Tác hại của viêm chân răng là khiến răng miệng đau nhức, lợi sưng tấy đỏ, chảy máu khi đánh răng và gây khó khăn khi ăn uống. Ngoài việc uống thuốc thì việc lựa chọn đồ ăn trong giai đoạn bị viêm cũng rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về việc viêm chân răng kiêng ăn gì.
Viêm chân răng kiêng ăn gì?
Nếu bổ sung dinh dưỡng mà không tham khảo kỹ, bạn sẽ bị bệnh viêm chân răng nặng hơn lúc nào không hay.
Thực phẩm chứa nhiều đường và được chế biến sẵn là những nguyên nhân gây ra mảng bám làm viêm chân răng nặng hơn. Tốt nhất , trong giai đoạn bị viêm, bạn nên tránh các loại bánh kẹo, nước ngọt, soda,.. để không bị viêm lợi nặng thêm.
Hơn nữa, cũng không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…vì các loại này làm tăng tình trạng khô miệng. Chúng gây giảm tiết nước bọt khiến vi khuẩn không được rửa trôi, làm viêm nướu nặng thêm.
Thức ăn nóng, lạnh như tương ớt, hạt tiêu, đá lạnh, nước nóng, …vì dễ gây kích ứng, khiến nướu sưng thêm.
Các loại thịt có sợi dài, dai như thịt gà, thịt trâu bò,.. thường giắt vào kẽ răng, khi lấy ra dễ làm nướu bị sưng, chảy máu sẽ khiến viêm nướu nặng hơn.
Viêm chân răng nên ăn gì?
Những thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng làm sạch các mảng bám và vết bẩn mắc kẹt bên trong khoang miệng. Rau xanh ,các loại trái cây hoa quả tươi giàu vitamin C là những thực phẩm ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về chân răng. Với các loại gia vị như tỏi và gừng, bạn có thể giã nát cho ra nước và đắp lên vùng nướu sưng viêm giúp giảm đau, giảm sưng bất ngờ.
Thực phẩm chứa axit lactic như sữa chua, bánh mì… giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, ức chế vi khuẩn. Mật ong và nước chanh cũng có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, khử trùng cho răng miệng.
Ngoài ra trong trà xanh, trà đen có chứa polyphenols có khả năng chống viêm, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn cư trú trong mảng bám cao răng. Do đó, nếu uống trà mỗi ngày thì bệnh viêm lợi sẽ nhanh chóng khỏi hẳn. Hoặc bạn có thể dùng nước trà pha với muối để súc miệng 2- 3 lần/ ngày để điều trị viêm lợi.
Điều trị viêm chân răng triệt để hơn
Ngoài việc chú ý xem viêm chân răng kiêng ăn gì thì các phương pháp điều trị khác cũng rất cần thiết. Để kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh viêm chân răng, bạn hãy thực hiện những cách sau:
Dùng bàn chải mềm và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng
Đánh răng đúng cách với tần suất 2 lần/ngày
Lấy cao răng định kỳ 6 tháng / lần theo sự hướng dẫn của nha sĩ
Sử dụng các loại nước súc miệng chống vi khuẩn như lysterin, givalex
Chấm viêm lợi bằng metrodenta
Nói chung, để điều trị viêm chân răng hiệu quả, bạn cần chú ý nhiều hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng của mình. Cần nhớ viêm chân răng kiêng ăn gì và những thực phẩm cần bổ sung để giúp cho việc hồi phục nhanh hơn. Hãy lựa chọn một nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo hơn cho việc chữa viêm chân răng hiệu quả.
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]
Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.