Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sâu răng nhẹ là gì? 14 cách chữa sâu răng nhẹ hiệu quả

Sâu răng nhẹ là tình trạng sâu răng ở giai đoạn đầu khi chưa có nhiều biểu hiện rõ ràng để nhận biết, cũng như chưa gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Răng sâu nhẹ sớm phát hiện sẽ được xử lý dễ dàng ít để lại hậu quả. Vậy dấu hiệu sâu răng nhẹ như thế nào? Làm thế nào để chữa sâu răng nhẹ? Cùng Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Sâu răng nhẹ là gì?

Sâu răng nhẹ là một bệnh lý nha khoa phổ biến gặp phải ở nhiều người, ở giai đoạn này răng sâu bị phá hủy cấu trúc ở thân răng. Vi khuẩn gây sâu răng phát triển bắt đầu hình thành các mảng bám và gây ra quá trình hủy khoáng trên răng. Sâu răng nhẹ rất dễ bị do nguyên nhân chủ yếu là từ thói quen và chế độ ăn uống cũng như quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Hình ảnh răng bị sâu và ố vàng mức nhẹ

Quá trình sâu răng bắt đầu do vi khuẩn gây sâu răng tạo ra axit làm pH khoang miệng giảm, chính điều này gây hại trực tiếp làm bào mòn men răng, gây ra quá trình hủy khoáng và hình thành các lỗ trên răng. Ban đầu chỉ mới xuất hiện các chấm nâu và đen nhỏ li ti trên răng sau đó các vết lớn dần tạo thành các lỗ sâu lớn và đậm hơn.

Giai đoạn này người bị sâu răng chưa thấy biểu hiện đau nhức hay ê buốt và các lỗ sâu còn bé khiến người bị sâu răng nhẹ khó phát hiện mình đã bị sâu răng. Giai đoạn tiếp theo khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn và có tình trạng hôi miệng gây phiền toái cho người bị sâu răng.

Trẻ em bị nhiều khả năng sâu răng nhẹ hơn người lớn. Do các bé còn nhỏ, răng mới mọc nên còn yếu, phần men và ngà răng vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Sở thích ăn nhiều đồ ngọt và đồ uống nhiều đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển gây bệnh cho răng.

Ở giai đoạn sâu răng nhẹ thường có 3 dạng:

  • Thân răng bị sâu: Là dạng phổ biến khi mới bị sâu răng nhẹ. Toàn bộ bề mặt răng đều có thể bị vi khuẩn tấn công và phá hủy men răng gây sâu răng. Mặt nhai của răng thường có nguy cơ bị sâu dễ hơn vì đây là nơi nhai, nghiền thức ăn luôn hoạt động liên tục.
  • Chân răng bị sâu: Người bệnh bị sâu chân răng dễ bị kèm cả viêm nha chu. Trường hợp này thường xuất hiện ở người có sức đề kháng kém người lớn tuổi. Quá trình lão hóa cũng là 1 yếu tố dễ dẫn đến sâu răng nhẹ. Ở những người này nướu bị tụt làm lộ chân răng ra ngoài, chân răng không được bảo vệ dễ bị tấn công gây sâu răng.
  • Răng thứ bị sâu: Trường hợp này dễ gặp ở người đi trám răng hoặc bọc mão răng. Lý do vì đây là những vị trí thường xuyên hình thành các mảng bám răng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh trưởng phát triển gây sâu răng.

Nguyên nhân sâu răng nhẹ do đâu

 Do thức ăn

Sử dụng thường xuyên những thực phẩm ăn nhanh chứa nhiều đường và tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày là nguyên nhân trực tiếp dễ dẫn đến tình trạng sâu răng nhẹ. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển và nhân lên của vi khuẩn gây sâu răng nhất là khi bạn quên hoặc không đánh răng buổi tối trước khi ngủ.

Các vụn thức ăn thừa dính trên kẽ răng khi không được vệ sinh kỹ hay không lấy vôi răng định kỳ cũng tạo ra môi trường để vi khuẩn gây sâu răng thuận lợi sinh trưởng phát triển.

Do vi khuẩn

Hoạt động của vi khuẩn Streptococcus Mutans và 1 số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus… là nguyên nhân chính làm người bệnh bị sâu răng nhẹ. Sau khi ăn, răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ thì sau khoảng 15 phút các thức ăn, chất đường, bột trong thức ăn dưới tác động của vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành axit.

Những axit này tác động lên các vết nứt, chỗ trũng trên bề mặt răng, ăn mòn men răng và phá hủy cấu trúc răng. Đây là lý do dẫn đến tình trạng sâu răng, làm xuất hiện những lỗ hổng gây mất thẩm mỹ.

Do axit trong men răng

Yếu tố axit trong men răng cũng có thể dẫn đến bệnh sâu răng nhẹ. Bình thường, axit trong men răng được duy trì ở ngưỡng an toàn ổn định. Trong một số trường hợp axit trong men răng đột ngột tăng cao làm xói mòn men răng. Các lỗ nhỏ trên răng là nơi trú ngụ và phát triển của vi khuẩn và mảng bám gây sâu răng.

Do kết cấu răng yếu

Khả năng bị sâu răng cao hay thấp ở mỗi người là khác nhau do kết cấu răng của mỗi người khác nhau. Hàm răng khỏe mạnh, không bị tác động lực quá lớn gây ảnh hưởng lên răng, răng đều, chắc khỏe, không sứt mẻ, mọc thẳng hàng, men răng tốt trắng bóng, răng khoáng hóa cao là những đặc điểm quan trọng giúp chống lại các tác nhân gây ra sâu răng nhẹ.

Trường hợp ngược lại, hàm răng yếu, men răng mỏng,…là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị sâu răng nhẹ.

Do cách vệ sinh răng miệng

Một nguyên nhân khác gây sâu răng nhẹ là do cách vệ sinh răng miệng không đúng. Răng không được vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ hàng ngày tạo ra những điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển, tấn công răng gây ra những vấn đề về răng miệng nhất là tình trạng sâu răng nhẹ.

Việc không vệ sinh răng sạch sẽ vừa gây ra sâu răng nhẹ vừa làm tăng khả năng bị cách bệnh về răng miệng khác đi kèm như viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu răng và hôi miệng…

Từ quá trình sâu răng ở giai đoạn đầu đến dẫn đến tình trạng răng bị sâu lỗ to cần một khoảng thời gian, quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào khả năng chống sâu răng của từng người, hàm lượng và tốc độ phát triển của vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng.

Dấu hiệu sâu răng nhẹ

Chiếc răng bị ố vàng và xuất hiện vết nứt

Sâu răng nhẹ là đoạn đầu của sâu răng, các biểu hiện chưa quá rõ ràng dù thế vẫn có thể nhận biết sâu răng nhẹ nhờ vào các dấu hiệu sâu răng nhẹ sau tùy ở từng giai đoạn cụ thể:

Giai đoạn chớm sâu răng:

Ở giai đoạn mới chớm này, khi quan sát qua gương bạn có thể phát hiện những đốm ngày trắng. Nhưng đặc điểm này lại xuất hiện ở mặt trong của răng hoặc kẽ hở giữa hai răng bên cạnh là những vị trí khuất thường ít được quan sát chú ý để phát hiện ra sớm.

Trong giai đoạn này bạn sẽ chưa cảm nhận được các dấu hiệu như răng ê buốt đau nhức hay bị nhạy cảm hơn với đồ ăn ngọt, nóng, lạnh. Đến nha khoa khám và theo dõi định kỳ hàng tháng là phương án tốt nhất nếu muốn phát hiện sớm sâu răng ở giai đoạn mới chớm này.

Giai đoạn men răng bị sâu:

Khi này các đốm trắng vị vi khuẩn tấn công làm tổn thương men răng gây biến đổi thành những lỗ sâu nhỏ màu nâu, đen. Tuy vậy, ở giai đoạn này sâu răng vẫn chưa gây ra các triệu chứng đau ê buốt đi kèm và ăn uống sinh hoạt vẫn bình thường. Chỉ khi bạn duy trì chế độ ăn không tốt cho răng, ăn nhiều đồ lạnh thì có thể sẽ có cảm giác ê buốt răng.

Tác hại khi bị sâu răng nhẹ

Dù mới chỉ ở giai đoạn đầu của sâu răng, sâu răng nhẹ tuy chưa gây nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh nhưng nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng sâu răng nặng lên sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho răng miệng.

Ở giai đoạn này răng sâu nhẹ sẽ có một số ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hằng ngày của người bị sâu răng như:

  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Những vết lỗ nhỏ li ti trên răng, lớp men răng bên ngoài xỉn màu, răng kém trắng sáng là những yếu tố rất gây mất thẩm mỹ. Tình trạng sưng tấy vùng lợi quanh chân răng bị sâu cũng làm cho người bệnh ngại giao tiếp hơn trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Hôi miệng: Người bị sâu răng thường sẽ luôn gặp phải tình trạng hôi miệng đi kèm. Đây là tình trạng hơi thở của người bệnh có mùi hôi do các mảng bám răng tồn đọng lâu ngày và pH giảm đột ngột gây nên. Khi sâu răng nhẹ được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng hôi miệng có thể sẽ được xử lý triệt để hoàn toàn.
  • Căng thẳng thần kinh: Việc sâu răng gây ra những cơn đau nhức khó chịu làm người bệnh mất ngủ, ăn uống khó khăn. Lâu dần tình trạng này lặp lại, kéo dài sẽ khiến người bệnh căng thẳng thần kinh, không cảm thấy được thoải mái và dễ gặp các vấn về tâm lý tiêu cực.
  • Yếu chân răng: Răng sâu nhẹ không được phát hiện điều trị sớm để càng lâu sâu răng nhẹ nặng dần có thể dẫn đến biến chứng viêm tủy răng hoặc viêm quanh chân răng. Điều này làm cho răng yếu, chân răng dễ lung lay nặng có thể làm rụng răng.
  • Viêm tủy răng: Sâu răng nhẹ nhưng không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày dễ gây ra tình trạng viêm tủy hay hoại tử. Người bệnh có khả năng bị các biến chứng bị sâu răng nặng như nặng như áp xe răng, áp xe nang quanh chóng cực kỳ khó chịu.

Cách chữa sâu răng nhẹ tại nha khoa

 Tái khoáng răng sâu

Tái khoáng răng sâu được áp dụng trong các trường hợp răng mới ở giai đoạn chớm sâu, khi này răng mới chỉ xuất hiện những đốm ngà trắng, chưa xuất hiện những lỗ sâu nhỏ màu nâu đen. Phương pháp này có thể được thực hiện theo hai cách sau:

  • Hỗn hợp gồm Calcium, Phosphate và Fluorine được đổ vào vị trí sâu, thu hẹp phần răng bị sâu có màu trắng ngà. Hỗn hợp này còn giúp hạn chế sự lây lan và phát triển của vi khuẩn sâu răng.
  • Sử dụng Fluor nồng độ cao đổ trực tiếp vào vết sâu răng mới xuất hiện để hạn chế sự phát triển lây lan của vết sâu. Khi này Fluor kết hợp cùng với Canxi, Photpho trong men răng hình thành nên hợp chất cứng hơn men răng khiến vi khuẩn không tác động ăn sâu vào răng được.

Phương pháp này chỉ giúp ngăn chặn sâu răng nhẹ tiến triển nặng lên, không có khả năng loại bỏ triệt để sâu răng nhẹ. Muốn loại bỏ triệt để tình trạng này cần vừa kết hợp chế độ ăn uống khoa học lành mạnh vừa đến nha khoa để được tư vấn điều trị.

 Trám răng sâu nhẹ 

Thường các răng sâu nhẹ sẽ được thực hiện trám răng. Với phương pháp này bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ những men răng ngả màu xám, đen đã bị tổn thương. Tiếp theo răng sẽ được vệ sinh làm sạch sẽ loại bỏ những thức ăn thừa những mảnh vụn bám trên răng. Cuối cùng răng sẽ được trám bằng vật liệu trám răng chuyên khoa bít lại những lỗ sâu trên răng.

⏩⏩Nếu bạn đang muốn điều trị trám sâu răng nhẹ thì nên tìm hiểu qua bài viết sau:

Cách chữa sâu răng nhẹ tại nhà

 Chữa sâu răng nhẹ bằng nước muối

Muối có tính sát khuẩn cao, sử dụng nước muối giúp phòng và giảm các cơn đau nhức nhẹ gây ra do sâu răng nhẹ hiệu quả, nhanh chóng. Khi dùng nước muối vệ sinh răng, nước muối len vào những kẽ răng tiêu diệt những vi khuẩn gây những cơn đau nhức ê buốt ở răng, làm sạch những mảnh vụn thức ăn thừa dính trên răng. Qua đánh giá nước muối giúp:

  • Giảm sưng viêm ở răng.
  • Tăng cường khả năng chữa lành vết thương.
  • Giảm sưng amidan một trong những lý do gây đau họng.

Cách dùng nước muối chữa sâu răng nhẹ như sau: Lấy nước ấm pha cùng với một lượng muối cao, sử dụng 4 đến 5 lần/ngày thường xuyên hàng ngày. Sử dụng muối vừa an toàn vừa giảm tình trạng sâu răng nhẹ lại vừa giúp giảm đau họng, giảm hôi miệng, giảm vàng răng…

 Chữa sâu răng nhẹ bằng tiêu đen và húng quế

Lá cây húng quế

Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng có hiệu quả tốt.Kết hợp sử dụng vài lá húng quế đã rửa sạch sau đó nghiền nát cùng vài hạt tiêu đen trực tiếp đắp lên vùng răng bị đau. Chỉ cần sau thời gian ngắn cơn đau sẽ được làm dịu nhanh chóng.

 Chữa sâu răng nhẹ bằng hoa cúc

Hoa cúc là 1 vị thuốc đông y được ứng dụng đa dạng điều trị nhiều bệnh trong đó có bệnh sâu răng. Dùng 1 nắm hoa cúc vàng, ngâm với 0,5 lít rượu từ 7 đến 10 ngày có thể lấy ra sử dụng. Súc miệng bằng hỗn hợp rượu hoa cúc này hàng ngày bạn sẽ nhận ra hiệu quả rõ ràng, những cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

 Cách chữa sâu răng nhẹ bằng rượu

Rượu có chứa cồn với khả năng sát khuẩn cao. Sử dụng rượu để chữa sâu răng nghe có vẻ lạ nhưng đã được khoa học chứng minh và chính người dùng đánh giá có tác dụng giảm sâu răng khá hiệu quả. Ngậm rượu giúp giảm sưng, đau, viêm nhiễm, giảm hôi miệng.

Nhưng bệnh nhân không nên quá lạm dụng rượu trong xử lý sâu răng nhẹ, chỉ nên ngậm tránh uống rượu vì có thể dẫn đến nghiện rượu và tác dụng ngược lại gây các tác dụng xấu cho sức khỏe, các cơ quan khác trong cơ thể.

 Cách chữa sâu răng nhẹ chườm lạnh hoặc chườm đá

Một phương pháp cấp tốc khá hữu hiệu giúp giảm cơn đau răng tức thời là chườm đá lạnh. Phương pháp này vừa an toàn hiệu quả lại dễ thực hiện. Nhiệt độ thấp ở đá lạnh làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, làm giảm hoặc có thể làm mất cảm giác đau đớn gây ra do sâu răng nhanh chóng.

Nhưng cần lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên răng và vùng răng bị sâu đau nhức, việc này sẽ làm giảm hiệu quả, gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

 Cách chữa sâu răng nhẹ bằng lá tía tô

Một trong những lá có khả năng sát khuẩn là lá tía tô. Lá tía tô giúp ngăn ngừa hôi miệng đồng thời giảm cơn đau do vi khuẩn gây sâu răng gây ra ở mọi vị trí răng. Cách chữa sâu răng bằng lá tía tô như sau:

  • Đập dập lá tía tô, trộn đều với ít muối trắng.
  • Lấy hỗn hợp đắp trực tiếp lên vùng răng bị sâu.
  • Mỗi tuần thực hiện từ 1 đến 2 lần đều đặn bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn.

 Cách trị sâu răng nhẹ bằng gừng, tỏi trị

Củ gừng và tỏi

Trong tỏi, gừng chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn cao. Sử dụng tỏi và gừng đã được chứng minh có tác dụng giảm đau hiệu quả những cơn đau của sâu răng gây ra. Vì vậy, khi bạn bị những cơn đau do sâu răng nhẹ gây ra có thể giã nát gừng và tỏi cho thêm muối hột sạch rồi đắp lên vùng bị sâu răng, cơn đau sẽ được đẩy lùi. Lưu ý nên pha loãng tỏi để không bị kích ứng hay phỏng nướu.

Cách trị sâu răng nhẹ bằng lá ổi

Hình ảnh lá ổi

Trong lá ổi có chứa nhiều hợp chất astringents là hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Dùng lá ổi chữa sâu răng nhẹ là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng cho tính an toàn và công dụng tốt. Sử dụng lá ổi trị sâu răng nhẹ như sau:

  • Dùng 1 nắm lá ổi tươi, làm sạch.
  • Sắc lá ổi với nước vừa đủ trong khoảng 1 giờ.
  • Dùng nước lá ổi đã đun súc miệng 2 lần một ngày.

 Thực hiện súc miệng đều đặn bạn sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.

Sử dụng vỏ trứng để trị sâu răng nhẹ

Vỏ trứng có chứa nhiều canxi giúp tái khoáng hóa men răng. Vỏ trứng còn có thể giúp loại bỏ mảng bám đặc biệt khi kết hợp vỏ trứng với baking soda và dầu dừa. Cách dùng vỏ trứng chữa sâu răng nhẹ như sau:

  • Rửa sạch vỏ trứng, đun sôi trong vài phút.
  • Để khô rồi cho tán thành bột mịn.
  • Thêm baking soda, dầu dừa vào bột vừa tán mịn trộn đều.
  • Sử dụng đánh răng mỗi ngày 1 lần.

Hỗn hợp nên được bảo quản trong hộp kín.

Sử dụng oxy già

Oxy già hay còn gọi là dung dịch hydro peroxide là dung dịch có tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Sử dụng oxy già súc miệng khi đau răng hoặc nhiễm trùng răng giúp khử khuẩn kháng viêm hiệu quả. Cách dùng ta pha loãng nước với oxy già tỷ lệ 1:1, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ đi và súc lại với nước thường làm sạch miệng.

Sử dụng đinh hương

Trong đinh hương chứa thành phần Eugenol chứng minh là loại hợp chất gây tê tự nhiên, giảm đau hiệu quả những cơn đau, viêm răng do sâu răng nhẹ gây ra. Đinh hương có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng và nướu răng.

Sử dụng trà bạc hà

Bạc hà được chứng minh có khả năng gây tê, làm dịu cơn đau răng. Tinh dầu bạc hà thường xuyên được sử dụng kháng khuẩn, chống hôi miệng trong nha khoa.

Sử dụng cỏ xạ hương và gel lô hội

Thành phần Thymol có trong cỏ xạ hương có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn. Gel lô hội giúp làm sạch, làm dịu xung quanh vị trí nướu gây ra do sâu răng. Kết hợp hai loài cây này sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn khi tự chữa sâu răng nhẹ tại nhà.

Sử dụng thuốc giảm đau răng để trị đau sâu răng nhẹ

Thuốc giảm đau được sử dụng làm giảm nhanh và tạm thời những cơn đau nhức răng. Không được lạm dụng và sử dụng bừa bãi thuốc giảm đau có bạn tại các hiệu thuốc. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) giúp giảm cơn đau nhanh chóng hiệu quả cơn đau răng từ nhẹ đến vừa. Chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, về độ tuổi sử dụng, liều lượng và các thành phần có thể gây kích ứng với cơ thể.

Sâu răng nhẹ khi đánh răng có hết không?

Theo các bác sĩ nha khoa, trường hợp sâu nhẹ lỗ lâu nhỏ chưa ăn sâu tủy thì đánh răng đúng cách giúp giảm vi khuẩn sâu răng một cách triệt để.

Trong thành phần kem đánh răng chứa khoáng chất Fluor giúp men răng chắc khỏe đồng thời hạn chế phòng ngừa nguy cơ sâu răng. Sử dụng bàn chải phù hợp giúp lấy sạch những mảng bám trên bề mặt và kẽ răng. Việc vệ sinh răng đúng cách vừa đảm bảo sức khỏe răng miệng vừa ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng lên.

Tuy nhiên, để loại bỏ triệt để sâu răng thì cần đến cơ sở nha khoa uy tín và điều trị theo hướng dẫn cả bác sĩ chuyên khoa.

Những lưu ý phòng ngừa sâu răng nhẹ tại nhà.

Để có được một hàm răng khỏe mạnh, tránh xa vấn đề sâu răng, đau nhức do sâu răng thì phòng ngừa sâu răng là cách hữu hiệu nhất. Bạn có thể phòng ngừa sâu răng theo những cách dưới đây:

  • Vệ sinh răng đúng, đều, sạch mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn để làm sạch răng.
  • Sử dụng kết hợp cùng chỉ nha khoa, nước muối hoặc các nước súc miệng khác giúp răng sạch hơn, tránh viêm nhiễm, ngăn chặn sâu răng.
  • Người bị sâu răng nên sử dụng trà xanh hoặc bạc hà để sát khuẩn, làm sạch răng miệng, chống hôi miệng, đem lại hơi thở thơm tho.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học nhiều rau, củ, quả tốt cho răng ví dụ như đu đủ, cà rốt, khoai lang…
  • Ăn sữa chua không đường, sữa đậu nành.. hàng tuần bổ sung canxi cho răng và xương chắc khỏe.
  • Người bị sâu răng nhẹ nên uống nước máy hàng này có bổ sung fluor thích hợp giúp giảm và chống sâu răng hiệu quả.
  • Không uống đồ uống nhiều đường, nước có gas, không ăn vặt thường xuyên. Không ăn vào ban đêm.
  • Chú ý kiểm tra sức khỏe răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Điều trị sâu răng nhẹ ở đâu?

Sâu răng nhẹ là tình trạng bệnh lý sâu răng cực kỳ phổ biến. Tuy tình trạng sâu răng nhẹ chưa gây ra nhiều các cảm giác khó chịu, đau nhức và bất tiện cho người bệnh và cách điều trị khá dễ dàng.

Nhưng để phát hiện ra sâu răng nhẹ để sớm điều trị thì lại khó khăn do sâu răng nhẹ chưa có nhiều các dấu hiệu rõ ràng. Vậy răng sâu nhẹ nên làm gì? Làm sao sớm phát hiện sâu răng nhẹ? Bạn nên đến cơ sở Nha Khoa uy tín để được khám và được bác sĩ hỗ trợ điều trị đúng cách.

Nha Khoa Parkway là cơ sở nha khoa uy tín có kinh nghiệm trong việc điều trị cách bệnh về sâu răng an toàn và hiệu quả. Với công nghệ kỹ thuật hiện đại Nha Khoa Parkway tự tin có thể xử lý mọi vấn đề liên quan đến răng miệng cho bạn. Khẳng định vị thế là một nha khoa hàng đầu Việt Nam cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao, Nha Khoa Parkway là 1 địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn tin tưởng đến thăm khám và điều trị bệnh về răng miệng.

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway

Hãy đến với Nha Khoa Parkway để được trải nghiệm tốt nhất, nhanh chóng xử lý các vấn đề về răng miệng nhất là tình trạng sâu răng nhẹ ở giai đoạn đầu. Hiện tại nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, và TP. HCM. 

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu của sâu răng, mặc dù chưa gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh, nhưng nếu để lâu dài sâu răng tiến triển nặng lên sẽ gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh, gây khó khăn trong ăn uống giao tiếp hằng ngày.

Vậy nên để sớm phát hiện và có cơ hội điều trị triệt để, dứt điểm tình trạng sâu răng nhẹ, sâu răng mới chớm hãy thường xuyên kiểm tra định kỳ răng miệng. Hãy lựa chọn Nha khoa Parkway để có được những trải nghiệm tốt nhất, bảo vệ răng miệng của bạn và cả gia đình.

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Những cách nhổ răng không đau cho cả người lớn và trẻ em

Những cách nhổ răng không đau cho cả người lớn và trẻ em

Nhổ răng có thể làm cho nhiều người e ngại vì sợ cảm giác đau. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại và nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, cảm giác đau đớn khi nhổ răng có thể được giảm thiểu đáng kể. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
top 5 địa chỉ niềng răng uy tín tân bình

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín quận Tân Bình

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha hiệu quả được sử dụng phổ biến cho những trường hợp răng lệch lạc, hô, móm,… gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Việc lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng tại quận Tân Bình nói riêng và TPHCM nói […]

Xem chi tiết
top 5 địa chỉ niềng răng uy tín tại Thủ Đức

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín quận Thủ Đức

Hiện nay, nhu cầu niềng răng thẩm mỹ ngày càng tăng, việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín là yếu tố then chốt để đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt kết quả tốt nhất. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn một […]

Xem chi tiết
Màng trắng sau khi nhổ răng

Màng trắng sau khi nhổ răng là gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Sau khi nhổ răng được vài ngày, khoảng trống tại vị trí răng bị mất thường xuất hiện một lớp màng màu trắng đục. Vậy màng trắng sau khi nhổ răng là gì? Có nguy hiểm không? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé! Màng trắng sau khi nhổ răng […]

Xem chi tiết