Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến hiện nay có thể xảy ra với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nên cảm giác đau nhức, thậm chí còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao để hết triệt để thông qua bài viết sau đây nhé!

Bé trai bị sâu răng và mất 2 răng cửa

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến hiện nay với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ

Sâu răng là gì?

Sâu răng hay tooth decay hoặc caries là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến hiện nay. Hiểu một cách đơn giản thì tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn trên mảng bám gây tổn thương đến phần mô cứng của răng tạo thành các lỗ nhỏ trên bề mặt. 

Sâu răng hay còn gọi là quá trình hủy khoáng có thể diễn ra ở thân hoặc tại chân răng rồi từ từ phát triển qua men răng, ngà răng. Trường hợp nặng nhất sẽ xâm nhập và phá hủy tủy răng. Trước khi tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì tình trạng bệnh phát triển theo 4 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1 – Khởi phát: Khi quan sát kỹ trên bề mặt răng, bạn sẽ thấy những đốm nhỏ màu trắng đục hoặc ngả vàng chính là mảng bám và cao răng. Thông thường giai đoạn này sẽ khó phát hiện sâu răng nếu không chăm sóc hay kiểm tra định kỳ răng miệng.
  • Giai đoạn 2 – Các vi khuẩn sẽ trú ngụ và phát triển tại những mảng bám và cao răng. Sau đó, chúng tấn công men răng khiến vị trí bị ăn mòn chuyển sang màu đen.
  • Giai đoạn 3 – Lỗ sâu răng lan rộng làm người bệnh bị đau nhức. Tủy răng sẽ bị viêm nhiễm tạo cảm giác đau đớn cùng mùi hôi khó chịu.
  • Giai đoạn 4 – Vi khuẩn tấn công tủy răng gây hoại tử. Nếu không điều trị kịp thời thì chúng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tại đây. Đồng thời, xương hàm bị sưng, viêm chân răng hay thậm chí là tiêu xương xung quanh phần chân răng.

Tỷ lệ mắc sâu răng hiện nay

Tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì đây là một bệnh lý khá phổ biến ở lứa tuổi học đường, đặc biệt trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi với tỷ lệ lên đến 85%. Ngày nay, khi đời sống ngày càng phát triển, dinh dưỡng được cải thiện tốt hơn. Cùng với đó là hàm lượng đường trong khẩu phần ăn tăng lên góp phần gia tăng tỷ lệ sâu răng ở trẻ em ngày càng lan rộng. 

Em bé bị sâu răng nguyên hàm

Toàn quốc có trên 60% người bị sâu răng, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi

Theo điều tra về sức khỏe răng miệng thì toàn quốc có trên 60% người bị sâu răng, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi với mỗi trẻ trung bình có tới 6 răng sâu. Tình trạng bệnh thường xuất hiện ở cả hàm răng sữa và răng hỗn hợp. Bởi đây là độ tuổi trẻ bắt đầu thay răng khi răng sữa có kết cấu không bền vững, mềm, dễ bị tác động từ vi khuẩn trong miệng nếu không vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài chức năng ăn nhai, hàm răng sữa của trẻ còn giữ vai trò quan trọng với việc phát triển xương hàm cũng như giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn sau này. Do đó, nếu muốn một bộ răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn thì bạn cần theo dõi và chăm sóc răng sữa thật tốt.

Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm nguyên nhân tại đâu?

Trước khi trả lời câu hỏi trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh này. Cụ thể như sau:

Bác sĩ đang khám răng cho cậu bé

Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm nguyên nhân tại đâu?

Lý do di truyền

Nếu cha mẹ sở hữu men răng yếu và đã từng bị sâu răng trước đó thì chắc chắn một điều rằng con sinh ra sẽ có nguy cơ cao. Do đó, trẻ dễ gặp những vấn đề liên quan đến răng miệng như sâu răng do tính di truyền.

Vệ sinh răng miệng sai cách

Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng răng sữa của trẻ được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi lớn hơn nên không quá coi trọng việc vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên, khi tinh bột, đường dư thừa trong thức ăn sẽ tích lũy tạo thành những mảng bám trên răng. 

Đây chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều cha mẹ lo lắng trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Bên cạnh đó, việc không hướng dẫn con cách đánh răng đúng cách và để bé thực hiện qua loa cũng làm tăng nguy cơ sâu răng hơn.

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Nhiều trẻ có thể trạng ốm yếu nên thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng làm ảnh hưởng lớn đến men răng khiến răng xỉn màu. Vì vậy, tỷ lệ sâu răng ở những đối tượng này sẽ cao hơn so với các bé khác.

Không cung cấp đủ canxi cho bé

Nếu các bé không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi sẽ khiến lớp men răng bảo vệ bên ngoài trở nên yếu, mềm và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy, những trẻ bị thiếu hụt canxi rất dễ gặp phải tình trạng sâu răng.

Do các loại vi khuẩn ở trong răng miệng

Có rất nhiều loại vi khuẩn có hại tồn tại bên trong khoang miệng. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường thích ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt và đường sữa. Thông thường, lượng đường sau khi nạp vào cơ thể sẽ tồn tại bên trong miệng từ 20 – 60 phút.

Theo đó, vi khuẩn sẽ tiêu hóa đường tạo ra axit ăn mòn các chất vô cơ ở men răng và ngà răng làm xuất hiện những đốm nhỏ trên răng. Lâu dần các tổn thương này phát triển nhiều hơn cũng như gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ 7 tuổi.

Cách chữa tại nhà

Trẻ bị sâu răng hàm phải làm sao? Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? sẽ không còn là vấn đề nan giải nếu cha mẹ biết cách chữa trị cho bé kịp thời. Để giải quyết tình trạng sâu răng hàm hay bất kỳ vị trí nào thì bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà dưới đây:

Em bé ôm mặt vì răng sâu bị đau

Một số mẹo vặt tại nhà để giải quyết tình trạng sâu răng hàm hay bất kỳ vị trí nào

Súc miệng bằng nước muối

Muối là nguyên liệu có tính sát khuẩn, giảm đau hiệu quả được rất nhiều người sử dụng. Bởi vậy, bạn có thể áp dụng phương pháp này nếu không biết trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao bằng cách:

  • Bước 1: Chuẩn bị một cốc nước sôi để nguội và ít muối sạch.
  • Bước 2: Sau đó, tiến hành hòa tan muối trong cốc nước đã có sẵn.
  • Bước 3: Hãy cho bé súc miệng bằng dung dịch nước muối vừa pha sau khi đã đánh răng xong. Bạn nên để trẻ thực hiện đều đặn việc này sẽ giúp tình trạng sâu răng thuyên giảm một cách rõ rệt.

Mẹo dùng hạt cau chữa sâu răng

Cau được xem là một nguyên liệu chữa sâu răng hữu hiệu mà không phải ai cũng biết. Hạt cau có tính chất với khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng vô cùng hiệu quả. Bởi vậy, nếu chưa biết trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì bạn có thể áp dụng theo 4 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Rửa sạch và để ráo nước hạt cau.
  • Bước 2: Sử dụng rượu trắng để ngâm cau trong 30 ngày.
  • Bước 3: Sau khi dung dịch chuyển sang màu vàng là có thể cho trẻ súc miệng khoảng 2 lần/ngày.
  • Bước 4: Thực hiện thường xuyên trong thời gian dài, bạn sẽ thấy sâu răng ở bé thuyên giảm rõ rệt.

Mặc dù những mẹo vặt này sẽ giúp cha mẹ biết trẻ 7 tuổi sâu răng hàm phải làm sao. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời giúp cơn đau thuyên giảm mà không thể chữa trị dứt điểm. Bởi vậy, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để tìm được giải pháp khắc phục triệt để nhất.

Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao để hết triệt để

Tùy vào mức độ bệnh lý khác nhau mà các nha sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Do đó, với trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì dưới đây là một số phương pháp khắc phục triệt để tình trạng này ở bé. Cụ thể như sau:

Bé gái đang được bác sĩ khám răng

Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao để hết triệt để

Sâu răng mới chớm

Trong trường hợp sâu răng nhẹ, cha mẹ cần đưa trẻ đến nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp tái khoáng giúp phục hồi men răng nhằm đem lại nụ cười tươi sáng và chắc khỏe cho bé.

Sâu răng nặng

Với trường hợp sâu răng nặng, những tổn thương đã xuất hiện nhưng chưa lan rộng thì bạn không cần quá lo lắng. Hãy tới các địa chỉ nha khoa để tiến hành trám răng cho bé là đã có thể khắc phục triệt để tình trạng này. Tuy nhiên, bạn cần nhắc nhở trẻ không cắn các vật quá cứng hoặc quá dài để đảm bảo miếng trám ổn định.

Sâu răng quá nặng

Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao trong trường hợp bệnh quá nặng? Lúc này, tình trạng trẻ bị sâu răng đã lan đến vùng tủy và chân răng nên bác sĩ bắt buộc chỉ định nhổ răng để bảo toàn các vị trí cận kề. Tuy nhiên, nếu là răng sữa thì việc mọc răng vĩnh viễn ở trẻ sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì thế, phòng ngừa và phát hiện sâu răng sớm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết cho bé. Cha mẹ cũng nên giáo dục con cách chăm sóc răng miệng hàng ngày ngay từ những giai đoạn đầu đời để có một sức khỏe tốt.

Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ 7 tuổi

Việc phải chịu đựng những cơn đau hành hạ, tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị khiến nhiều cha mẹ lo lắng trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Bởi vậy, bạn cần chú trọng cẩn thận tời quá trình vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con ngay từ nhỏ. Cụ thể như sau:

Nụ cười tươi tắn của em bé

Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ 7 tuổi mà cha mẹ cần biết

  • Tập cho trẻ thói quen uống nước cũng như làm sạch răng bằng chỉ nha khoa sau khi ăn.
  • Chải răng đều đặn 2 lần/ngày với kem đánh răng phù hợp cho trẻ và bàn chải lông mềm.
  • Tập thói quen súc miệng cùng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý có bán tại nhiều nhà thuốc hiện nay.
  • Hạn chế sử dụng các đồ ăn vặt chứa nhiều chất tạo màu và đường.
  • Thường xuyên cho trẻ ăn đa dạng các loại rau củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin cùng những khoáng chất cần thiết.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp răng bé luôn chắc khỏe như hải sản, trứng, sữa…
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ tại nha khoa để được kiểm tra và phòng ngừa nguy cơ sâu răng cùng nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Lời kết

Thông qua những chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh biết được trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Hãy thường xuyên đưa con đến các địa chỉ uy tín như hệ thống Nha khoa Parkway để kiểm tra và phòng ngừa những bệnh lý răng miệng. Tại đây, với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất tân tiến chắc chắn sẽ giúp bé có một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười luôn tỏa sáng.

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết