Sâu răng trẻ em và 5 cách điều trị sâu răng ở trẻ em
https://nhakhoaparkway.com/viem-tuy-rang/
Sâu răng trẻ em là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Răng sâu gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe, răng miệng. Vậy khi trẻ em bị sâu răng cần làm gì? Bài viết hôm nay của Parkwaysẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích giải quyết vấn đề sâu răng ở trẻ em.
Răng trẻ em và giai đoạn mọc răng của trẻ .
Tuổi mọc răng sữa
Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới.
Từ 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Nếu ngoài 10 tháng tuổi mà răng sữa ở trẻ chưa mọc thì trẻ mọc chậm răng, nên cho bé đi gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Tuổi mọc răng vĩnh viễn
Từ 6 – 8 tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới.
Từ 7 – 9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Trẻ từ 10 tuổi mà chưa mọc đủ số răng cửa vĩnh viễn là trẻ bị chậm. Khi này cha mẹ nên cho trẻ đến khám tại chuyên Khoa Răng Hàm Mặt kiểm tra tình trạng mầm răng trong xương hàm.
Sâu răng trẻ em là gì? Và các giai đoạn sâu răng
Sâu răng trẻ em là một bệnh lý nha khoa rất hay gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất là tình trạng sâu răng sữa. Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan rằng răng sữa có thể thay thế nên bé bị sâu răng sữa không đáng lo ngại. Thế nhưng, thực tế việc sâu răng sữa ở trẻ có thể ảnh hưởng vào đến các mô mềm hay sâu hơn vào phần tủy răng gây tổn thương những tế bào khác dẫn đến khó khăn cho việc mọc răng mới ở trẻ.
Hình ảnh sâu răng ở trẻ em
Bé bị sâu răng thường rơi vào 1 trong 4 trường hợp dưới đây:
Sâu răng sữa: Theo thống kê, tỷ lệ trẻ bị sâu răng sữa luôn nằm ở mức cao hằng năm. Lý do là vì răng sữa của trẻ có men răng, ngà răng mỏng nên dễ bị tổn thương bởi tấn công của vi khuẩn gây bệnh trong quá trình ăn uống hằng ngày.
Sâu răng hàm: Bố mẹ nên lưu ý hơn vì răng hàm nằm sâu phía bên trong nên khi em bé bị sâu răng thường khó phát hiện hơn. Cần đặc biệt chú ý đối với răng hàm số 6 là răng được thay sớm nhất ở trẻ, sau khi răng vĩnh viễn được thay mà bị sâu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe răng miệng sau này cho trẻ.
Sâu răng sưng lợi: Tình trạng sâu răng ảnh hưởng tới các mô mềm quanh chân răng hay lợi bị sưng viêm. Quan sát ta sẽ thấy phần lợi ở răng sâu sưng, tấy đỏ, nướu dễ chảy máu và cực kỳ nhạy cảm. Nhiều trẻ nhỏ sốt cao, mệt mỏi kèm theo hơi thở có mùi hôi.
Sâu răng ăn vào tủy: Đây là tình trạng bệnh nguy hiểm nhất cần nhanh chóng được điều trị chuyên khoa, can thiệp kịp thời từ bác sĩ. Khi vi khuẩn ăn sâu vào tủy sẽ gây nên các biến chứng nặng, trẻ có nguy cơ răng bị lung lay hay nặng nhất là mất răng.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ em
Trong quá trình ăn uống các mảnh vụn thức ăn bám lại trên răng tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển, chúng tạo ra axit ăn mòn men răng dẫn đến sâu răng và hình thành những lỗ sâu. Những nguyên nhân dễ dẫn đến sâu răng trẻ em là:
Hình ảnh sâu răng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ em do ăn nhiều đồ ngọt
Thói quen ăn uống là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị sâu răng. Các thực phẩm chứa hàm lượng đường cao mà trẻ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến răng của trẻ. Sở thích ăn đồ ngọt của trẻ như bánh ngọt, socola, kem càng dễ khiến trẻ bị sâu răng. Bên cạnh đó việc trẻ uống nước ngọt, nước trái cây, sữa…cũng có thể dẫn đến sâu răng. Việc thường xuyên uống những loại đồ uống này sẽ khiến răng của trẻ bị đường và phẩm màu có trong nước ngọt bao bọc lại, làm tăng nguy cơ tổn thương men răng gây nên nhiễm trùng.
Sâu răng trẻ em do tình trạng sức khỏe
Một số tình trạng sức khỏe nhất định cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ sâu răng. Dị ứng mãn tính khiến bé có thể phải hít thở bằng miệng dẫn đến khô miệng. Khô miệng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng sâu răng ở trẻ em.
Sâu răng ở trẻ em do quen bú bình vào ban đêm
Trong sữa chứa đường và có thể bám đọng trên răng nhiều giờ, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển tấn công răng trẻ. Chính vì thế thói quen bú bình vào ban đêm rất dễ khiến bé bị sâu răng.
Sâu răng ở trẻ em do thiếu fluoride
Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có trong nước và nhiều loại thực phẩm. Fluoride được bổ xung vào nước máy, kem đánh răng , nước súc miệng giúp giảm nguy cơ sâu răng do khoáng chất này khi ngấm vào men răng giúp bảo vệ răng, răng cứng chắc hơn, giúp phục hồi tổn thương răng ở giai đoạn đầu.
Cách dấu hiệu sâu răng ở trẻ em
Cha mẹ nên nắm kỹ các kiến thức phân biệt các triệu chứng hay biểu hiện sâu răng ở trẻ em ngay từ khi mới chớm xuất hiện để kịp thời xử lý. Răng sữa của trẻ mọc rất nhanh và rất dễ bị vi khuẩn tác động đến men răng và kết cấu răng. Theo kiến thức nha khoa, trẻ con bị sâu hư răng sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Bé thấy ê buốt ngà răng, nhất là khi ăn đồ nóng, hơi lạnh hay cứng. Bé nhai cắn khó khăn hơn do bề mặt răng bị tổn thương đau nhức.
Cách dậu hiệu sâu răng trẻ em
Giai đoạn mới chớm sâu: Giai đoạn này còn được gọi là sâu men. Bề mặt men răng của trẻ xuất hiện các chấm li ti vàng nâu hoặc trắng đục. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ chưa cảm nhận được cảm giác khó chịu khi ăn nhai.
Giai đoạn sâu ngà nông: Đây là giai đoạn phát triển hơn của chớm sâu, các lỗ sâu răng đã sẫm màu hơn so với giai đoạn đầu. Khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ sẽ bị ê buốt hoặc khó chịu nhẹ.
Giai đoạn sâu ngà sâu: Đây là giai đoạn răng đã bị sâu rất nặng, Các lỗ sâu răng đã chuyển từ nâu sang đen, đục lỗ khác sâu trên bề mặt răng. Lúc này trẻ sẽ liên tục kêu đau răng khi bị tác động bởi nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh. Một số trẻ còn hình thành hiện tượng có mủ ở lợi hoặc mất hoàn toàn răng. Lúc này nếu không điều trị làm liền lỗ sâu răng thì sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng sau này.
Khi con sâu răng ăn vào tủy, tình trạng răng bị tổn thương hoàn toàn bề mặt, vi khuẩn tấn công sâu vào tủy răng. Những cơn đau ê buốt do vi khuẩn tấn công sẽ đến ngay cả khi bé không ăn uống gì.
Các bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng của con và đưa trẻ đi điều trị tại nha khoa ngay từ giai đoạn đầu để việc điều trị dễ dàng hơn.
Tác hại của sâu răng ở trẻ em
Trước tiên, trẻ bị sâu răng sẽ cảm thấy đau và răng ê buốt khi nhai. Thậm chí với tình trạng sâu đã nặng, trẻ có thể cảm thấy răng ê buốt khi uống nước đá. Sâu răng ở trẻ em còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quấy khóc, lười ăn, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, sâu răng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm phần mềm vùng miệng rất tốn kém để điều trị dứt điểm.
Nếu sâu răng trẻ em chuyển sang giai đoạn viêm mô tế bào, viêm tủy răng, viêm nướu quanh chân răng, viêm hạch có thể khiến trẻ bị sốt xuất huyết. Một số trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ viêm màng não dẫn tới tử vong. Không chỉ vậy, viêm nướu xung quanh răng còn là tác nhân gây rối loạn khớp thái dương, nhức đầu, rối loạn nhịp tim ở trẻ.
Với những trẻ nhỏ bị sâu răng, hơi thở sẽ có mùi rất khó chịu khiến trẻ trở nên ít nói, thiếu tự tin khi giao tiếp với người xung quanh. Nếu trẻ bị sâu răng nặng, mất răng còn ảnh hưởng tới khả năng phát âm và cấu trúc xương mặt.
Khi tình trạng sâu đã ảnh hưởng tới tủy, phá hủy hoàn toàn tủy thì cách duy nhất phải áp dụng là nhổ bỏ răng sâu bởi ở giai đoạn này, tủy đã không còn khả năng phục hồi. Điều này có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc lệch. Trong trường hợp răng vĩnh việc phải nhổ, sẽ không có răng khác mọc thay thế, buộc phải trồng răng giả với chi phí không hề rẻ.
Tác hại của răng sâu trẻ em
Bé bị sâu răng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Nhưng càng để lâu, trẻ bị sâu răng nặng hơn sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ sau này trên răng của trẻ. Các tác hại sâu răng ở trẻ em cụ thể là:
Trẻ bị sâu răng sẽ cảm thấy đau và ê buốt, khó ăn nhai. Thậm chí với tình trạng sâu đã nặng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu ngay cả khi uống nước. Sâu răng ở trẻ em còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quấy khóc, lười ăn, suy dinh dưỡng.
Sâu răng trẻ em cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm phần mềm vùng miệng rất tốn kém để điều trị dứt điểm.
Sâu răng chuyển sang giai đoạn viêm mô tế bào, viêm tủy răng, viêm nướu quanh chân răng, viêm hạch có thể khiến trẻ bị sốt xuất huyết. Một số trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ viêm màng não dẫn tới tử vong. Không chỉ vậy, viêm nướu xung quanh răng còn là tác nhân gây rối loạn khớp thái dương, nhức đầu, rối loạn nhịp tim ở trẻ.
Khi tình trạng sâu đã ảnh hưởng tới tủy, phá hủy hoàn toàn tủy thì cách duy nhất phải áp dụng là nhổ bỏ răng sâu bởi ở giai đoạn này, tủy đã không còn khả năng phục hồi. Điều này có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc lệch. Trong trường hợp răng vĩnh việc phải nhổ, sẽ không có răng khác mọc thay thế, buộc phải trồng răng giả với chi phí không hề rẻ.
Răng bị sâu kéo dài có thể dẫn đến sâu lan ra những chiếc răng khỏe mạnh khác ở bên cạnh.
Sâu răng ở trẻ em làm cho việc ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Nhiều bé bị sụt cân, chán ăn, bỏ bữa, nghiêm trọng hơn có thể bị suy dinh dưỡng.
Sâu răng làm tăng nguy cơ kéo theo các bệnh về răng khác như áp xe chân răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Sâu răng vĩnh viễn sẽ ảnh hưởng cấu trúc răng miệng, khả năng nhai cắn cũng như tính thẩm mỹ sau này.
Sâu răng sữa ngoài ảnh hưởng mất thẩm mỹ còn ảnh hưởng đến việc mọc răng mới sau này, nhất là khi răng sữa bị vi khuẩn tấn công vào tủy răng.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng, sâu răng cửa ở trẻ em
Hình thể răng: Răng có hỗ rãnh sâu có nguy cơ sâu răng ở trẻ em cao hơn do các mảng bám răng tập trung lại và khó làm sạch mảng bám răng. Vì thế, trường hợp sâu răng bắt đầu do hố rãnh tự nhiên của răng chiếm tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, núm phụ, răng dính… cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng ở trẻ em.
Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa là quá trình men răng hình thành lỗi nên dễ bị hủy khoáng hơn và dễ hình thành nên ổ sâu răng.
Vị trí răng: Răng lệch, chèn ép, chen chúc dễ bị sâu răng hơn do tăng lưu giữ mảng bám răng.
Nước bọt: Tốc độ cùng dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn bám trên răng. Nước bọt tạo 1 màng mỏng trên bề mặt răng có tác dụng như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.
Đồng thời, nước bọt còn có vai trò đệm làm giảm độ toan của môi trường xung quanh răng, đề kháng với sâu răng. Các chất khoáng được nước bọt cung cấp hỗ trợ quá trình tái tạo khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
Chế độ ăn nhiều đường: Thói quen bú bình kéo dài, ăn muộn, ăn trước khi ngủ làm tăng nguy cơ bé bị sâu răng.
Vệ sinh răng miệng: Có vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố nguy cơ gây sâu răng ở trẻ em. Vệ sinh giúp làm giảm hoặc mất các tác động gây sâu răng từ các yếu tố gây sâu răng khác. Vệ sinh không sạch, không đúng cách làm tăng nguy cơ sâu răng trẻ em.
Cách điều trị sâu răng trẻ em
Xử lý sâu răng ở trẻ em bằng cách điều trị fluoride
Điều trị bằng fluoride giúp phục hồi các tổn thương của men răng, giai đoạn đầu của trẻ bị sâu răng. Ở giai đoạn này khi quan sát kĩ bạn có thể thấy các đốm xuất hiện trên răng của bé. Bác sĩ bôi fluoride dạng gel, bọt.. lên răng trẻ giúp che phủ các lỗ sâu nhỏ, cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng. Cùng với đó, bé có thể được chỉ định dùng kem đánh răng chứa flour giúp sửa chữa tổn thương bề mặt răng, phục hồi bề mặt răng.
Điều trị sâu răng cho bé bằng phương pháp trám răng
Nha sĩ sẽ tiến hành trám răng thẩm mỹ cho bé để bảo vệ phần răng chưa bị tổn thương khi răng bé đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng. Đầu tiên nha sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu trên răng sau đó trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.
Chữa răng bé bị sâu bằng cách gắn mão răng
Khi răng bị sâu nghiêm trọng không thể trám răng, nha sĩ thường sẽ chỉ định gắn mão răng. Mão là một vỏ bọc được chỉnh phù hợp với hình dáng răng sâu của bé nhằm bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng. Nha sĩ sẽ phải mài để loại bỏ phần răng bị hư, trám lại và mài mặt nhai cùng mặt bên để có chỗ gắn mão. Tiếp theo sẽ tiến hành lấy dấu răng bằng cao hoặc bột để phục hình mão. Cuối cùng mão sẽ được chụp lên răng để bảo vệ răng không bị hư hại thêm.
Cách trị trẻ nhỏ bị sâu răng bằng cách lấy tủy răng và trám răng
Trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng, viêm tủy răng, gây hư hại tủy răng khiến trẻ có thể phải nhổ bỏ răng tránh nhiễm trùng lây lan. Để giảm thiểu nguy cơ nhổ bỏ răng nha sĩ sẽ điều trị tủy. Phần tủy bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, làm sạch lỗ trống và trám lại. Nha sĩ có thể mão răng để bảo vệ răng cho con tùy tình trạng tổn thương.
Điều trị sâu răng trẻ em bằng cách nhổ răng
Đối với răng không thể phục hồi do hư hại nhiều và nhiễm trùng thì cần phải nhổ bỏ tránh lây lan sang các răng bên cạnh. Khi nhổ bỏ răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, trẻ khó ăn uống, bác sĩ sẽ xem xét cấy ghép hoặc làm cầu răng cho trẻ.
Phòng ngừa sâu răng trẻ em
Để tránh sâu răng ở trẻ em, giúp bé bảo vệ răng miệng tốt hơn, bạn có thể tham khảo các cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em dưới đây:
– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Ngay khi bé chưa có chiếc răng nào bạn nên dùng gạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh miệng cho bé. Khi bé có chiếc răng đầu tiên, nên đánh cho bé bằng bàn chải mềm và sử dụng kem đánh răng có fluoride.
– Không cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ hay không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ: Việc này sẽ tránh răng bé tiếp xúc với đường gây ra hiện tượng nhiễm trùng, khó thở, răng bé dễ bị sâu.
– Súc miệng thường xuyên: Súc miệng cho bé sạch sẽ sau khi cho bé ăn, uống các thức uống có đường và axit.
– Sử dụng nước có chứa fluoride: Fluoride giúp bảo vệ răng của bé tránh nhiễm trùng. Tham khảo nha sĩ để bổ sung khoáng chất này nếu nước bạn đang dùng không chứa khoáng chất này.
– Uống nước, sữa và các đồ uống lỏng bằng ly thay vì bằng bình bú: Ngay sau khi bé được một tuổi, bạn hãy tập cho bé uống qua cốc hoặc ly việc này giúp giảm nguy cơ sâu răng trẻ em.
– Hạn chế các thực phẩm nhiều đường: Kiểm soát lượng thực phẩm chứa đường mà bé thường hay ăn. Thạch rau câu, kem, kẹo, khoai tây chiên, bánh ngọt… có chứa đường là mối đe dọa cho răng miệng khi trẻ tiêu thụ quá mức.
– Dùng riêng dụng cụ ăn uống: Việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống, mớm thức ăn dẫn đến lây nhiễm chéo vi khuẩn cho trẻ, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và cả sức khỏe tiêu hóa hô hấp…
– Thường xuyên có bé khám răng: Trẻ bắt đầu mọc răng hoặc khi trẻ 1 tuổi nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để thăm khám kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng. Việc này sẽ giúp kiểm soát tình trạng răng miệng cho trẻ giúp bé giảm nguy cơ nhiễm khuẩn dẫn đến sâu răng ở trẻ em.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng có giúp hạn chế sâu răng ở trẻ em
Thực hiện một số thay đổi theo chiều hướng tích cực trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em bằng cách:
– Cho trẻ ăn trái cây, rau thay vì thực phẩm giàu carbohydrate. Các thực phẩm giàu chất xơ, ít đường như dưa hấu, dưa chuột, các loại rau xanh, bông cải, lê, cần tây… là lựa chọn tốt cho trẻ. Hạn chế với chuối, nho khô… có chứa đường, súc miệng sạch cho trẻ sau khi ăn.
– Thêm phô mai vào bữa ăn cho trẻ do phô mai cung cấp canxi, tốt cho răng và xương.
– Hạn chế cho trẻ tiêu thụ những thức ăn có tính chất dính như kẹo dừa, kẹo dẻo, bánh bột lọc… do chúng có nguy cơ bám dính lại kẽ răng tạo cơ hội vi khuẩn sinh sôi. Nên đánh răng, súc miệng cho trẻ ngay sau khi trẻ ăn những thực phẩm này.
Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ.
Để giúp bé có hàm răng khỏe đẹp, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
Chọn bàn chải mềm và phù hợp cho bé.
Đánh răng này 2 lần sáng và tối.
Vệ sinh bàn chải đúng cách sau khi đánh răng cho trẻ.
Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi giữ cho lưỡi sạch sẽ.
3 tháng sử dụng thay bàn chải đánh răng mới 1 lần.
Súc miệng thường xuyên với nước xúc miệng hoặc nước muối.
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng thay cho tăm vì tăm cho thể làm tổn thương men răng thưa răng.
Dạy trẻ không ăn chung đồ ăn, dùng chung bát đĩa với mọi người.
Hạn chế tối đa với các thực phẩm chứa nhiều đường.
Hạn chế ăn vặt, không ăn vặt đêm muộn sau khi đánh răng, súc miệng kỹ sau khi ăn.
Khám răng cho trẻ 3 tháng 1 lần.
Điều trị sâu răng trẻ em ở đâu uy tín?
Nha khoa Parkway là cơ sở nha khoa tin tưởng mà bạn không nên bỏ qua. Parkway đã khẳng định vị thế nha khoa hàng đầu Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao. Ngoài ra, hệ thống máy móc tại nha khoa Parkway được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Khi đến thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng tại Parkway, bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình nhất.
Với việc áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến từ Singapore vào hệ thống khám chữa bệnh, Nha khoa Parkway đảm bảo cung cấp cho bạn các dịch vụ chăm sóc, điều trị với chất lượng tốt nhất, hiện đại nhất. Cha mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng cho bé đến Nha khoa Parkway thăm khám để nhận được những lời khuyên, tư vấn về răng miệng cho bé, an tâm về sức khỏe răng miệng của bé, kiểm soát tình trạng bé bị sâu răng.
Hiện tại nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, và TP. HCM. Bạn có thể tới thăm khám tại các cơ sở.
Sâu răng trẻ em là tình trạng phổ biến ở trẻ, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp thì sâu răng ở trẻ em sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì thế bạn hãy chú ý thường xuyên cho trẻ đi khám để theo dõi kiểm tra răng miệng cho trẻ. Hãy đến Nha khoa Parkway để có được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bạn và cả gia đình.
Niềng răng là một quyết định quan trọng cải thiện thẩm mỹ nụ cười, chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tối ưu nhất, bạn có thể phải thay đổi một vài thói quen nhỏ, đặc biệt là tư thế ngủ. Vậy […]
Nhiều bệnh nhân mắc viêm tủy răng nhưng không điều trị kịp thời sẽ khiến cho răng bị chết tủy hoàn toàn. Vậy răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Xử lý răng chết tủy như thế nào để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như an toàn cho sức khỏe? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Ê buốt răng thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, gây cảm giác khó chịu cho những ai gặp phải tình trạng này. Đây là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Nguyên nhân từ đâu […]
Cắm chốt răng là một quy trình thường được nhắc đến sau khi bệnh nhân đã điều trị tủy thành công. Theo đó, việc cắm chốt nhằm mục đích gia cố và chuẩn bị cho bước tái tạo cùi răng rồi phủ chụp mão sứ lên trên, giúp phục hình răng toàn diện.