng còn sót lại. Bên cạnh đó, mức giá cho kỹ thuật đánh bóng răng tại nha khoa cũng rất rẻ phù hợp với chi tiêu tài chính trung bình của người Việt. 

Thực hiện tẩy trắng răng sau khi lấy cao răng

Cạo vôi răng không thể làm trắng răng nên rất nhiều người thắc có thể kết hợp vừa lấy cao răng, vừa tẩy trắng răng được không?

Việc lấy cao răng không giúp răng trắng hơn nên bạn có thể kết hợp lấy cao răng và làm trắng răng. Trong trường hợp cao răng ít và mềm, sau khi lấy cao răng các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để bôi lên bề mặt răng và chiếu đèn tẩy trắng. Tuy nhiên nếu cao răng đã ăn sâu xuống chân răng, các bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm các bệnh lý về nha chu trước khi chỉ định lấy cao răng và làm trắng răng

Việc lấy cao răng và tẩy trắng răng có thể thực hiện cùng lúc được không?

Thực hư việc lấy cao răng và làm trắng răng có an toàn cho sức khỏe người bệnh không? Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng hiện tại của răng

Theo các chuyên gia, việc có thể kết hợp thực hiện 2 dịch vụ lấy cao răng và tẩy trắng được hay không sẽ phụ thuộc và tình trạng răng thực tế. Nếu cao răng mỏng và ít, bạn có thể thực hiện 2 dịch vụ cùng 1 lúc. Ngược lại nếu cao răng dày, các bác sĩ sẽ không chỉ định tẩy trắng răng sau khi đã lấy cao răng. Vì sau khi lấy cao răng, răng sẽ bị ê nhẹ và cần có thời gian để phục hồi. 

Một số lưu ý sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh không bị ê buốt răng: 

  • Không sử dụng thuốc lá để răng không bị ố màu. Trong giai đoạn này răng rất dễ bị tổn thương nên cần tuyệt đối tránh thuốc lá. 
  • Không nên tẩy trắng răng ngay sau khi đã lấy cao răng vì men răng chưa ổn định. 
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất ngọt để tránh bị sâu răng và viêm nướu. 
  • Không sử dụng các loại đồ uống có ga, đồ uống đạm màu hoặc đồ uống chứa cồn. 

Một số lưu ý sau khi làm trắng răng

Để răng duy trì được độ trắng, bạn cần lưu ý một số điều sau trong sinh hoạt hàng ngày: 

  • Trong vòng 1 ngày sau khi tẩy trắng răng, không tiêu thụ những thực phẩm có màu.
  • Không sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để hạn chế tình trạng ê buốt răng. 
  • Không sử dụng cà phê và thuốc là trong vòng 2 tuần sau khi tẩy trắng răng. 
  • Vệ sinh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày. 
  • Tái khám răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Tẩy trắng răng giá bao nhiêu?

Giá tẩy trắng răng có sự chênh lệch trong các phương pháp, tuy vậy không chênh lệch quá nhiều. Nhìn chung, tẩy trắng răng ở nha khoa có giá nhỉnh hơn, bởi thời gian điều trị rút ngắn và hiệu quả cũng được đảm bảo lâu dài. Miếng dán trắng răng tuy rẻ hơn một chút nhưng chỉ có tác dụng sau 15-30 ngày sử dụng. Các phương pháp tẩy trắng tại nhà tuy rẻ nhưng không hiệu quả tùy thuộc cơ địa.

Lấy cao răng và tẩy trắng răng ở đâu uy tín

Nha khoa Parkway đang là cơ sở nha khoa có tiếng trên thị trường. Mặc dù là cái tên mới nhưng Nha khoa Parkway đã nhanh chóng khẳng định được vị thế và chiếm lĩnh thị phần nha khoa tại Việt Nam. 

Tại Parkway, khách hàng sẽ được sử dụng công nghệ hiện đại nhất để lấy cao răng và làm trắng răng. Sau khi thăm khám tình trạng răng miệng tổng quát, các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao tại Parkway sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho khách hàng. Trong trường hợp có thể kết hợp 2 dịch vụ, khách hàng sẽ được thực hiện lấy cao răng và làm trắng răng nhẹ nhàng, không đau đớn và an toàn nhất. 

Ngoài dịch vụ lấy cao răng cũng như tẩy trắng răng, Nha khoa Parkway còn khẳng định tên tuổi ở lĩnh vực niềng răng thẩm mỹ thu hút rất nhiều người nổi tiếng. 

Như vậy bài viết đã đem đến những thông tin giải đáp cho thắc mắc lấy cao răng có trắng răng không và một số lưu ý cho khách hàng. Hãy đến với Nha khoa Parkway tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TPHCM để được sử dụng dịch vụ nha khoa cao cấp nhất. 

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết