Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bệnh viêm nha chu có lây không? Hướng dẫn hạn chế lây nhiễm viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Bệnh thường có những biểu hiện  nhẹ ban đầu làm nhiều người bỏ qua, khi phát hiện bệnh đã nặng. Vậy bệnh viêm nha chu có lây không? Cách điều trị hiệu quả?….Bài viết dưới đây nha khoa Parkway sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Tình trạng viêm nha chu

1. Bệnh viêm nha chu là gì? Nguyên nhân gây ra viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập gây viêm nhiễm các mô nha chu. Bao gồm có viêm nướu răng và viêm nha chu phá hủy. Bệnh lý này làm cho các mô nướu bị viêm, sưng đỏ và đau nhức. Nếu có dài có thể dẫn đến tình trạng chân răng bị ăn mòn, răng lung lay và rụng,…

Ngoài ra, viêm nha chu còn gây hôi miệng, tạo ra các đốm vàng làm mất tính thẩm mỹ và khiến  người bệnh không tự tin khi giao tiếp. Và còn có các biến chứng gây đau vùng thái dương, tim mạch, nhiễm khuẩn,..Không chỉ vậy, viêm nha chu còn gây khó khăn trong ăn uống, thậm chí là mất cả khả năng nhai.

Do vệ sinh răng miệng không tốt làm cho vi khuẩn phát triển và tích tụ trong các mảng bám răng với số lượng ngày càng tăng. Các vi khuẩn này gây viêm nướu, phá vỡ kết cấu mô khiến lợi không bám chắc vào chân răng. Nếu không có phương pháp xử lý phù hợp, viêm nha chu sẽ nghiêm trọng hơn theo từng giai đoạn:

1.1. Mảng bám hình thành trên răng:

Các mảng bám không màu hình thành và dính vào chân răng do sự tương tác giữa vi khuẩn và các chất tinh bột, đường có trong thức ăn. Dễ dàng loại bỏ các mảng bám này bằng chỉ nha khoa và đánh răng.

1.2. Hình thành vôi răng 

Các mảng bám sẽ cứng dần theo thời gian tạo cao răng chứa đầy vi khuẩn và khó loại bỏ. Tích tụ càng lâu thì cao răng càng gây hại cho răng và chúng cũng không dễ dàng lấy ra như các mảng bám ở giai đoạn trên.

1.3. Viêm nướu

Viêm nướu là dạng nhẹ nhất của viêm nha chu khi các mảng bám và vôi răng tích tụ lâu. Gây nên tình trạng kích ứng, viêm, sưng đau nướu xung quanh chân răng. Thường bị chảy máu chân răng khi dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng.

1.4. Viêm nha chu

Khi viêm nướu liên tục làm tụt nướu. Sao đó, hình thành các túi nha chu chữa đầy  mảng bám, vi khuẩn giữa nướu và răng. Theo thời gian, các túi nha chu sẽ chứa nhiều vi khuẩn hơn gây nhiễm trùng vết sâu gây mất răng. Ngoài ra, với các trường hợp mãn tính, viêm nhai chu còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây viêm cơ khắp cơ thể. 

2. Bệnh viêm nha chu có lây không? Các trường hợp lây nhiễm

Cả trẻ em, người trưởng thành và người già đều có nguy cơ mắc phải viêm nhai chu khiến nhiều người lo lắng rằng bệnh viêm nha chu có lây không? Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể lây truyền giữa các thành viên trong gia đình, từ mẹ sang con thông qua đường nước bọt. 

Vậy nên, khi một ai đó tiếp xúc với nước bọt của người bị viêm nha chu thì họ cũng có khả năng bị lây nhiễm. Đặc biệt là nếu trong gia đình bạn có một thành viên bị viêm nha chu thì các thành viên khác nên đến các cơ sở ý tế để được thăm khám.

3. Hướng dẫn hạn chế lây nhiễm viêm nha chu

Viêm nha chu nếu bạn thực hiện tốt các biện pháp sau thì hoàn toàn có thể hạn việc bị lây nhiễm:

  • Không nên sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như bàn chải đánh răng, ly, chén, khẩu trang,…mà có khả năng sẽ dính nước bọt của người bị nhiễm viêm nha chu vào.
  • Với các trường hợp đã từng sử dụng chung bàn chải đánh răng với người mắc viêm nha chu thì bạn nên đến các trung tâm nha khoa để được các nha sĩ thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng không mong muốn. Tốt hơn thì bạn nên cùng với tất cả thành viên trong gia đình mình đi khám nha khoa để phòng bệnh.

Nếu bạn đang mắc viêm nhai chu thì cũng nên thực hiện các biện pháp để hạn chế lây nhiễm sang mọi người xung quanh. Và hãy đọc phần tiếp theo để xem các phương pháp điều trịnh bệnh viêm nha chu hiệu quả nha!

4. Điều trị viêm nha chu đúng cách như thế nào?

Với câu hỏi bệnh nha chu có nguy hiểm không? Thì với các nội dung trên các bạn cũng đã có cho mình câu trả lời. Vậy với bệnh viêm nha chu thì bệnh nhân nên điều trị như thế nào? Dưới đây sẽ là so sánh về hai phương pháp phổ biến nhất: điều trị viêm nha chu không dùng phẫu thuật và điều trị viêm nha chu có phẫu thuật.

4.1. Điều trị viêm nha chu không dùng phẫu thuật

Lấy cao răng để giúp răng sạch hơn và loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng và nướu. Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì chi phí điều trị nha chu thấp và giúp họ lấy lại tự tin nhanh chóng với hàm răng trắng bóng. Với mức độ viêm nha chu khác nhau, nha sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng  bằng các dụng cụ, tia laser hoặc thiết bị sóng siêu âm.

Sử dụng phương pháp láng gốc răng để làm mịn bề mặt răng, tránh các mảng bám và cao răng tích tụ.

Sử dụng kháng sinh. Có hai loại: thứ nhất, kháng sinh bệnh nhân sẽ bôi trực tiếp vào vị trí viêm nha chu. Thứ hai là kháng sinh uống với mục đích giúp kiểm soát tốt lượng  vi khuẩn. Kháng sinh tại chỗ là những loại nước súc miệng trị nha chu và  thuốc bôi chữa viêm nha chu vào các rãnh túi nha chu giữa răng nướu. Dùng kháng sinh uống sử dụng các loại thuốc  sẽ có tác dụng giảm bớt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Bạn cũng có thể áp dụng cách chữa viêm nha chu răng tại nhà thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát lượng mảng bám và cao răng. Như làm sạch các mảng bám theo lời khuyên của bác sĩ một cách thường xuyên. Chăm sóc răng miệng đúng cách: lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/1 lần,…Sử dụng nước súc miệng trị nha chu tại nhà và cả chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng tốt hơn.

4.2. Điều trị viêm nha chu có phẫu thuật

Sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm nha chu nếu như tình trạng bệnh của bạn các phương pháp không phẫu thuật không thể can thiệp được:

  • Phẫu thuật giảm túi: Làm giảm độ sâu túi nha chu, giúp cho việc vệ sinh và làm sạch mảng bám trên răng được dễ dàng hơn.
  • Phẫu thuật tái tạo: Viêm nha chu làm phá hủy xương và mô răng tạo thành các túi nha chu. Theo thời gian, các túi nha chu ngày càng sâu và có nhiều vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm, lung lay răng. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại như bình thường.
  •  Phẫu thuật ghép mô mềm: Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ giúp phục hồi phần chân răng bị hư hại và ngăn chặn hiện tượng tụt lợi dẫn đến sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật này còn mang lại tính thẩm mỹ cao và giảm tình trạng ê buốt răng khi thực hiện một hoặc nhiều răng.

Để điều trị viêm nha chu, bạn nên lựa chọn những nơi uy tín. Đến với nha khoa Parkway, viêm nha chu sẽ không còn là nỗi lo lắng của bạn nữa. Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, luôn tận tâm với bệnh nhân cùng chi phí điều trị nha chu phù hợp chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên viên nhai chu và trả lời cho câu hỏi bệnh viêm nha chu có lây không? Nếu có còn các thắc mắc khác hãy liên hệ ngay với Parkway để được hỗ trợ tư vấn, thăm khám và điều trị nhé!

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết