Răng nhiễm fluor không chỉ khiến răng trở nên ố vàng mất thẩm mỹ mà có thể khiến răng trở nên giòn và dễ gãy vỡ nếu tình trạng này kéo dài. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và những cách khắc phục răng nhiễm fluor hiệu quả qua bài viết sau nhé!
Fluor có vai trò gì đối với răng?
Fluor (có ký hiệu hóa học là F), đây là một loại vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, phân bố ở 96% xương và răng. Fluor có vai trò giúp hình thành nên lớp ngà và men răng, giúp răng cứng chắc để thực hiện chức năng nhai.
Bên cạnh đó, fluor còn có khả năng ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại đến lớp men răng, hỗ trợ ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như lượng chất fluor trong cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng răng nhiễm fluor, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
Răng nhiễm fluor là gì?
Răng nhiễm fluor là tình trạng rối loạn men răng, xảy ra do sự tiêu thụ dư thừa lượng fluor trong quá trình hình thành men răng. Ở mức độ nhẹ, trên răng sẽ xuất hiện các đốm nhỏ hoặc mảng vàng gây mất thẩm mỹ. Trong khi đó, nếu nhiễm fluor ở mức nặng có thể làm tăng độ xốp của lớp men răng, khiến răng dễ bị tổn thương hơn.
Một số dấu hiệu nhận biết khi răng bị nhiễm fluor gồm:
- Xuất hiện vết trắng hoặc nâu trên bề mặt răng: Một trong những dấu hiệu chính khi răng nhiễm fluor, thường xuất hiện ở mặt ngoài hoặc cạnh răng.
- Răng bị mất cân bằng màu sắc: Khi răng bị nhiễm fluor sẽ khiến màu sắc giữa các răng không đồng đều hoặc một vài phần của răng có màu sắc khác lạ so với phần còn lại.
- Đường viền sẫm màu: Có thể xuất hiện đường viền sẫm màu ở quanh viền của răng.
- Răng nhạy cảm: Răng nhiễm fluor thường nhạy cảm với những kích thích (nóng, lạnh, ngọt) hoặc khi chạm vào.
Răng nhiễm fluor là tình trạng dư thừa lượng fluor trong cơ thể, tác động tiêu cực đến răng
Nguyên nhân răng nhiễm fluor
Mặc dù fluor mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, nhưng nếu bổ sung quá nhiều sẽ gây dư thừa và có hại đến men răng. Răng nhiễm fluor là do nồng độ fluor cho phép trong cơ thể tăng cao quá mức, bởi một số nguyên nhân sau:
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng không phù hợp: Răng bị nhiễm fluor thường gặp ở trẻ em, do thói quen sử dụng các sản phẩm kem đánh răng hay nước súc miệng chứa fluor vốn chỉ dành cho người lớn trong thời gian dài.
- Sử dụng nguồn nước chứa fluor: Nếu răng miệng thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước có nồng độ fluor quá ngưỡng cho phép cũng rất dễ khiến răng nhiễm fluor.
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu fluor: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu fluor như tôm, cua, khoai tây, nho khô, trà đen, soda cũng góp phần làm tăng nồng độ fluor trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến răng.
- Dùng thuốc có fluor: Một số loại thuốc có fluor nếu sử dụng không kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa fluor, khiến răng bị ảnh hưởng và nhiễm màu.
Trẻ em sử dụng kem đánh răng không phù hợp có thể khiến răng bị nhiễm fluor
3 cách khắc phục răng nhiễm fluor hiệu quả
Tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là phương pháp khắc phục răng bị ố vàng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm cả nhiễm fluor ở mức độ nhẹ. Các công nghệ tẩy trắng hiện đại với thuốc tẩy trắng răng kết hợp cùng laser sẽ tác động sâu vào lớp men răng, giúp phục hồi độ trắng sáng, đều màu cho hàm răng.
Tẩy trắng răng có thể khắc phục tình trạng răng bị nhiễm fluor ở mức độ nhẹ
Bọc răng sứ
Khi tình trạng răng nhiễm fluor nặng và vết ố ăn sâu vào trong ngà răng, thì bọc răng sứ là cách khắc phục bên ngoài hiệu quả hơn so với phương pháp tẩy trắng, mang lại hàm răng trắng sáng như răng tự nhiên. Ngoài ra, bọc sứ cũng khắc phục được nhiều khuyết điểm răng khác như: thưa, móm nhẹ, hở kẽ hay nứt mẻ.
Nếu răng bị nhiễm fluor nặng thì có thể bọc sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ
Dán sứ
Dán sứ cũng là phương pháp có tác động bên ngoài, giúp che khuyết điểm răng ố vàng do nhiễm fluor hiệu quả, tương tự như bọc răng sứ. Đây là phương pháp đảm bảo về mặt thẩm mỹ, giúp khôi phục lại độ trắng sáng cho răng một cách nhanh chóng.
Dán sứ giúp che khuyết điểm răng ố vàng do nhiễm fluor
Những lưu ý để phòng ngừa răng nhiễm fluor
Để phòng ngừa tình trạng răng nhiễm fluor, thì việc kiểm soát lượng fluor sử dụng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Một số lưu ý để tránh răng nhiễm fluor như:
- Thường xuyên kiểm tra nguồn nước sử dụng trong gia đình để đảm bảo nồng độ fluor trong mức cho phép (0,7 – 1 mg/l), nếu vượt quá thì cần có biện pháp xử lý.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng đúng lứa tuổi, đặc biệt nên lưu ý cho trẻ em sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có lượng fluor phù hợp.
- Sử dụng lượng kem đánh răng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, tránh lạm dụng và cần súc miệng lại thật sạch.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa fluor trong thời gian dài, liên tục.
- Thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng răng miệng, kịp thời phát hiện và xử lý sớm nếu răng nhiễm fluor.
Khắc phục răng ố vàng do nhiễm fluor tại nha khoa Parkway
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Parkway hiện đang cung cấp các dịch vụ nha khoa giúp khắc phục tình trạng răng ố vàng do nhiễm fluor gồm:
Khi sử dụng các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ tại Parkway, bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi:
- Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
- Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
- Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
- Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
- Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
- Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Răng nhiễm fluor”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích, giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày!
Xem thêm: