Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

7 cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà và nha khoa cực kỳ dễ làm

5 cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà và nha khoa cực kỳ dễ làm

Lỗ sâu răng tạo ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho chúng ta. Không chỉ vậy, lỗ sâu xuất hiện trên bề mặt răng còn gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Vậy thực hư 5 cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà và nha khoa như thế nào? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu ngay nhé!

Lỗ sâu răng là gì?

Lỗ sâu răng là một dạng tổn thương trên răng do vi khuẩn gây ra. Khi vi khuẩn trong miệng phân hủy thức ăn, chúng sẽ tạo ra axit và tấn công men răng, dẫn đến việc hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng, gọi là lỗ sâu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình sự hình thành lỗ sâu răng, trong đó chủ yếu do:

  • Cấu trúc men răng bị yếu: Những người có men răng bị yếu thường dễ bị thủng lỗ li ti trên răng nhiều hơn so với người có men răng khoẻ mạnh. Men răng yếu thường do bẩm sinh răng đã yếu hơn so với bình thường hoặc do chế độ ăn uống thiếu các chất như canxi, sắt, kẽm,…
  • Do hấp thụ nhiều tinh bột, đường: Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột như kẹo ngọt, nước giải khát… Sau một thời gian dài, những chất này sẽ trở thành mối nguy hiểm cho hệ tiêu hoá và răng miệng, tạo ra môi trường để vi khuẩn phát triển và ăn mòn răng.
  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Sau mỗi bữa ăn thức ăn bám lại trên bề mặt răng rất nhiều và nếu bạn không đánh răng sẽ làm cho vi khuẩn có hại biến đổi những thức ăn này thành axit gây ra mảng bám và sâu răng.
  • Do cơ thể bị thiếu nước: Khi cơ thể thiếu nước thì nước bọt sẽ tiết ra ít hơn. Nước bọt có vai trò rửa sạch các mảng bám trên răng và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây sâu răng, cũng như giúp trung hoà hàm lượng axit trên răng để răng chắc khỏe hơn. Do đó, nếu nước bọt tiết ra quá ít thì rủi ro bạn bị sâu răng sẽ cao hơn.

7 cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà

7 cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà - 1Với tình trạng sâu răng nhẹ, không quá đau nhức thì bạn có thể cân nhắc một số phương pháp khắc phục tạm thời tại nhà như phần dưới đây. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là những phương pháp này chưa được khoa học chứng minh về tính hiệu quả và mức độ ảnh hưởng tới cơ thể. Vì vậy, Nha khoa Parkway khuyên bạn chỉ nên tham khảo và nên tới nha khoa chuyên nghiệp để xử lý sâu răng.

Bổ sung vitamin D

Vài nghiên cứu khoa học từ năm 1930 đã khẳng định rằng nguyên nhân gây ra sâu răng là do cơ thể chúng ta thiếu Vitamin D. Trong cuộc khảo sát thuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học đã cho một tập hợp người bổ sung thêm vitamin D vào khẩu phần ăn. Qua một thời gian thực hiện nghiên cứu, tình trạng sâu răng đã giảm thiểu đáng kể.

Cho tới năm 2013, một chuyên gia nha khoa đã kết luận rằng việc bổ sung vitamin D đã củng cố sức khỏe men răng, giúp giảm đáng kể tỷ lệ sâu răng. Hạn chế thực phẩm có đường.

Đường cung cấp nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng vi khuẩn, đồng thời cản trở sự làm sạch tự nhiên. Không chỉ vậy, đường còn có tính axit rất cao khiến răng mất khoáng chất, trở nên nhạy cảm hơn.

Do vậy, bạn nên hạn chế thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều đường nhân tạo. Nếu ưa đồ ngọt, bạn có thể thay thế đường bằng mật ong nhưng cũng chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải.

Uống trà từ rễ cây cam thảo

Ít ai biết răng rễ cây cam thảo có một công dụng rất tuyệt vời là chống vi khuẩn gây sâu răng. Người bị sâu răng nhẹ nên uống trà rễ cây cam thảo mỗi ngày, kết hợp súc miệng để ngăn ngừa, giảm thiểu sâu răng tốt hơn.

Sử dụng gel nha đam tươi

Gel nha đam có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng. Bên cạnh đó, loại gel “thần thánh” này còn hỗ trợ tái tạo men răng.

Cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà bằng gel nha đam tươi khá đơn giản. Bạn chỉ cần bôi gel này lên lỗ sâu răng và cắn nhẹ, chờ gel thẩm thấu. Áp dụng cách này liên tục trong 2 ngày sẽ giúp chúng ta giảm đau nhức do sâu răng nhanh chóng.

Súc miệng bằng dầu dừa

Việc súc miệng mạnh bằng dầu dừa sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại gây hại trong miệng. Do vậy, bạn nên súc miệng thật mạnh bằng dầu dừa khoảng hai lần mỗi ngày, chia đều sáng và tối. Mỗi lần súc miệng cần liên tục trong 5 phút, sau đó súc lại miệng bằng nước ấm và đánh răng bình thường để mang lại hiệu quả cao.

Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày

Như đã giải thích trong các phương pháp lấy đầy lỗ sâu răng hiệu quả ở trên, chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe răng miệng. Vì vậy, hàng ngày chúng ta cần hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa axit phytic. Nguyên nhân là bởi Axit phytic có công dụng ngăn chặn việc cơ thể chúng ta hấp thu các chất khoáng có lợi như canxi, magie, sắt,….

Để bổ sung những dưỡng chất kể trên thì bạn nên thường xuyên ăn các loại ngũ cốc như đậu, lạc, mè,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần dung nạp nhiều vitamin và canxi có lợi cho cơ thể từ các thực phẩm bổ dưỡng như thịt, cá, trứng, rau củ quả, sữa,…

Chăm sóc răng miệng tại nhà

Việc chăm sóc răng miệng tại nhà phải được thực hiện đúng cách và đều đặn mỗi ngày 2 lần. Nếu bạn là người bận rộn thì chỉ cần đánh răng và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng 2 lần một ngày. Nếu có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc răng miệng thì bạn nên dùng thêm tăm nước, chỉ nha khoa và vệ sinh răng kỹ càng sau mỗi lần ăn uống.

Phục hồi răng sâu bằng việc tạo một số thói quen tích cực

Những thói quen chăm sóc răng miệng tích cực có thể giúp chúng ta bảo vệ răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa sâu răng và hỗ trợ phục hồi sau sâu răng nhanh chóng hơn.

Dưới đây là những thói quen tuyệt vời, tốt cho việc phục hồi răng sâu mà bạn nên thực hiện:

  • Súc miệng với dầu dừa thật mạnh từ 3 đến 5 phút mỗi ngày
  • Tăng cường Vitamin D bằng cách ăn uống đủ chất và uống thêm các viên bổ sung.

Lấy cao răng định kỳ và vệ sinh răng tối thiểu 2 lần một ngày. Ngoài ra, để phòng ngừa sâu răng trở lại thì bạn nên sử dụng thêm dịch vụ trám răng sealant. Sau khi áp dụng các biện pháp trên, đừng quên tới nha khoa lấy cao răng và vệ sinh răng nhé! Bởi các cách làm liền lỗ sâu răng ngay tại nhà trên đây chỉ có tác dụng ngăn ngừa lỗ sâu chứ không thể làm sạch răng hoàn toàn. Để đảm bảo răng chắc khỏe trong thời gian dài, cân nhắc việc thực hiện trám răng sealant tại phòng khám để ngăn ngừa sâu răng.

Cách làm liền lỗ sâu răng hiệu quả tại nha khoa

7 cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà - 2Để trị lỗ sâu răng một cách hiệu quả và an toàn thì bạn hãy tới nha khoa chuyên dụng để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị.

Bọc răng sứ bịt kín lỗ sâu răng

Thông thường, người sâu răng thường hay trám răng bằng các chất liệu như composite, bạc. Những chất liệu này sẽ bịt kín các lỗ sâu, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn, nhiệt độ và hoá chất vào răng của chúng ta.

Trám răng là phương pháp khắc phục lỗ sâu răng không gây đau đớn cho bệnh nhân và an toàn với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, mẹo vặt làm mất lỗ sâu răng này không thể chấm dứt triệt để tình trạng sâu răng mà chỉ có tính tạm thời. Nếu chúng ta không chăm sóc răng miệng cẩn thận thì sâu răng có thể sẽ tái phát trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, chất trám không thể thay thế hoàn toàn men răng và ngà răng nên trong quá trình ăn nhai rất dễ bị sứt, bể. Do đó, độ bền của miếng trám khá thấp. Mỗi lần miếng trám bung ra thì bạn sẽ phải tới nha khoa để trám lại răng, như vậy khá mất công sức và phiền phức.

Điều này cũng chính là lý do bệnh nhân sâu răng thường được nha sĩ khuyên nên bọc răng sứ toàn răng để vừa ngăn ngừa sâu răng, vừa giúp răng chắc khỏe hơn sau tổn thương đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn.

Sau khi điều trị tủy do sâu răng, răng của chúng ta sẽ giòn và dễ vỡ hơn. Vì vậy, việc bọc răng sứ là rất cần thiết vì lớp vỏ sứ sẽ bảo vệ răng một cách lâu dài khỏi sự tấn công của vi khuẩn và hoá chất. Nhờ việc bọc răng sứ mà bệnh nhân sâu răng sẽ thoải mái ăn uống hơn.

Điều trị sâu răng bằng fluoride

Fluoride là một chất khoáng quen thuộc trong chăm sóc răng miệng và điều trị nha khoa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng fluoride cũng có khả năng hỗ trợ phục hồi những lỗ sâu răng li ti, mới phát triển.

Vì vậy, đánh răng thường xuyên bằng các loại kem đánh răng có chứa fluoride là một thói quen tốt nên được thực hiện mỗi ngày. Một số trường hợp sâu răng bác sĩ sẽ áp dụng fluoride ở phòng nha với một liều lượng thích hợp.

Hàn trám làm liền lỗ sâu răng

Như đã nêu ở trên, lỗ sâu răng có thể trám để bít kín tạm thời. Quy trình rất đơn giản, bác sĩ sẽ nạo bỏ hoàn toàn vết sâu. Tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa để tạo hình miếng trám và hoá cứng vật liệu này bằng laser.

Phương pháp lấy đầy lỗ sâu răng này cực kỳ nhanh chóng và không xâm lấn răng của chúng ta. Tuy nhiên, miếng trám không bền lâu, dễ bị bung, nứt trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Vì vậy, trám răng chỉ được coi là phương pháp tạm thời để điều trị sâu răng.

Điều trị sâu răng ở đâu tốt?

Với đội ngũ bác sĩ dày dặn chuyên môn và kinh nghiệm, Nha khoa Parkway cam kết điều trị sâu răng dứt điểm, khắc phục hoàn toàn tình trạng lỗ sâu li ti trên răng. Không chỉ vậy, bác sĩ của Nha khoa Parkway khám chữa rất kỹ càng, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

Đến với Nha khoa Parkway, bạn sẽ được trải nghiệm một dịch vụ tận tâm, chất lượng. Nha khoa Parkway luôn quan tâm tới cảm nhận của khách hàng và chu đáo trong từng khâu phục vụ.

Tham khảo: Bảng giá các dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway

Để điều trị sâu răng tại Nha khoa Parkway, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 8059 nhé! Trên đây là chia sẻ của Nha khoa Parkway về 5 cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà và nha khoa cực kỳ dễ làm. Chúc bạn điều trị sâu răng thành công!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

viêm tủy răng có mủ - 1

Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm tủy răng có mủ gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Vậy chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu thêm nhé

Xem chi tiết
viêm nha chu có lây không - 2

Bệnh viêm nha chu có lây không? Cách hạn chế lây nhiễm viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nguy hiểm dẫn đến tình trạng viêm tủy, lung lay, mất răng nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh viêm nha chu có lây không? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu dưới dây.

Xem chi tiết
Niềng răng thẩm mỹ - 1

Niềng răng thẩm mỹ gồm những phương pháp nào? Giá bao nhiêu?

Niềng răng là gì, tại sao phải niềng răng, có những loại niềng răng nào niềng răng có đau không, niềng răng bao lâu,… Tất cả đều có trong bài viết này.

Xem chi tiết
Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tại sao niềng răng bị tụt lợi? Những dấu hiệu và cách cách khắc phục

Thực hư niềng răng bị tụt lợi? Có nguy hiểm không và làm cách nào để khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu

Xem chi tiết