Viêm nướu răng ở trẻ em là bệnh lý răng miệng rất thường gặp. Khi răng không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm các mô mềm bao quanh răng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết hơn nhé:
Viêm nướu răng là bệnh gì?
Viêm nướu răng là tình trạng nhiễm trùng mô mềm xung quanh răng. Nếu thấy nướu của trẻ sưng đỏ, chảy máu khi chải răng thì rất có thể trẻ đã bị viêm nướu. Đa phần trẻ dưới 3 tuổi dễ bị viêm nướu nhưng một số trẻ lớn hơn vẫn có thể mắc bệnh.
Nguyên nhân viêm nướu răng ở trẻ em
Trẻ bị viêm nướu do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do các mảng bám trên răng. Các mảng bám này là nơi sinh sôi, trú ngụ của các vi khuẩn. Vi khuẩn tồn tại càng lâu thì chúng càng có cơ hội tạo ra bệnh lý nghiêm trọng. Răng không được vệ sinh hình thành nên các mảng bám. Chúng bám trên răng sinh ra độc tố gây kích ứng và viêm nướu răng.
Như vậy, nguyên nhân chính gây viêm nướu ở trẻ là do răng miệng không được vệ sinh sạch. Lâu ngày dẫn đến vi khuẩn tích tụ trên răng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây viêm lợi ở trẻ như:
Viêm nướu do trẻ mọc răng
Trẻ bị nhiệt vì ăn nhiều đồ nóng
Trẻ đánh răng không đúng cách gây tổn thương nướu
Biểu hiện khi trẻ bị viêm nướu
Bệnh viêm nướu ở trẻ trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu, nướu ửng đỏ, sưng tấy, mềm. Bình thường, nướu của trẻ có màu hồng nhạt. Trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải, thậm chí chảy máu tự nhiên. Ở giai đoạn nặng hơn, trẻ còn có biểu hiện lợi chảy máu đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi, có mủ giữa răng nướu. Nếu cứ để như vậy, viêm nướu còn gây biến chứng sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống,… Ngoài ra, vì lợi đau nhức nên khiến trẻ chán ăn, sụt cân.
Có trường hợp trẻ bị sưng nướu răng rất đau nên không chịu vệ sinh răng miệng. Cha mẹ khi thấy trẻ đau, chảy máu lợi, không chịu chải răng nên cũng thôi, không dám vệ sinh cho con. Điều này sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Làm sao để phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em?
Để phòng ngừa viêm nướu răng trẻ em quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa tích tụ mảng bám trên răng.
Chải răng cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa flour cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa trong kẽ răng trẻ sau khi ăn.
Lấy cao răng cho trẻ để loại bỏ các mảng bám.
Đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng để đảm bảo răng của trẻ phát triển khỏe mạnh.
Cách điều trị viêm nướu răng ở trẻ em
Bệnh viêm nướu ở trẻ không hề khó điều trị nếu phát hiện sớm. Khi phát hiện nướu trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Cha mẹ cũng không nên tự ý cho trẻ uống thuốc, điều trị tại nhà. Bởi tự ý điều trị thường không chữa được tận gốc, bệnh âm ỉ về sau khó điều trị hơn.
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch sát khuẩn vùng miệng kết hợp thuốc kháng sinh, vitamin. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc răng miệng để trẻ không bị viêm nướu.
Tóm lại, để phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ. Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra các vấn đề răng miệng.
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]
Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.