Để hiệu quả của hoạt động lấy cao răng được phát huy tối đa thì sau khi lấy cao răng bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Vậy lấy cao răng xong kiêng gì? Nha khoa Parkway sẽ chia sẻ cùng bạn trong bài viết sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn uống bình thường dưới đây nhé!
Lấy cao răng là gì?
Cao răng là những mảng bám đã bị vôi hoá bởi nước bọt và cặn mềm trong khoang miệng. Cao răng thường bám chặt trên bề mặt răng và có màu sắc không đẹp mắt như màu vàng, nâu, đen. (1)
Nguyên nhân hình thành cao răng chủ yếu là do vụn thức ăn chưa được làm sạch hoàn toàn khỏi miệng. Lâu ngày chúng trở nên cứng và bám chặt vào răng hoặc mép lợi.
Lấy cao răng là hoạt động tác động ngoại lực để các mảng cao răng bong ra và loại bỏ chúng khỏi khoang miệng. Bạn nên tiến hành quy trình lấy cao răng định kỳ để răng miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Sau khi lấy cao răng xong kiêng gì, ăn gì?
Sau khi lấy cao răng, bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ răng miệng hiệu quả. Vậy lấy cao răng xong cần phải kiêng kiêng gì? Ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn và không nên ăn sau khi lấy cao răng. (2)
1. Sau khi cạo răng xong nên ăn gì, chế độ ăn uống ra sao?
Sau khi lấy cao răng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để bảo vệ và củng cố sức khỏe răng miệng. Việc ăn uống đúng cách không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho răng mà còn hạn chế các rủi ro khiến răng mắc bệnh.
- Sữa tươi giúp bổ sung canxi
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa và các sản phẩm có thành phần sữa tươi nên được sử dụng hàng ngày để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Trong sữa có nhiều dưỡng chất thiết yếu cho răng miệng như canxi, photpho, vitamin D,… Đây đều là các chất có khả năng trung hòa axit trong răng, tăng cường độ cứng chắc cho men răng, thúc đẩy hoạt động của tuyến nước bọt. Qua đó, răng sẽ chắc khoẻ hơn.
Bên cạnh đó, hàm lượng canxi dồi dào trong sữa tươi hoặc sữa đậu nành rất có lợi cho răng. Đặc biệt, sữa chua có nhiều vi khuẩn tốt nên sẽ bảo vệ nướu răng hiệu quả và ngăn ngừa các mùi hôi khó chịu trong miệng.
Phô mai – Một chế phẩm từ sữa, cũng là loại thực phẩm tốt cho răng. Phô mai sẽ kích thích hoạt động của tuyến nước bọt. Ngoài ra, canxi và photphat trong phô mai sẽ có công dụng trung hoà axit, giúp bề mặt răng khỏe mạnh hơn.
Việc sử dụng các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa thường xuyên sẽ giúp chúng ta làm sạch những mảng bám trên răng, hạn chế sự tích tụ của cao răng.
- Rau xanh và các loại trái cây
Rau và trái cây rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta, chế độ ăn uống hàng ngày của con người không thể thiếu các loại rau, củ, quả. Những loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phong phú trong rau, củ, quả sẽ góp phần bảo vệ răng và nướu của chúng ta.
Trong số các loại trái cây thì trái cây có múi rất cần thiết cho răng miệng của con người. Bởi lẽ các loại quả có múi chứa rất nhiều vitamin C. Răng miệng của chúng ta rất cần vitamin C. Nếu thiếu vitamin C thì nướu răng có thể sẽ bị chảy máu, gây ra tình trạng viêm nhiễm, răng lung lay. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại hoa quả khác như dứa, cà chua, dưa chuột,…
Việc ăn hoa quả tươi thường xuyên là một cách để chúng ta massage nướu, làm sạch mảng bám trên răng và tăng sự tiết nước bọt để trung hoà các chất citric và axit malic.
Bên cạnh hoa quả tươi thì bạn đừng quên sử dụng thường xuyên các loại rau xanh như các loại cải, rau diếp, rau bina,… Đặc biệt, những loại rau có màu xanh càng đậm thì các chứa nhiều dưỡng chất tốt như vitamin A, vitamin C, beta carotene, phốt pho, canxi, magie. Ví dụ như rau bina có một lượng magie khá lớn hoặc bông cải xanh thì có nhiều vitamin C và phốt pho. Photpho là khoáng chất có vai trò giúp cân bằng cơ thể, thúc đẩy hấp thụ canxi và magie nên rất tốt cho xương hàm và răng.
Như vậy, bạn có thể thấy việc dung nạp đủ lượng rau xanh và trái cây hàng ngày sẽ mang đến lợi ích to lớn cho răng. Vì vậy đừng quên bổ sung rau xanh và trái cây vào thực đơn mỗi ngày nhé!
2. Sau khi lấy cao răng xong cần kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn sau khi lấy cao răng thì chúng ta cũng cần chú ý tới những thực phẩm nên kiêng. Vậy lấy cao răng xong kiêng gì? Hãy theo dõi phần dưới đây của Nha khoa Parkway để được giải đáp nhé!
- Thức ăn quá lạnh hoặc nóng
Hoạt động ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc cắn mạnh vào vật cứng, cố sức cắn xé thức ăn dai,… đều cần tránh sau khi lấy cao răng. Việc sử dụng những đồ ăn như vậy sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới lớp men răng của chúng ta. Không chỉ vậy, tác hại do việc ăn đồ quá lạnh, quá nóng có thể ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong răng như tuỷ răng, chân răng khiến tủy răng bị sứt, ê buốt.
Đồ ăn ngọt chứa rất nhiều đường, đa phần là đường hoá học. Lượng đường từ vụn bánh kẹo sót lại sẽ đọng trong các ngóc ngách của miệng. Những hạt đường sót lại sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cực bổ để vi khuẩn hấp thụ, sinh sôi và phát triển gây ra tình trạng sâu răng và cao răng bám dày.
Do vậy, bạn cần hạn chế ăn đồ ngọt. Nếu vẫn muốn ăn thì sau khi ăn hãy súc miệng hoặc chải răng ngay. Bạn nên tránh việc nhâm nhi đồ ăn vặt và không sử dụng các loại kẹo ngậm quá thường xuyên nhé.
Đồ ăn có tính axit sẽ gây mòn răng và ê buốt. Khi răng bị mòn thì sẽ dễ bị sâu hơn. Bạn sẽ bất ngờ khi biết nước ép hoa quả chính là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng axit khá lớn. Bởi nước ép trái cây là cô đặc nên nồng độ axit sẽ gấp nhiều lần trái cây tươi. Vì vậy mà sau khi ăn trái cây, uống nước ép thì bạn hãy tráng miệng với nước sạch ngay sau đó.
Ngoài ra, một món ăn rất quen thuộc nhưng cũng có tính gây mòn và ê buốt răng cao chính là các loại đồ muối chua như kim chi, dưa muối, cà muối. Nồng độ axit trong các món ăn muối chua là rất cao.
Axit không chỉ gây ảnh hưởng đến men răng mà còn đến những bộ phận khác trong đường tiêu hoá. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn đồ muối chua và tuyệt đối không ăn hàng ngày.
Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn uống bình thường?
Ngay sau khi lấy cao răng thì bạn có thể ăn uống nhẹ nhàng và nên ăn các món mà Parkway đã nêu ở trên. Trong một số trường hợp lấy cao răng bị chảy máu, tình trạng cao răng phức tạp thì nên chờ khoảng 2 tiếng sau khi lấy cao răng rồi hãy ăn bạn nhé!
Một số lưu ý cần tránh sau khi cạo cao răng
Sau khi loại bỏ cao răng thì men răng của chúng ta sẽ nhạy cảm hơn một chút, lúc này mảng bám sẽ dễ xuất hiện, đồng thời bạn có thể sẽ cảm thấy một chút ê buốt khi ăn một số thực phẩm. Vì vậy, Parkway khuyên bạn hãy tránh những điều dưới đây:
- Không sử dụng thuốc lá: Răng sau khi cạo cao răng thì sẽ bị bào mòn một chút và đây chính là thời điểm răng rất dễ bám màu. Nếu chúng ta hút thuốc lá vào thời điểm này thì răng sẽ dễ bị xỉn màu và ố vàng.
- Không tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng là hoạt động sử dụng thuốc tẩy hóa chất. Vì vậy nếu sau khi lấy cao răng bạn tẩy trắng luôn thì sẽ dễ bị kích ứng nướu, ê buốt vì men răng và nướu lúc này chưa ổn định. Nếu bạn vẫn muốn tẩy trắng sau khi lấy cao răng thì cần chờ một khoảng thời gian thích hợp theo lời khuyên của nha sĩ.
- Hạn chế để son môi dính vào răng: Son môi là chất có màu nên bạn cần kiêng không để son dính vào bề mặt răng trong 7 ngày đầu sau khi lấy cao răng.
Cách chăm sóc sau khi lấy cao răng xong
Việc chăm sóc sau khi lấy cao răng sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng của chúng ta. Vì vậy bạn nên hết sức chú ý tới việc chăm sóc răng miệng sau khi đã cạo vôi răng. Chuyên gia nha khoa của Parkway sẽ giúp bạn nắm được cách chăm sóc răng đúng cách qua phần tiếp theo nhé!
Lấy cao răng xong nên làm gì?
1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý và chỉ nha khoa
Nước muối sinh lý có công dụng sát khuẩn tốt, độ an toàn cao bởi nồng độ muối đã được tính toán phù hợp với cơ thể con người. Súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý sẽ giảm hôi miệng, hạn chế việc hình thành mảng bám, kháng viêm cho nướu và ngăn ngừa chảy máu chân răng.
Bên cạnh đó, chỉ nha khoa cũng là dụng cụ cần thiết để làm sạch răng hiệu quả. Sợi chỉ mỏng manh sẽ len lỏi qua các kẽ răng và loại bỏ hết các vụn thức ăn thừa còn kẹt lại.
2. Chải răng đều và đúng cách 2 – 3 lần/ngày
Chải răng là hoạt động để chúng ta loại bỏ cặn thức ăn thừa bám trên bề mặt răng từ đó ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn có hại cho nướu răng của chúng ta.
Với người mới cạo vôi răng thì bàn chải lông mềm là lựa chọn phù hợp. Những sợi lông mềm mại sẽ hạn chế tổn thương nướu và len lỏi vào các kẽ răng giúp việc làm sạch răng hiệu quả hơn.
Không chỉ vậy, việc lựa chọn kem đánh răng cũng rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng có công dụng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám. Bạn nên mua loại kem đánh răng có công dụng này để kéo dài thời gian cao răng trở lại.
3. Khám răng định kỳ
Dù bạn ăn uống đúng cách và chăm sóc kỹ càng đến mấy thì cao răng vẫn sẽ xuất hiện lại sau một thời gian. Bởi hàng ngày bề mặt răng của chúng ta tiếp xúc với thực phẩm nên không thể tránh khỏi việc hình thành mảng bám. Giờ thị bạn đã hiểu rõ sau khi lấy cao răng xong kiêng gì rồi đó.
Do đó mà các nha sĩ luôn khuyên chúng ta hãy lấy cao răng định kỳ từ 3 tháng đến 6 tháng một lần để răng luôn khỏe mạnh, trắng sáng.
Sau khi lấy cao răng xong nên kiêng gì?
Tuy lấy cao răng là thủ thuật đơn giản nhưng để không gây hại cho răng và giữ hiệu quả được lâu dài thì bạn không nên thực hiện những điều được liệt kê sau đây. (3)
1. Không tẩy trắng răng ngay sau khi vừa cạo men răng xong
Sau khi bỏ hết mảng bám thì phần men răng ở dưới lớp cao răng sẽ lộ ra khiến hàm răng không được đều màu và kém thẩm mỹ hơn. Chính vì điều này nên nhiều người có mong muốn tẩy trắng răng ngay sau khi lấy cao răng.
Thực tế, các nha sĩ khuyên chúng ta không nên tẩy trắng khi vừa lấy cao răng. Lúc này men răng đang nhạy cảm, việc sử dụng hoá chất tẩy trắng răng có thể khiến men răng bị tổn thương. Do đó bạn nên đợi một thời gian để men răng ổn định thì hãy tẩy trắng răng nhé!
2. Không hút thuốc lá
Men răng sau khi lấy cao răng thì còn yếu nên không thích hợp với việc hút thuốc lá. Nếu hút thuốc lá trong thời điểm này thì thành phần của thuốc lá sẽ tấn công răng khiến răng chuyển sang màu ố vàng, xỉn màu và đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám.
Xem thêm: cách lấy cao răng tại nhà từ thiên nhiên
Một số câu hỏi thường gặp sau khi cạo cao răng
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn. Thấu hiểu những băn khoăn đó, các chuyên gia của Nha khoa Parkway sẽ giúp bạn giải đáp trong phần dưới đây:
1. Ê buốt răng sau khi cạo
Thông thường, lấy cao răng không gây ê buốt quá nhiều và vẫn trong giới hạn chịu đựng của con người. Tuy nhiên thực tế vẫn có một số trường hợp đau nhức dữ dội sau khi lấy cao răng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là:
2. Răng đang có bệnh lý
Răng đang mắc bệnh như sâu, viêm nướu, viêm tủy,…thì thường nhạy cảm với các tác động ngoại lực. Việc cạo vôi răng sẽ khiến vùng răng bị bệnh lộ ra và ê buốt.
3. Mảng bám vôi răng dày, bám quá lâu ngày
Vôi răng xuất hiện quá lâu ngày sẽ ăn sâu dần xuống phần nướu và chân răng. Loại vôi răng này bám rất chắc vào bề mặt răng nên để loại bỏ chúng thì cần một lực tác động rất mạnh. Điều này khiến răng và nướu dễ gặp tổn thương hơn.
Bên cạnh đó, khi lấy cao răng bám lâu ngày thì phần ống ngà của nướu sẽ lộ ra ngoài khiến tình trạng ê buốt xuất hiện. Tuy nhiên, theo thời gian, nướu sẽ dần hồi phục và lấp đầy chân răng nên bạn sẽ không bị đau buốt nữa.
4. Kỹ thuật lấy cao răng kém
Nếu kỹ thuật lấy cao răng không đúng chuẩn thì bạn có thể sẽ gặp ê nhức dữ dội, kéo dài. Đặc biệt các trường hợp tác động lực lấy cao răng quá mạnh lên men răng sẽ khiến răng bị ê buốt, nhạy cảm hơn bình thường.
Vì vậy dù lấy cao răng là thủ thuật đơn giản thì bạn vẫn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để không gây ảnh hưởng tới răng miệng nhé!
5. Nên lấy cao răng trước hay sau khi ăn uống?
Lời khuyên từ chuyên gia nha khoa Parkway đó là bạn nên lấy cao răng sau khi ăn nhằm hạn chế tình trạng thức ăn tồn đọng trong răng. Bên cạnh đó, chuyên gia nha khoa cũng cho rằng việc lấy cao răng nên được tiến hành vào cuối tuần. Đây là thời điểm bạn có nhiều thời gian cho việc chăm sóc răng miệng hơn.
Trong trường hợp bạn lấy cao răng trước khi ăn thì sau khi ăn hãy vệ sinh răng miệng thật kỹ, kết hợp cùng việc súc miệng bằng nước muối và không sử dụng những món ăn quá cứng, dính, nhiều vụn nhé!
Làm sao để cầm máu sau khi cạo răng?
Việc chảy máu do cạo răng thường là do kỹ thuật lấy cao răng của bác sĩ kém, lấy cao răng quá mạnh khiến nướu răng bị tổn thương. Tình trạng chảy máu Nguyên nhân do cao răng bám sâu vào chân răng hay kỹ thuật lấy cao răng của bác sĩ còn kém thì việc chảy máu khi lấy cao răng là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Bạn có thể cầm máu bằng cách súc miệng nước muối nhẹ nhàng. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, cầm máu không hiệu quả thì bạn hãy tới nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé!
Chương trình cạo cao răng tại Parkway
Kỹ thuật lấy cao răng tại Nha khoa Parkway khá đơn giản và an toàn. Phương pháp này không cần gây tê, không xâm lấn và không bóc tách nướu. Bác sĩ của Nha khoa Parkway sẽ sử dụng một đầu lấy vôi răng được kích hoạt sóng siêu âm với tần số siêu nhỏ (thông thường là mức 25-30Hz). Đầu lấy vôi răng này sẽ lướt nhẹ trên bề mặt răng và khiến cao răng dần bong ra, rơi xuống.
Các mũi sóng siêu âm khuếch tán vào các tầng trên bề mặt răng và len lỏi xuống vùng dưới nướu răng nhằm cắt đứt liên kết của các mảng cao răng cứng đầu. Nhờ có sóng âm mà bác sĩ không cần sử dụng lực quá mạnh mà các mảng bám vẫn bong ra hết. Do vậy mà trong quá trình lấy cao răng tại Parkway, bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ sự ê buốt, khó chịu nào.
Để đặt lịch lấy cao răng tại Nha khoa Parkway, bạn vui lòng liên hệ 1900 8059. Trên đây là những kiến thức về sau khi lấy cao răng xong kiêng gì mà Parkway đã chia sẻ cùng bạn. Hy vọng bài viết này lấy cao răng xong bao lâu thì ăn được có ích với bạn!