Các khí cụ niềng răng chỉnh nha mà bạn cần biết
Khí cụ niềng răng là điều kiện quyết định đến hiệu quả và chi phí đối với mỗi phương pháp chỉnh nha. Tìm hiểu thêm về các khí cụ niềng răng trong nha khoa.nhé
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Bệnh viêm lợi răng hàm (hay còn gọi là viêm nướu răng hàm) là tình trạng xuất hiện những dấu đỏ, sưng tấy ở phần lợi/nướu, dễ dàng gây ra đau nhức, chảy máu. 3 loại viêm lợi răng hàm thường gặp bao gồm: 2 loại đầu tiên là viêm lợi ở răng hàm trên hoặc hàm dưới, trong đó bao gồm răng hàm trong cùng và răng cửa; loại còn lại là viêm lợi hàm răng khôn. Cùng với Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây ra viêm lợi răng hàm thường gặp nhất là do người bệnh vệ sinh răng miệng không sạch. Trong quá trình vệ sinh răng miệng, các mảng bám bao gồm chủ yếu là vi khuẩn sẽ được loại bỏ. Nếu các mảng bám không được vệ sinh sạch sẽ, trong hơn hai đến ba ngày sẽ tạo thành vôi răng (cao răng). Môi trường tạo ra từ mảng bám và vôi răng (cao răng) là môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn gây ra bệnh viêm lợi (viêm nướu ) phát triển.
Bên cạnh nguyên nhân vệ sinh không sạch, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới bệnh viêm lợi răng hàm như:
Quá trình này tạo nên môi trường thích hợp cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây nên hiện tượng đau nhức, sưng viêm.
Ngoài ra, hiện tượng sưng chân răng hàm trên hoặc sưng chân răng hàm dưới báo hiệu răng khôn chuẩn bị mọc cũng có thể gây ra đau, nhức và sung huyết vùng lợi.
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm lợi răng hàm dưới – hàm trên thường gặp nhất là:
Nếu không điều trị viêm lợi kịp thời, bệnh có thể tiến triển lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu) và có khả năng dẫn đến mất răng.
Điều trị viêm lợi răng hàm giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu và ngăn chặn sự tiến triển và biến chứng nghiêm trọng của bệnh như tụt lợi, mất răng. Trong trường hợp người bệnh chưa thể tới phòng khám, một số phương pháp điều trị viêm lợi tại nhà có thể dễ dàng chuẩn bị như:
Nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn, làm dịu vết sưng, sung huyết khi người bệnh đang bị viêm lợi răng hàm.
Sử dụng nước muối sinh lý khoảng hai lần mỗi ngày giúp người bệnh loại bỏ các vụn thức ăn và ngăn vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Từ đó, hiện tượng sưng đau sẽ giảm bớt.
Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và khả năng làm lành vết thương, từ lâu mật ong đã là một phương pháp trị viêm, sưng tại nhà vô cùng hiệu quả. Đối với người bệnh bị viêm lợi, dùng tăm bông thấm mật ong rồi bôi trực tiếp lên vị trí lợi bị tổn thương.
Chườm đá là một trong những phương pháp gây tê tạm thời, dựa vào nguyên lý giảm tuần hoàn máu tại chỗ. Dùng đá viên bọc vào một tấm vải sạch, chườm lên ngoài da vùng bị đau nhức, sưng viêm có tác dụng giảm đau tức thời.
Phương pháp này có thể áp dụng cho người bệnh có triệu chứng sưng chân răng hàm dưới, sưng chân răng hàm trên khi chuẩn bị mọc răng khôn.
Lưu ý không nên dùng đá lạnh áp trực tiếp vào da, có thể dẫn đến bỏng lạnh.
Gừng là một loại gia vị có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Khi bị viêm lợi răng hàm, người bệnh có thể đun gừng với nước rồi sử dụng nước gừng đã đun súc miệng hàng ngày.
Muối và chanh giúp sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng sưng, viêm.
Dùng ½ quả chanh vắt lấy nước, khuấy đều với 1 ly nước ấm và 1 thìa muối hạt. Đem hỗn hợp trên ngậm trong miệng từ 1 đến 2 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Phương pháp này không nên áp dụng liên tục, do chanh có tính axit cao – có thể dẫn tới làm mòn men răng, gây xỉn và ố màu răng.
Để phòng ngừa bệnh viêm lợi răng hàm tái phát, lưu ý đầu tiên chính là vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Chải răng 2 lần/một ngày đều đặn sẽ ngăn chặn việc hình thành mảng bám và loại bỏ thức ăn thừa trên răng.
Lưu ý thứ hai bạn cần phải ghi nhớ, đó là đừng sử dụng bàn chải với lông bàn chải quá cứng. Lựa chọn cho mình các loại bàn chải lông mềm hoặc lông silicone sẽ hạn chế việc vô tình làm tổn thương vùng lợi khi chải răng.
Lưu ý thứ ba, thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ 3-4 tháng/lần để ngăn ngừa vi khuẩn trên bàn chải gây ra các bệnh răng miệng khác.
Lưu ý thứ tư, không sử dụng tăm xỉa răng. Thay vào đó hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để hạn chế làm tổn thương vùng lợi, chân răng bạn nhé.
Lưu ý thứ năm, loại bỏ những thói quen ăn uống và sinh hoạt xấu như: hút thuốc lá, ăn thực phẩm chứa nhiều đường và axit, sử dụng chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, …
Lưu ý cuối cùng, nhớ ghé thăm phòng khám nha khoa định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng và theo dõi sức khỏe răng miệng bạn nhé!
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách sẽ giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám và tránh được việc làm tổn thương vùng lợi khi đang bị viêm lợi. Do đó, khi vệ sinh răng miệng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Nước súc miệng có tác dụng giúp loại bỏ vụn thức ăn thừa và các vi khuẩn gây hại, góp phần ngăn ngừa hình thành mảng bám, giúp các niêm mạc bị tổn thương trong quá trình viêm lợi nhanh chóng hồi phục.
Tuy nhiên, người bệnh nên tránh sử dụng nước súc miệng có cồn. Cồn trong nước súc miệng có thể làm khô và gây kích ứng vùng lợi trong giai đoạn điều trị sưng, viêm lợi.
Các thực phẩm kích thích như đồ cay nóng, đồ chiên rán, đồ uống có cồn, nước có gas, … có thể khiến cho các triệu chứng viêm nhiễm, sưng đau trở nên nặng hơn.
Vì vậy khi bị viêm lợi răng hàm, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho răng nướu như rau xanh, hoa quả – đẩy nhanh quá trình hồi phục sưng, viêm lợi.
Câu trả lời là có, nếu như người bệnh để cho tình trạng bệnh kéo dài mà không điều trị dứt điểm.
Đa phần nguyên nhân dẫn đến viêm lợi răng hàm là do thói quen ăn uống và sinh hoạt xấu. Tâm lý chủ quan “cứ để một thời gian là tự khỏi” của người bệnh hình thành khi để một thời gian bệnh sẽ tự lành.
Mặc dù sưng, viêm lợi là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, nếu người bệnh không thay đổi, loại bỏ thói quen ăn uống, sinh hoạt xấu mà cứ để bệnh tái đi tái lại, có khả năng bệnh sẽ trở thành mãn tính và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đầu tiên là bệnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Lợi sưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi nghiền nát thức ăn, lâu dài sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
Ngoài ra, lợi sưng còn gây tình trạng sưng đau, hôi miệng dẫn đến những sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Hôi miệng kéo dài cũng khiến người bệnh không còn tự tin khi nói chuyện trước đám đông.
Đặc biệt là, lợi hay nướu là một trong những bộ phận quan trọng trong việc cố định chân răng. Khi lợi không khỏe mạnh, lâu dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chân răng. Nhẹ thì sẽ gây ra sưng chân răng hàm trên và sưng chân răng hàm dưới khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, nặng hơn có thể khiến cho chân răng lung lay, thậm chí có khả năng gãy, rụng răng do ảnh hưởng trực tiếp đến tủy răng.
Bên cạnh đó, viêm lợi còn là nguyên nhân dẫn đến một loạt các vấn đề về bệnh lý nguy hiểm khác như: tiêu xương hàm, tiểu đường, nhiễm trùng huyết, sinh non, đột quỵ,…
Trong trường hợp vùng lợi người bệnh bị viêm và sưng nghiêm trọng, việc điều trị tại nhà chắc chắn sẽ không phát huy được hiệu quả. Do đó, việc tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để chữa trị là điều cần thiết cho người bệnh vào lúc này. Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, các cơ sở nha khoa uy tín chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách triệt để từ gốc tới ngọn.
Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà đội ngũ nha sĩ sẽ chỉ định các thủ thuật nha khoa khác nhau phù hợp với tình trạng bệnh của từng cá nhân. Việc điều trị sớm bệnh lý viêm, sưng lợi cũng như sưng chân răng hàm trên, sưng chân răng hàm dưới sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được các rủi ro nguy hiểm khác một cách kịp thời. Các phương pháp điều trị viêm lợi răng hàm hiện nay bao gồm:
Đối với tình trạng chân răng bị viêm, sưng đau vì bị kích ứng do vi khuẩn và mảng bám hình thành lâu ngày trên răng thì cần thực hiện làm sạch cao răng. Lấy cao răng bằng các dụng cụ, máy lấy cao răng chuyên dụng sẽ làm sạch mảng bám và làm mịn bề mặt của răng mà không gây hại gì cho răng. Lấy cao răng định kỳ sẽ ngăn ngừa tích tụ mảng bám vào răng khi ăn uống hàng ngày.
Nếu viêm lợi quá nặng dẫn đến răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tủy răng (hiện tượng chất tủy) thì cần phải làm sạch tủy, loại bỏ vi khuẩn từ chân răng. Sau khi điều trị tủy triệt để, nha sĩ sẽ chỉ định thêm các biện pháp nha khoa khác trám răng hoặc làm răng sứ để bảo vệ và phục hồi răng về cả mặt thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, nhai thức ăn, …)
Viêm lợi răng trong cùng của hàm dưới hoặc hàm trên xuất phát từ sưng chân răng hàm trên dưới hoặc hàm trên do nguyên nhân mọc răng khôn sẽ phải can thiệp nhổ răng hoặc mổ răng khôn. Đặc biệt là các trường hợp được xác định là răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay đã xuất hiện biến chứng, cần nhanh chóng can thiệp để tránh đau đớn kéo dài ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
Người bệnh muốn sử dụng thuốc điều trị viêm hay áp xe cần có chỉ định của bác sĩ: một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm đối với những người bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu hay áp xe răng. Khi viêm lợi ở mức độ nặng hơn, cần có thuốc kháng sinh đường ống để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Đối trường hợp viêm nha chu, áp xe răng nặng sẽ cần phải thực hiện tiểu phẫu nha khoa như chích ổ mủ, chích rạch khối áp xe, ghép vạt lợi,… Đồng thời có thể phải điều trị kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch để mang lại hiệu quả cao, tránh mang lại rủi ro không mong muốn.
Khí cụ niềng răng là điều kiện quyết định đến hiệu quả và chi phí đối với mỗi phương pháp chỉnh nha. Tìm hiểu thêm về các khí cụ niềng răng trong nha khoa.nhé
Nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề về răng miệng như nhức, sưng nướu răng, chảy máu chân răng hoặc sự cố như rớt mắc cài, viêm nướu, mất khay niềng,… mà không thể đến Bác sĩ thì hãy tham khảo những cách xử lý đơn giản này cùng Nha khoa Parkway nhé! […]
Sâu răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Với những chiếc răng bị sâu lỗ to thì diện tích cần trám sẽ rất lớn. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc răng bị sâu lỗ to có trám được không? Cùng nha khoa Parkway tìm câu trả lời […]
Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]