Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sâu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa răng bị sâu

Dù người lớn hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị bệnh sâu răng rất cao nếu không biết cách vệ sinh răng miệng và điều trị kịp thời. Cùng cập nhật các kiến thức hữu ích nhất về các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách ngăn ngừa răng bị sâu ở người lớn/trưởng thành trong bài viết dưới đây.

người bị bệnh sâu răng là gì

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng mô cứng của răng bị tổn thương do vi khuẩn chứa trong các mảng bám răng hủy khoáng, gây nên các lỗ nhỏ li ti hoặc lớn hơn trên bề mặt nhai của răng. Các lỗ sâu răng hình thành do kết hợp các yếu tố: Vi khuẩn trong miệng, thức ăn tiêu thụ chứa cồn hoặc chất ngọt và việc vệ sinh răng miệng không tốt.

Tình trạng răng bị sâu chính là hiện tượng sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng phổ biến nhất, không phân biệt lứa tuổi và giới tính. Ngay cả trẻ mới hình thành răng sữa cũng có nguy cơ bị sâu răng.

Bệnh sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt của người bệnh. Các lỗ sâu răng có thể gây ra các cơn đau nhức tùy mức độ, đặc biệt có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy cần thăm khám thường xuyên và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa sâu răng.

Xem thêm: Con sâu răng là gì? Hình ảnh cách bắt con sâu răng thật không?

Nguyên nhân gây sâu răng ở người lớn

nguyên nhân gây sâu răng ở người lớnMặc dù sâu trong răng là bệnh lý thường xuyên gặp phải ở người bệnh những nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu biết về tình trạng này. Nhiều trong số các bệnh nhân còn quan điểm lệch lạc rằng có con sâu đục trong răng. Đây là kiến thức hoàn toàn không đúng về sâu răng. Dưới đây là nguyên nhân bị sâu răng ở người lớn/trưởng thành.

Mảng bám chính là lý do phổ biến nhất khiến răng bị sâu. Mảng bám là lớp màng bám ngoài răng. Các mảng bám hình thành do quá trình tiêu thụ thức ăn chứa nhiều đường hoặc tinh bột. Các mảng này hình thành rất nhanh sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Do đó, nếu không được vệ sinh đúng cách, enzyme chứa trong nước bọt sẽ nhanh chóng hình thành mảng bám trên bề mặt răng.

Qua thời gian, mảng bám sẽ bám chặt và thành răng và trở thành vô răng – nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Các vi khuẩn trong vô răng sẽ tiêu hóa mảng bám và tạo ra chất axit ăn mòn men răng, ăn dần tới ngà và tủy răng. Khi đó người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn ê buốt. Bước sang giai đoạn phát triển hơn của vi khuẩn gây hiện tượng răng bị sâu hư, lợi, nướu và buồng tủy sẽ bị viêm nặng.

Dấu hiệu sâu răng ở người trưởng thành

Có thể người bệnh không tự phát hiện được tình trạng sâu răng của mình mà phải nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ. Các nha sĩ cần tiến hành thăm khám tình trạng răng của người bệnh, thâm chí là chụp X-quang. Khi lỗ sâu bắt đầu hình thành rõ hơn, bạn sẽ cảm nhận được những triệu chứng sâu răng cảnh báo tình trạng của mình. Một khoang sâu răng đang phát triển sẽ có những biểu hiện phổ biến dưới đây.

1. Nhạy cảm

Khi bị sâu răng, răng của bạn sẽ nhạy cảm hơn trước rất nhiều, đặc biệt là khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điển hình nhất khi bạn uống nước nóng hoặc ăn kem, bạn sẽ cảm thấy khó chịu đến nhăn mặt.

2. Cảm giác đau răng

Đôi lúc bạn sẽ thấy răng nhói đau. Bạn cũng có thể kiểm tra các lỗ sâu bằng lưỡi. Cơn đau có thể xảy đến khi bạn dùng đồ ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.

3. Lỗ trên răng

Trường hợp dễ nhận thấy của bệnh lý sâu răng là các lỗ nhỏ li ti. Đôi khi người bệnh cũng có thể cảm nhận được các vết nứt trên răng bằng lưỡi của mình. Ở giai đoạn sớm, các lỗ này sẽ ở trạng thái li ti và nhạt màu, sau sẽ đậm dần lên và sâu hơn.

4. Hôi miệng

Bệnh hôi miệng không phải là dấu hiệu chắc chắn để kết luận sâu trong răng. Tuy nhiên, mùi hôi không biến mất ngay cả khi bạn đã vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng và nước súc miệng, có thể bạn đang bị sâu răng.

5. Xuất hiện đốm đen hay đổi màu trên răng

Ngoài ra, các đốm đen trên răng sẽ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sâu răng của bạn. Ở trạng thái sâu nhẹ, các đốm này thường có màu nâu hoặc vàng ngả nâu. Khi phát triển sang giai đoạn nặng, các đốm này sẽ đục sâu men răng và chuyển đen.

6. Sưng lợi dưới răng hoặc chảy máu nướu răng

Cuối cùng, nếu lợi của bạn đỏ hoặc sưng lên bất thường, đặc biệt là khu vực nướu gần chân răng, bạn cần thăm khám bác sĩ bởi đây là dấu hiệu răng bị sâu.

7. Các giai đoạn phát triển của răng bị sâu

dấu hiệu sâu răng là như thế nào?Bệnh sâu răng ở người lớn không hình thành ngay sau một lần sử dụng đồ ngọt hoặc ngay sau một đêm mà chúng báo hiệu từ từ qua dấu hiệu đã được liệt kê ở trên. Nếu để ý, bạn có thể phát hiện được sự phát triển của tình trạng sâu răng qua từng giai đoạn. Thông thường hàm răng bị sâu hư thường được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này được gọi là giai đoạn đầu của sâu răng. Ở giai đoạn này, bề mặt răng sẽ xuất hiện những đốm vàng hoặc trắng đục. Giai đoạn này rất khó phát hiện nếu vệ sinh răng miệng không tốt hoặc không thăm khám định kỳ. Tuy nhiên đây là giai đoạn dễ điều trị nhất.
  • Giai đoạn 2: Khi việc vệ sinh răng miệng không tốt có thể làm cho các mảng bám ngày càng tích tụ trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và chuyển hóa thành axit tấn công men răng. Khi đó men răng sẽ chuyển thành màu đen với các lỗ bị ăn mòn. Đồng thời răng cũng trở nên nhạy cảm hơn khi tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống quá nóng hay quá lạnh.
  • Giai đoạn 3: Đây là thời điểm phát triển mạnh nhất của lỗ sâu. Các lỗ sâu răng sẽ phát triển cả về độ rộng và độ sâu, có thể đục tới ngà răng và tủy răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tủy răng có thể bị ảnh hưởng và hơi thở cũng nặng mùi hơn. Vi khuẩn thường hoạt động mạnh về đêm và gây nhức cơn đau dữ dội.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng của sâu răng, vi khuẩn hoạt động ngày càng nhiều, thâm nhập tới tủy răng. Lúc này tủy răng có thể bị viêm, thậm chí chết tủy. Nếu không nhanh chóng điều trị, vi khuẩn có thể ăn xuống thần kinh dưới chân răng gây viêm nha chu hoặc áp xe. Ở thể nặng hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với hiện tượng mất răng vĩnh viễn.

Tác hại của răng bị sâu

Như vậy bài viết đã giải thích rõ hơn dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của sâu răng. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn chưa nhận thức hết tác hại của sâu răng đến sức khỏe của chính mình. Răng bị sâu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn vô số những tác hại khác. Cụ thể những tác hại đó là gì?

1. Ảnh hướng đến sức khỏe

Cụ thể hơn, sâu răng có thể khiến người bệnh đối mặt những cơn đau nhức không hề dễ chịu một chút nào. Các cơn đau sẽ tăng dần theo giai đoạn phát triển của ổ sâu. Nguyên nhân là do cấu trúc răng bị phá hủy bởi vi khuẩn gây sâu răng. Nếu không nhanh chóng can thiệp, các khoang sâu có thể phát triển xuống đến tủy dẫn tới viêm tủy, chết tủy hoặc viêm khoang hàm, gây biến dạng hàm. Thậm chí nguy cơ mất răng có thể xảy đến. Khi đó khả năng ăn uống sẽ bị hạn chế do các cơn đau hành hạ. Đồng thời hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn tới chán ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng.

2. Thiếu thẩm mỹ

Như đã đề cập phía trên, mất thẩm mỹ là tác động dễ nhận thấy nhất. Các lỗ đen lốm đốm trên bề mặt răng với kích thước và hình dáng khác nhau làm cho hàm răng của bạn trở nên sẫm màu hơn. Lúc này người bệnh sẽ mất tự tin trong giao tiếp và ngại thể hiện cảm xúc tự nhiên của mình. Khi tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn, hơi thở của người bệnh có mùi hôi khiến người bệnh không còn tự tin nói chuyện hoặc cười đùa.

3. Ảnh hưởng đến tinh thần

Những cơn đau nhức kéo dài không thể khiến tinh thần ổn định. Đặc biệt các cơn đau thường hoành hành về đêm gây mất ngủ, chán ăn, giảm sút sức khỏe kéo theo tinh thần không còn sảng khoái.

4. Ảnh hưởng đến tâm lý

Khi không còn thoải mái trong ăn uống và ngủ nghỉ, tinh thần người bệnh sẽ trở nên uể oải hơn. Người mắc bệnh lý sâu răng có xu hướng nổi nóng và cáu gắt với mọi người xung quanh. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, nếp sống gia đình có thể bị đảo lộn, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.

5. Có thể nguy hiểm tính mạng

Đây là điều đáng lo ngại nhất. Nếu tình trạng sâu răng không được điều trị kịp thời khiến vi khuẩn ăn sâu xuống tủy răng có thể làm hoại tử vùng xương hàm hoặc gây nhiễm trùng máu. Đây là những nguy cơ không thể xem thường. Do vậy, khi phát hiện mắc các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở răng hàm mặt để các nha sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các bạn cần lưu ý không được phép tự ý sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Cách chẩn đoán răng sâu như thế nào?

Các bác sĩ thường phát hiện tình trạng sâu răng bằng cách hỏi thăm người bệnh về các triệu chứng cũng như độ nhạy cảm của răng. Đây chính là cách nhận biết dựa vào các dấu hiệu. Ngoài ra, nha sĩ cũng tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh bằng các dụng cụ chuyên khoa.

Trong trường hợp nhận thấy việc chẩn đoán không thể tiến hành bằng mắt thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang. Nhiều người lo lắng về khả năng gây nhiễm xạ của tia X. Tuy nhiên chụp X-quang nha khoa không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Tia X chỉ gây hại khi tiếp xúc nhiều lần. Bên cạnh đó cường độ X-quang sử dụng trong nha khoa được kiểm soát chỉ ở mức rất nhỏ.

Ngoài ra áo và vách chì sử dụng trong phòng chụp giúp cũng giúp hấp thụ các tia tán xạ giảm ảnh hưởng của tia X xuống mức thấp nhất. Bạn không cần quá lo lắng về điều này bởi các bác sĩ chỉ đưa ra chỉ định khi đã cân nhắc các yếu tố. không chỉ vậy, trợ lý phòng chụp X-quang phải được đào tạo rất vững về chuyên môn đảm bảo an toàn cao nhất cho người bệnh.

Đối tượng có nguy cơ răng bị sâu

Sâu răng là bệnh lý không trừ bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào. Chỉ cần không chăm sóc sức khỏe răng miệng, các bạn hoàn toàn có nguy cơ bị sâu răng. Tuy nhiên theo thống kê từ tạp chí nha khoa, nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sâu răng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người hàn/ trám răng nhiều lần.

Lý do là bởi trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng nhất do men răng của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Điều này cũng có thể lý giải tương tự cho tình trạng men răng bị thoái hóa ở người già. Những đối tượng đã hàn răng hoặc trám răng nhiều lần cũng như thực hiện nhiều cuộc phẫu thuật cũng ít nhiều bị suy giảm men răng và chức năng răng, dẫn đến dễ bị mắc các bệnh liên quan đến răng miệng.

Xem thêm: Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại cần biết

Bên cạnh đó, nếu bạn là người thường xuyên ăn đồ ngọt, bạn cũng nằm trong nhóm dễ bị sâu răng. Số liệu thống kê cho thấy 95% người bị sâu răng tiêu thụ lượng đường quá mức trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Đối với người trưởng thành, nguy cơ mắc sâu răng giảm hơn so với các đối tượng kể trên do lớp men răng ở người trưởng thành đã cứng hơn và có khả năng bảo vệ răng tốt hơn trước sự tấn công của acid. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người trưởng thành sẽ không bị sâu răng. Vì vậy, chúng ta nên duy trì các bước vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế sử dụng đồ ngọt hoặc đồ ăn chứa nhiều chất đường.

Cách trị sâu răng bên trong ở người lớn như thế nào?

làm thế nào để bảo vệ không bị sâu răngĐể sớm phát hiện và điều trị sâu răng, chúng ta cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra tình trạng răng. Khám răng định kỳ còn là biện pháp phát hiện sớm các bệnh lý khác về răng miệng. Chỉ có cách thăm khám nha khoa mới có thể giúp người bệnh chữa trị dứt điểm ngay ở giai đoạn sớm nhất cũng như ngăn chặn sự phát triển của các ổ sâu. Các cách trị sâu răng ở người trưởng thành phụ thuộc vào tình trạng sâu của người bệnh. Thông thường các bác sĩ sẽ lựa chọn các biện pháp dưới đây:

  • Điều trị bằng florua: Ở giai đoạn răng mới chớm sâu, phương pháp điều trị bằng fluoride sẽ được áp dụng nhằm khôi phục men răng và ngăn chặn tình trạng sâu trở nên tồi tệ hơn. Phương pháp điều trị bằng florua ở rất nhiều dạng: Lỏng, gel hoặc bọt. Các dạng này sẽ được chải lên răng hoặc bổ sung vào khay vừa với khuôn răng của người bệnh.
  • Trám răng: Trám răng là phương pháp thường được sử dụng ở giai đoạn sâu răng đã bắt đầu nặng hơn, không còn ở giai đoạn sớm nhất. Chất trám hay còn được gọi là chất phục hình được làm từ các chất liệu như nhựa composite, hỗn hợp sứ hoặc các chất liệu khác.
  • Bọc răng sứ: Đối với tình trạng sâu răng đã trở nặng hoặc răng yếu, bạn có thể lựa chọn bọc sứ cho răng. Trước khi bọc răng sứ cho răng sâu, các bác sĩ sẽ làm sạch ổ sâu và xử lý phần tủy bị tác động.
  • Nhổ răng: Trong trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng tới mức không thể cải thiện và bắt buộc phải loại bỏ, phương pháp này sẽ được tiến hành. Tuy nhiên nhổ răng sẽ để lại một khoảng trống trên hàm và có thể kéo các răng khác chạy xô lệch.

Phương pháp chữa sâu răng tại nhà

Một vài người bệnh còn giữ tâm lý e ngại đến nha khoa và muốn điều trị sâu răng tại nhà. Trong trường hợp này các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Dùng lá bàng: Hãy xay lá bàng non với nước lọc và dung dịch nước muối để ngậm và súc miệng mỗi ngày vào buổi tối.
  • Dùng lá ổi: Bạn có thể áp dụng cách giã lá ổi kết hợp với muối và nước ấm, sau đó lọc lấy nước. Dụng tăm bông thấm dung dịch vừa lọc được rồi bôi vào chỗ răng bị sâu.
  • Dùng lá tía tô: Giã hoặc xay nhuyễn lá tía tô với nước ấm rồi chấm hỗn hợp vừa xay được vào vị trí răng sâu.

Tuy nhiên những mẹo áp dụng tại nhà không được khuyến khích bởi nếu không làm đúng liều lượng có thể dẫn tới hỏng men răng. Vì vậy các bạn nên tới nha khoa để các bác sĩ có chuyên môn tiến hành thăm khám.

Làm thế nào để phòng ngừa lỗ răng bị sâu?

  • Hãy vệ sinh răng miệng thật tốt để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, lý tưởng nhất là sau các bữa ăn. Bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa fluoride. Ngoài ra để tăng khả năng làm sạch, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng hoặc tăm nước. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo bạn không nên đánh răng ngay sau khi dùng bữa xong. Trong trường hợp bạn thuộc đối tượng có nguy cơ sâu răng cao, các bác sĩ có thể dặn dò bạn sử dụng nước súc miệng fluoride.
  • Khám răng định kỳ: Ngoài vệ sinh răng thật sạch sẽ, bạn không nên bỏ qua việc thăm khám răng định kỳ 6 tháng một lần giúp ngăn ngừa sâu răng hoặc sớm phát hiện sâu răng.
  • Uống một ít nước máy: Nước đóng chai thường không chứa fluoride, vì vậy nếu chỉ sử dụng nước đóng chai có thể bạn đã bỏ lỡ lợi ích của chất này. Hãy sử dụng bổ sung nước máy đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ăn vặt thường xuyên: Bạn có biết ăn hoặc uống các loại đồ uống khác nước lọc sẽ kích thích vi khuẩn trong miệng tạo ra axit phá hủy men răng, gây sâu răng. Nếu ăn vặt thường xuyên hoặc sử dụng đồ uống có ga trong thời gian dài sẽ liên tục bị vi khuẩn tấn công.
  • Bổ sung các phẩm tốt cho răng: Rất nhiều thực phẩm và đồ uống có lợi cho men răng như trái cây, rau củ quả tươi. Các thực phẩm này giúp làm tăng lưu lượng nước bọt và các chất có lợi, cũng như phòng chống nguy cơ gây răng bị sâu. Bạn cũng có thể sử dụng cà phê không đường hoặc kẹo cao su không đường để đánh bay các mảng thức ăn. Bạn chỉ cần lưu ý tránh các thực phẩm dễ bị mắc trong khe hoặc kẽ răng.

Địa chỉ điều trị sâu răng uy tín ở đâu?

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ điều trị sâu răng uy tín và chất lượng, đừng bỏ qua nha khoa Parkway. Parkway là hệ thống phòng khám nha khoa tại Hà Nội, Bắc Ninh và TP. HCM. Nha khoa Parkway là cơ sở đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về răng miệng đạt chuẩn Singapore. Các bác sĩ tại Parkway đều đạt chuẩn về chuyên môn răng hàm mặt.

Trang thiết bị máy móc tại nha khoa Parkway được đầu tư đồng bộ và hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh. Ngoài ra, đến với nha khoa Parkway, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, đảm bảo chiều lòng cả những vị khách khó tính nhất. Khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám trước qua hotline (024) 9999 8059 để giảm bớt thời gian chờ đợi.

Một số câu hỏi về răng sâu thường gặp?

1. Răng bị sâu có lây không?

cách ngăn ngừa sâu răng ngay tại nhàCâu trả lời là có. Theo các chuyên gia y tế, sâu răng có thể lan rộng sang các vùng khác nhanh chóng. Do đó nếu không nhanh chóng khắc phục, các răng xung quanh có thể gặp tình trạng tương tự.

Ngoài ra, bệnh sâu răng cũng có thể lây từ người qua người khi dùng chung bát đũa với người bị sâu răng hoặc lâu qua đường nước bọt. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sâu răng cũng có tính di truyền. Đừng quên xem thêm bài viết về tình trạng sâu răng cửa như thế nào nhé!

2. Chi phí điều trị ra sao?

Chi phí điều trị sâu răng được quy định khác nhau giữa các nha khoa. Bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây của nha khoa Parkway:

Tên dịch vụGiá niêm yết
Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt nhai350,000đ/răng
Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt bên500,000Đ/Răng
Hàn trám cổ răng500,000Đ/Răng
Trám Inlay/Onlay sứ IPS e.max5,000,000Đ/Răng
Chụp răng sứ Titanium (răng hàm)3,500,000Đ/Răng
Chụp răng sứ Zirconia (răng hàm)4,500,000Đ/Răng
Chụp răng sứ Ceramill (răng hàm)7,500,000Đ/Răng
Chụp răng sứ Nacera (răng hàm)9,900,000Đ/Răng
Dịch vụ điều trị tủy cho răng cửa/ răng nanh1,500,000Đ/Răng
Dịch vụ điều trị tủy cho răng răng hàm nhỏ3,000,000Đ/Răng
Dịch vụ điều trị tủy cho răng hàm lớn/ răng khôn2,500,000Đ/Răng
Trám Sealant ngừa sâu180,000Đ/Hàm
Dịch vụ hàn / trám răng sữa bị sâu350,000Đ/Răng
Chữa tủy răng sữa1,000,000Đ – 3,000,000Đ/Răng

3. Khi nào nên đi khám nha?

Bạn nên đi khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện các bệnh lý răng miệng. Các trường hợp sâu răng nặng mới đi thăm khám nha khoa được cho là khá muộn. Tuy nhiên không vì vậy mà bạn ngại gặp bác sĩ khi tình trạng đã trở nặng. Hãy tới nha khoa khi nhận thấy các vấn đề về răng để các bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị.

Như vậy bài viết đã cung cấp toàn bộ các thông tin về bệnh lý sâu răng, cách điều trị cũng như phòng ngừa. Đừng quên thường xuyên thăm khám nha khoa để sớm phát hiện tình trạng bệnh của mình.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết