Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Top 19 thuốc bôi nhiệt miệng giúp khắc phục tình trạng lỡ miệng hiệu quả

19 thuốc bôi nhiệt miệng tốt

Thuốc bôi nhiệt miệng là loại thuốc được sử dụng trực tiếp lên vết loét trong khoang miệng để giảm đau, chống viêm và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Thuốc thường có dạng gel hoặc dung dịch, giúp làm dịu cảm giác khó chịu và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. trong bài viết này hãy cùng Nha khoa Parkway 19 loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả và cách sử dụng của từng loại. Tham khảo ngay nhé!

Công dụng của thuốc bôi nhiệt miệng

Thuốc bôi nhiệt miệng là dạng dược phẩm dùng ngoài, được thiết kế nhằm làm dịu cơn đau và cảm giác khó chịu trong khoang miệng. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các tình trạng như: lở miệng, viêm lợi, viêm nha chu và các vấn đề viêm loét miệng khác. Thành phần phổ biến trong thuốc bôi nhiệt miệng:

  • Benzocaine: Chất gây tê tại chỗ, giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Lidocaine: Chất gây tê mạnh hơn, thường được sử dụng trong các trường hợp nhiệt miệng nặng hoặc vết loét sâu.
  • Hydrocortisone: Một loại corticosteroid có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và đau.
  • Chiết xuất thảo dược: Như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm trà hoặc chiết xuất xạ hương, thường được đánh giá là lành tính và dịu nhẹ với niêm mạc miệng.

Dù được chế tác từ bất kỳ thành phần nào, thuốc bôi nhiệt miệng đều sẽ có 2 công dụng chính, bao gồm:

  • Kháng khuẩn, kháng viêm: Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng chính là sự xâm nhập của vi khuẩn. Do đó, thành phần có trong thuốc trị nhiệt miệng thường sẽ chứa kháng viêm để ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.
  • Xoa dịu vùng tổn thương: Đây là công dụng cơ bản của thuốc bôi nhiệt miệng. Các thành phần có trong thuốc sẽ giúp vết loét được xoa dịu, giảm các cơn đau nhức.
  • Làm lành vết loét: Một số hoạt chất có trong gel bôi nhiệt miệng cũng giúp vết loét mau chóng giảm dần và phục hồi dứt điểm.

Các dạng thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến

Bôi nhiệt miệng dạng gel

Gel bôi nhiệt miệng là một trong những dạng thuốc được điều chế phổ biến nhất hiện nay. Gel bôi nhiệt miệng có độ bám dính cao, dễ dàng đắp lên vết loét để tạo lên một màng phủ, ngăn vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chính vì điều này mà người bị nhiệt cũng sẽ có cảm giác dễ chịu, giảm đau nhức.

Nhờ vào kết cấu gel, nên thuốc chữa nhiệt miệng dạng gel cũng trở nên khó trung hoà khi ở trong khoang miệng. Do đó, hiệu quả sử dụng thuốc sẽ được tăng cao hơn. Dù vậy, để thuốc phát huy tối đa công dụng, bạn nên hạn chế uống nước hoặc các thức uống khác, tránh để gel trôi đi.

Bôi nhiệt miệng dạng gel

Thuốc bôi nhiệt miệng dạng gel (Nguồn: Internet)

Bôi nhiệt miệng dạng kem

Bôi nhiệt miệng dạng kem có độ bám dính sẽ không cao bằng gel bôi. Nhưng ngược lại, điểm nổi bật của kem bôi nhiệt miệng chính là dễ dàng thấm sâu vào vết thương. Do đó, kem bôi nhiệt miệng sẽ phát huy tốt công dụng làm dịu và làm lành vết loét hiệu quả.

Vì khả năng thấm của kem bôi nhiệt miệng khá nhanh, nên bạn hãy lưu ý không nên ăn hoặc uống ngay sau khi vừa bôi kem. Hãy để kem bôi thấm vào vết thương một thời gian nhất định để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Điểm chung của thuốc bôi nhiệt miệng dạng kem và dạng gel chính là thường được đóng gói dưới kiểu tuýp hoặc hũ. Điều này sẽ giúp người bệnh thuận tiện trong việc lấy một lượng gel vừa phải cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh khi sử dụng.

Bôi nhiệt miệng dạng kem

Thuốc bôi nhiệt miệng dạng kem có khả năng thẩm thấu nhanh vào da (Nguồn: Internet)

Bôi nhiệt miệng dạng bột

Dù không phổ biến nhưng thuốc bôi nhiệt miệng dạng bột cũng mang lại nhiều công dụng vượt trội. Thảo mộc và bột khoáng chất là thành phần chính để điều chế thuốc bột nhiệt miệng. Do đó, bột trị nhiệt miệng dễ dàng mang lại kết quả điều trị tốt nhờ vào việc hút ẩm hiệu quả.

Vì vậy, nếu bạn bị nhiệt miệng nặng và tiết ra enzyme quá mức thì thuốc dạng bột sẽ là sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Tuy nhiên, vì là dạng bột nên nhược điểm chính là cách sử dụng khó khăn. Bạn sẽ khó điều chỉnh lượng bột vừa đủ và cũng khó kiểm soát vấn đề vệ sinh khu sử dụng.

Top 19 thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả hiện nay

Tên sản phẩm Loại Xuất xứ
Oral NanoSilver Gel bôi nhiệt miệng Việt Nam
Urgo Gel bôi nhiệt miệng Pháp
Taisho Cool Pain Relief Gel for Mouth Gel bôi nhiệt miệng Nhật Bản
Orajel Film-Forming Canker Sore Gel Gel bôi nhiệt miệng Mỹ
PV Viên uống Việt Nam
Orrepaste Gel bôi nhiệt miệng Malaysia
Emofluor Gel bôi nhiệt miệng Thụy Sỹ
Nhất Nhất Viên uống Việt Nam
Gengigel Gel bôi nhiệt miệng Đang cập nhật
Oracortia Gel bôi nhiệt miệng Việt Nam
An Thảo Viên uống Việt Nam
Traful Xịt nhiệt miệng Nhật Bản
Zytee RB Gel bôi nhiệt miệng Ấn Độ
Kamistad N Gel bôi nhiệt miệng Đức
Mouthpaste Gel bôi nhiệt miệng Việt Nam
VNP Gel bôi nhiệt miệng Việt Nam
Trinolone Oral Paste Gel bôi nhiệt miệng Thái Lan
Sensa Cools Bột sủi Indonesia

1. Gel bôi Nhiệt Miệng Oral NanoSilver 

Đầu tiên trong danh sách các loại thuốc bôi nhiệt miệng tốt nhất không thể không kể đến Oral NanoSilver. Đây là gel bôi nhiệt miệng có xuất xứ từ Việt Nam, được điều chế từ đa dạng thành phần, nhưng nổi bật trong đó là chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên như: Cam thảo, Hoè hoa, Kim ngân hoa, mật ong,…

Gel bôi nhiệt miệng Oral NanoSilver giúp làm sạch và ngăn ngừa các tác nhân gây nhiệt miệng. Không chỉ làm dịu vết loét, làm giảm cơn đau do nhiệt miệng, NanoSilver còn giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Gel bôi Nhiệt Miệng Oral NanoSilver 

Gel bôi Nhiệt Miệng Oral NanoSilver có thành phần từ các loại thảo dược tự nhiên (Nguồn: Internet)

Vì thành phần chính đều được chiết xuất từ thảo dược lành tính, nên thời gian điều trị của gel bôi nhiệt miệng Oral NanoSilver có thể sẽ lâu hơn các loại khác. Tuy nhiên, ưu điểm chính là bạn sẽ không phải lo lắng về rủi ro xảy ra các tác dụng phụ. Sản phẩm có thể dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

2. Gel nhiệt miệng Urgo

Gel nhiệt miệng Urgo cũng là loại thuốc trị hiệu quả tình trạng nhiệt miệng nhẹ. Được sử dụng dưới dạng gel, khi chấm lên vết thương, gel Urgo sẽ hình thành màng bọc nhỏ để bảo vệ vết thương khỏi môi trường bên ngoài và làm mát vết thương. 

Gel nhiệt miệng Urgo cũng được đánh giá cao trong việc làm giảm các triệu chứng đau xót và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét nhiệt miệng. Để thuốc gel Urgo phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần sử dụng tối đa 4 lần/ ngày, thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn. Sử dụng đến khi vết loét lành lại.

Gel nhiệt miệng Urgo chỉ thích hợp sử dụng cho các trường hợp nhiệt miệng ở mức độ nhẹ. Thành phần Alcohol có trong thuốc có thể sẽ gây kích ứng khoang miệng. Bạn cần đọc kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng.

Gel bôi nhiệt miệng Urgo

Thuốc bôi nhiệt miệng Urgo dạng gel (Nguồn: Internet)

3. Gel bôi nhiệt miệng Taisho

Nhắc đến những loại thuốc trị nhiệt miệng nhanh nhất không thể không kể đến gel bôi Taisho. Đây là loại thuốc dùng để giảm đau và kháng vi khuẩn trong trường hợp loét miệng, viêm nhiễm miệng, viêm lợi răng hàm, và các vết thương nhỏ khác trong miệng.

Có xuất xứ từ Nhật Bản, gel bôi nhiệt miệng Taisho có tên đầy đủ là “Taisho Cool Pain Relief Gel for Mouth”. Loại gel bôi nhiệt miệng này được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược từ thiên nhiên lành tính. Do đó, thuốc bôi nhiệt miệng Taisho có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

Với các thành phần gồm Triamcinolone acetonide, xylitol, I – menthol, carboxyvinyl polymer, hypromellose,… gel bôi Taisho dễ dàng ngăn chặn sự xuất hiện của các vết lở loét, làm dịu cơn đau nhức xảy ra trong khoang miệng. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được đánh giá cao trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục nhiệt miệng.

4. Thuốc bôi nhiệt miệng Orajel Film-Forming Canker Sore Gel

Gel bôi nhiệt miệng Orajel ™ Film-Forming Canker Sore Gel có xuất xứ từ Mỹ, chứa thành phần chính là Benzocaine, một chất gây tê cục bộ. Khi được áp dụng lên loét miệng, gel tạo thành một lớp màng mỏng bảo vệ và giảm đau tại chỗ, giúp làm giảm cảm giác đau và tạo một môi trường bảo vệ để loét miệng có thể tự lành dần.

Film-Forming Gel for Canker Sores nổi bật với công dụng làm giảm đau tức thì các vết lở loét do nhiệt miệng gây ra. Ngoài ra, loại thuốc này còn có hiệu quả trong việc chữa trị các vết thương do mụn rộp, vết loét nướu răng, kích ứng răng miệng,… Gel có thể được sử dụng để điều trị nhiệt miệng cho cả người lớn lẫn trẻ em trên 2 tuổi. 

5. Thuốc bôi nhiệt miệng PV 

Nhiệt miệng PV là một trong những loại thuốc được chỉ định để điều trị viêm loét nhiệt miệng. Thuốc nhiệt miệng này được điều chế dưới dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc nhiệt miệng PV bao gồm các dược liệu như Cam thảo, Tế tân, Hoàng Cầm, Hoàng Bá, Sinh địa, Huyền Sâm, Liên kiều,…

Bên cạnh việc trị nhiệt miệng hiệu quả, thuốc bôi nhiệt miệng PV còn có khả năng điều trị các trường hợp sưng đau môi miệng, đau răng, chảy máu chân răng, viêm họng kéo dài,… Đặc biệt, với các loại thảo mộc có trong bảng thành phần, thuốc nhiệt miệng PV còn khử mùi hôi miệng cực kỳ tốt.

Thuốc bôi nhiệt miệng PV 

Thuốc bôi nhiệt miệng PV còn có khả năng điều trị các trường hợp sưng đau môi miệng, đau răng (Nguồn: Internet)

6. Thuốc bôi chữa nhiệt miệng Orrepaste

Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste có tác dụng mạnh trong việc giải phóng các chất gây ra viêm. Với thành phần là Triamcinolone acetonide, Orrepaste được sử dụng để chữa các loại lở loét miệng, môi,… 

Thuốc chữa nhiệt miệng Orrepaste được điều chế dưới dạng gel. Bằng cách bôi trực tiếp thuốc lên vị trí bị nhiệt miệng, thuốc sẽ nhanh chóng thẩm thấu, giúp giảm cơn đau rát và đẩy nhanh tiến trình lành vết thương hiệu quả.

Để thuốc phát huy được tối đa hiệu quả, bạn nên sử dụng trước khi đi ngủ, để thuốc thấm vào vết loét suốt đêm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ, không bôi thuốc trên phạm vi rộng, vượt ngoài diện tích bị tổn thương.

Bên cạnh những ưu điểm như kháng viêm và chống dị ứng nhanh chóng, Orrepaste cũng chứa một số nhược điểm như:

  • Thành phần thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong đó nổi bật phải kể đến viêm loét đường tiêu hóa, suy thượng thận,…
  • Không dùng được cho những bệnh nhân nữ đang mang thai và cho con bú,  bệnh nhân bị tiểu đường, viêm loét đường ruột, bệnh nhân lao,…

7. Thuốc bôi trị nhiệt miệng hiệu quả – Nitrate bạc

Thuốc Nitrate bạc chỉ được dùng trong trường hợp bác sĩ kê đơn vì nó có thể gây bỏng và tác động đến mô nhạy cảm trong miệng. Loại thuốc này có tác dụng cực kỳ tốt trong việc điều trị triệt để mọi trường hợp lở loét do nhiệt miệng gây ra. Nitrate bạc có khả năng thúc đẩy tiến trình làm lành tổn thương chỉ từ khoảng 3-5 ngày sử dụng.

Loại thuốc này hoạt động với cơ chế tiêu hủy các vết viêm loét, từ đó nhanh chóng làm lành vết thương hiệu quả, không sợ lây lan. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm sạch và kháng vi khuẩn trong vùng miệng.

Dùng Nitrate bạc tối đa 1 lần/ngày. Bạn nên bôi thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Lưu ý, tuyệt đối không nên sử dụng Nitrate bạc quá mức. Thông thường, Nitrate bạc chỉ được bác sĩ chỉ định khi các loại thuốc bôi nhiệt miệng khác không thể điều trị dứt điểm tình trạng nhiệt miệng của bạn.

8. Thuốc bôi nhiệt miệng Emofluor

Emofluor nằm trong danh sách những thuốc trị nhiệt miệng có tác dụng mạnh nhất hiện nay. Được nhập khẩu từ Thụy Sỹ, Emofluor đạt được chứng nhận an toàn của WHO (Tổ chức y tế thế giới) và được đông đảo bệnh nhân trên toàn thế giới ưa chuộng sử dụng.

Với các thành phần có trong thuốc gồm Aqua, Sodium Saccharin, Aroma, Phosphor Colamine, Cellulose Gum,… thuốc nhiệt miệng Emofluor có khả năng ức chế sự lây lan của vết loét, làm dịu các vết đau xót, từ đó điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

Ngoài ra, Emofluor cũng được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh răng miệng khác như đau răng, tụt nướu, viêm lợi, ê buốt răng khi nhai, sâu răng,…

Bạn nên sử dụng 3-4 lần/ngày để quá trình điều trị nhiệt miệng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, trường hợp sử dụng thuốc để ngừa bệnh răng miệng, chỉ nên sử dụng 1 lần/ngày.

Thuốc bôi nhiệt miệng Emofluor

Thuốc bôi nhiệt miệng Emofluor có khả năng ức chế sự lây lan của vết loét (Nguồn: Internet)

9. Viên uống trị nhiệt miệng Nhất Nhất 

Thuốc bôi nhiệt miệng Nhất Nhất  có xuất xứ nội địa Việt Nam, được điều chế dưới dạng viên uống tiện lợi, có hiệu quả trong việc điều trị nhanh chóng các loại bệnh như nhiệt miệng, môi miệng sưng đau.

Thuốc nhiệt miệng Nhất Nhất được điều chế từ nhiều thành phần lành tính, gồm Cam thảo, Tri mẫu, Hoàng liên, Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược, Mẫu đơn bì,… đảm bảo an toàn khi sử dụng, không xảy ra các hiện tượng kích ứng khoang miệng.

Ngoài ra, viên uống Nhất Nhất còn được ưa chuộng sử dụng để điều trị các bệnh như viêm họng và hôi miệng.

10. Thuốc bôi nhiệt miệng Gengigel

Gengigel cũng là một trong những thuốc trị nhiệt miệng dạng gel được đánh giá cao hiện nay. Loại thuốc này thường được sử dụng cho các trường hợp bị tổn thương niêm mạc miệng do nhiệt miệng, nhổ răng, miệng bị nấm Candida, khô miệng, đắng miệng

Ưu điểm của Gengigel chính là tạo ra hiệu quả giảm đau và kháng viêm vô cùng nhanh chóng. Loại gel này chứa chất axit hyaluronic, chất tự nhiên có trong các mô liên kết của cơ thể. Khi bôi thuốc lên nướu hoặc khoang miệng, thuốc sẽ giúp kích thích sinh sản các mô liên kết mới, chống lại sự tái nhiễm trùng và các bệnh lý khác.

Bạn có thể sử dụng Gengigel từ khoảng 3-4 lần/ngày để vết nhiệt miệng mau chóng hồi phục. Lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, tê ngứa,… Bạn nên dừng sử dụng thuốc nếu gặp phải các triệu chứng trên.

Thuốc bôi nhiệt miệng Gengigel

Thuốc trị nhiệt miệng Gengigel giúp giảm đau và kháng viêm nhanh (Nguồn: Internet)

11. Thuốc nhiệt miệng màu xanh Oracortia

Thuốc nhiệt miệng màu xanh Oracortia thuộc dạng thuốc mỡ, thường được sử dụng cho các trường hợp kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Thuốc có tác dụng mạnh mẽ trong việc làm vết nhiệt miệng giảm đau xót.

Sử dụng Oracortia đều đặn ngày 2-3/ lần có thể giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Bạn nên sử dụng trước khi đi ngủ để thuốc có thể tiếp xúc với vết lở loét suốt đêm.

Một số thành phần trong Oracortia có thể gây ra tác dụng phụ như rạn da, phát ban, gây kích ứng,…Do đó, loại thuốc này chống chỉ định sử dụng với những ai bị nhiễm nấm, loét hạch, virus herpes,… Ngoài ra, loại thuốc bôi nhiệt miệng này cũng được chống chỉ định sử dụng với phụ nữ có thai.

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Thuốc nhiệt miệng màu xanh Oracortia (Nguồn: Internet)

12. Thuốc nhiệt miệng An Thảo 

An Thảo được biết đến là loại thuốc thảo dược điều trị nhiệt miệng đầu tiên tại Việt Nam. Loại thuốc này được điều chế từ bài thuốc Đông y có tác dụng lương huyết, dưỡng âm, thanh nhiệt. Điều trị hiệu quả các chứng loét miệng, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu răng, hôi miệng,…

Thuốc nhiệt miệng An Thảo cũng được nhiều người tin dùng vì công dụng nổi trội. Loại thuốc này có thể làm dịu cơn đau rát do nhiệt miệng gây ra. Hơn thế, thuốc nhiệt miệng An Thảo còn giải quyết được các triệu chứng đau đầu, nôn khan,…

Vì thuốc nhiệt miệng An Thảo là loại thuốc điều chế dưới dạng viên nang, nên người dùng không cần phải lo lắng trường hợp kích ứng khoang miệng. Nhưng ngược lại, vì không trực tiếp chạm vào vùng lở loét nhưng hiệu quả trị nhiệt miệng không cao. Người bệnh cần sử dụng liên tục đến 10 ngày để chữa nhiệt miệng.

13. Thuốc xịt nhiệt miệng Traful 

Bên cạnh các loại gel trị nhiệt miệng được ưa chuộng sử dụng, nhiều người hiện nay cũng đánh giá cao thuốc trị nhiệt miệng dạng xịt vì tính tiện lợi và hiệu quả. Trong đó,  là sự lựa chọn hàng đầu mà bạn không thể bỏ lỡ.

Thuốc xịt nhiệt miệng Traful xuất xứ từ Nhật Bản, được điều chế với thành phần chính là tinh dầu bạc hà. Thuốc xịt có công dụng trong việc điều trị hiệu quả nhiệt miệng, làm giảm cơn đau do lở loét miệng, viêm miệng, viêm nha chu,… gây ra. Bên cạnh công dụng trị nhiệt miệng, thuốc xịt còn có thể điều trị viêm họng, hôi miệng hiệu quả, bảo vệ răng miệng khỏe mạnh, hơi thở thơm mát.

Dù có khả năng làm dịu cơn đau tức thì, nhưng vì khả năng sát khuẩn nhẹ nên thuốc xịt Traful không thể điều trị các trường hợp nhiệt miệng nặng, lỡ loét phạm vi lớn. Sản phẩm được điều chế từ các thành phần lành tính, không gây kích ứng khoang miệng.

Thuốc xịt nhiệt miệng Traful 

Thuốc xịt Traful chứa các thành phần lành tính (Nguồn: Internet)

14. Thuốc chấm nhiệt miệng Zytee RB

Thuốc chấm nhiệt miệng Zytee RB được dùng trong các trường hợp giảm đau, sưng, giảm cảm giác khó chịu khi tổn thương niêm mạc miệng,… Đây là thuốc kháng viêm được điều chế dưới dạng gel, chấm trực tiếp vào vùng bị tổn thương.

Zytee RB giảm đau tức thì nhờ vào công dụng kháng khuẩn của Benzalkonium chloride. Thành phần này hoạt động bằng cách ngăn ngừa việc giải phóng của hormone prostaglandin – nội tiết tố gây sưng đau và viêm ở khoang miệng.

Thuốc chấm nhiệt miệng này có tính kháng khuẩn vô cùng mạnh. Do đó, thuốc sẽ nhanh chóng chữa lành vết nhiệt miệng của bạn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng vì tính kháng khuẩn mạnh nên thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, như mẩn đỏ, ngứa rát, nôn mửa, co giật,… Lưu ý, thuốc không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi.

15. Thuốc thoa nhiệt miệng Kamistad N

Kamistad N có xuất xứ từ Đức, được sử dụng để điều trị nhiệt miệng, kháng viêm hiệu quả với các thành phần chính gồm: Lidocaine, Benzalkonium clorid và tinh chất hoa cúc,… Thuốc bôi nhiệt miệng này có thể kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, gây tê và làm dịu các vùng tổn thương trong khoang miệng vô cùng tốt.

Vì là dạng gel, nên Kamistad N được thoa trực tiếp lên vùng loét nhiệt miệng, giúp đẩy nhanh tiến trình hồi phục vết thương. Bạn nên sử dụng thuốc ngày 3 lần, kéo dài khoảng 5-7 ngày đến khi vết thương lành hẳn.

Kamistad cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc miệng, bỏng rát,… bạn nên xem kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng.

16. Tuýp bôi nhiệt miệng Mouthpaste

bôi nhiệt miệng Mouthpaste là sản phẩm của công ty dược phẩm Medipharco (Việt Nam), sử dụng trong những trường hợp viêm loét, lở miệng. Mouthpaste có thành phần chính là Triamcinolone acetonide, có công dụng trong việc làm giảm bớt các triệu chứng sưng đỏ, lở loét do nhiệt miệng hoặc trường hợp sưng viêm khi mọc răng, phẫu thuật chỉnh nha,…

Bạn có thể sử dụng thuốc nhiệt miệng Mouthpaste khoảng 2-3 lần/ngày, không nên ăn uống sau khi bôi thuốc để đảm bảo thuốc được thẩm thấu vào vùng bị tổn thương. Lưu ý, bạn cần tránh bôi thuốc ở phạm vi rộng và không bôi thuốc liên tục 8 ngày liên tiếp. Trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bị nhiễm nấm, nhiễm virus,… bạn không nên sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng này.

17. Gói Bôi nhiệt miệng VNP

VNP cũng là loại thuốc trị nhiệt miệng được sản xuất tại Việt Nam. Không chỉ có công dụng làm giảm triệu chứng nhiệt miệng, loại thuốc này còn được sử dụng cho các trường hợp sát khuẩn trong nha khoa.

Công dụng nổi bật của gói bôi nhiệt miệng VNP chính là loại bỏ hiệu quả vi khuẩn trên các vết lở loét, phát huy tác dụng nhanh chóng tức thì. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này chính là tác dụng sát khuẩn không được kéo dài, kém hiệu quả với những bệnh nhân bị nấm.

Bạn có thể sử dụng thuốc VNP từ 2-3 lần/ngày. Nên sử dụng thuốc vào buổi tối để đạt hiệu quả cao nhất. Trong thuốc VNP có chứa thành phần gồm Chlorhexidine digluconate 20mg, tá dược vừa đủ 10g. Do đó, thuốc chống chỉnh định với những bệnh nhân mẫn cảm với thành phần Chlorhexidine.

18 Kem bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste

Kem bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste được điều chế với thành phần chính là Triamcinolone acetonide. Với dạng kem mềm mịn, kem bôi nhiệt miệng Trinolone Oral nổi bật khi nhanh chóng thẩm thấu sâu vào bề mặt vết loét do nhiệt miệng gây ra.

Trinolone Oral Paste có chứa thành phần kháng vi khuẩn, có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong vùng bị tổn thương. Hơn thế, loại thuốc này còn mang lại hiệu quả cao trong việc làm dịu vết loét, rút ngắn thời gian chữa lành vết thương.

Bên cạnh việc chữa lành vết nhiệt miệng, Trinolone Oral còn có công dụng điều trị viêm họng, viêm nướu và một số bệnh ngoài da khác. Trinolone Oral Paste không phù hợp để sử dụng trong một số trường hợp viêm loét nghiêm trọng, vùng tổn thương lớn. Ngoài ra, thuốc nhiệt miệng này cũng không phù hợp để điều trị cho bệnh nhân dưới 6 tuổi.

Kem bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste

Thuốc nhiệt miệng màu xanh Trinolone Oral có công dụng điều trị nhiệt miệng hiệu quả 

19. Bột sủi Sensa Cools

Nằm cuối danh sách những loại thuốc nhiệt miệng hiệu quả nhất không thể không kể đến bột sủi Sensa Cools. Được điều chế bằng phương pháp tiên tiến kết hợp từ các loại thảo dược truyền thống, bột sủi Sensa Cools được sử dụng trong các trường hợp đau họng, khàn tiếng, lở miệng và nhiệt miệng hiệu quả.

Với các thành phần gồm: chiết xuất chanh, chiết xuất Alyxia Stellata, vỏ quế, vitamin C, đường,… bột sủi Sensa Cools sẽ nhanh chóng giúp bạn làm dịu cơn đau rát do nhiệt miệng gây ra.

Vì là dạng bột sủi, nên bạn cần hòa tan thuốc cùng 150ml nước để sử dụng trực tiếp. Lưu ý, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng  và xem qua các thành phần có trong thuốc trước khi dùng. Nếu có dị ứng với một trong số các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng.

Bột sủi Sensa Cools

Bột sủi Sensa Cools giúp giảm nhiệt miệng

Có nên sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng không?

Trên thực tế, nhiệt miệng nằm trong nhóm bệnh lành tính. Các trường hợp nhẹ hoàn toàn có thể trị dứt điểm thông qua một số mẹo dân gian tại nhà. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kèm việc sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng sẽ giúp vết loét lành trong khoảng từ 7-10 ngày.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý việc lựa chọn thuốc chữa nhiệt miệng tốt. Nên ưu tiên các loại thuốc trị nhiệt miệng có các đặc điểm sau:

  • Ưu tiên lựa chọn những loại vừa chứa hoạt chất kháng sinh, vừa chứa chất gây tê để giảm đau.
  • Nên lựa chọn loại thuốc bôi nhiệt miệng có độ bám dính tốt để đẩy nhanh quá trình điều trị.
  • Tìm kiếm thuốc bôi nhiệt miệng có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để hạn chế tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng

Như đã đề cập trên, nhiệt miệng không phải là căn bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng từ nhiệt miệng như đau rát triền miên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh khi ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng là điều vô cùng cần thiết để trị dứt điểm tình trạng này.

Để vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cũng cần phải tuân thủ một số lưu ý cần thiết sau đây:

  • Không nên tự ý mua thuốc trị nhiệt miệng, đặc biệt là đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em. Chỉ nên mua thuốc nhiệt miệng khi có sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ.
  • Chú ý kỹ chế độ ăn uống trong quá trình điều trị nhiệt miệng. Bạn nên hạn chế các món cay nóng, các loại trái cây có tính axit, nước uống có cồn,… Các loại thực phẩm này dễ khiến vết nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nhiệt miệng nên ăn gì? Bổ sung cho cơ thể dưỡng chất bằng cách ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bằng cách này cơ thể bạn sẽ hấp thụ và nâng cao sức đề kháng ức chế viêm nhiễm.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Đánh răng thường xuyên kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn có trong khoang miệng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe và giữ tinh thần thoải mái.
  • Trường hợp sử dụng thuốc trị nhiệt miệng gặp phải một số triệu chứng bất thường hoặc sử dụng thuốc nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu suy giảm, bạn nên đến nha khoa gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

cô gái sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệngGiữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ vi khuẩn có trong khoang miệng 

Bị nhiệt miệng khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, nhiệt miệng sẽ khỏi sau khoảng từ 5-7 ngày sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhiệt miệng kéo dài dai dẳng hoặc hành nhưng tái phát liên tục. Đây là dấu hiệu bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Lý do là vì tình trạng trên có thể xem là dấu hiệu của các bệnh lý như suy giảm chức năng gan, rối loạn nội tiết tố,… Do đó, bạn cần phải đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tin tức sự kiện khác

nha khoa Hồ Chí Minh

Top 10 nha khoa Hồ Chí Minh uy tín 2025

Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín tại TP.HCM nhưng phân vân giữa hàng trăm phòng khám lớn nhỏ? Việc lựa chọn đúng nha khoa không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đừng chỉ dựa vào vị trí […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về răng số 8

Răng số 8 là gì? Dấu hiệu mọc răng số 8 nên biết

Răng số 8 là gì và tại sao nó thường gây ra nhiều vấn đề răng miệng? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang bước vào độ tuổi trưởng thành. Răng số 8, hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây đau nhức, khó chịu khi mọc lệch hoặc mọc ngầm.

Xem chi tiết
7 cách giảm đau răng nhanh

7 cách giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả có thể áp dụng tại nhà

Đau răng là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như mọc răng khôn, gãy răng, sâu răng hay viêm sưng nướu. Nếu cơn đau kéo dài và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây, Nha khoa Parkway tìm hiểu 7 cách giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà, giúp giảm thiểu sự khó chịu và trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các mẹo này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Xem chi tiết
Tác hại khi răng mọc lẫy ở trẻ em

Răng mọc lẫy ở trẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý phù hợp

Răng vĩnh viễn nhú lên trong khi răng sữa chưa rụng thì hiện tượng này được gọi là răng mọc lẫy. Tình trạng này cần phải được điều trị sớm, nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Xem chi tiết