Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách cầm máu

Chảy máu chân răng là một trong những tình trạng phổ biến bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng tự nhiên chảy máu chân răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Bài viết dưới đây của Parkway sẽ giải đáp tất tần tật về hiện tượng chảy máu chân răng, nguyên nhân chảy máu chân răng và biện pháp khắc phục.

Bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là bệnh gì được xem là một trong những vấn đề được quan tâm khá nhiều. Hiện tượng chảy máu chân răng là tình trạng máu chảy ra từ kẽ răng hoặc từ nướu trong lúc đang đánh răng, nhai thức ăn hoặc thậm chí không làm gì cả.

Hoặc chảy máu chân răng là một dấu hiệu của viêm nướu, một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh răng. Khi các mô mềm xung quanh bị tổn thương cũng đồng nghĩa không thể bảo vệ được phần chân răng và dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng nhiều. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng chảy máu chân răng như:

  • Nướu sưng, đỏ và mềm.
  • Nướu dễ bị tổn thương khi chải răng hay dùng chỉ nha khoa.
  • Máu ra từ nướu khi ăn nhai, nhổ nước bọt hay trong lúc đánh răng súc miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Răng bị lỏng hoặc di chuyển.
  • Nướu bị rút lên, tạo ra các khe hở giữa các răng.
Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

8 Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Nếu bạn thường xuyên chảy máu chân răng hay thậm chí chảy máu chân răng không cầm được, bạn nên xác định rõ nguyên nhân chảy máu chân răng mà mình đang mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên như:

1. Viêm nha chu

Đây là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến sự tổn thương cho các mô mềm xung quanh răng. Khi viêm nha chu xảy ra, vi khuẩn sẽ xâm chiếm gây viêm các mô nướu khiến nướu bị sưng đỏ khiến bạn hay bị chảy máu chân răng khi chải răng hay nhai thức ăn. Có thể nói chảy máu chân răng là một triệu chứng của viêm nha chu, cho thấy mức độ viêm đã nặng và cần được điều trị gấp.

2. Viêm lợi

Viêm lợi thường bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không kỹ để lại các mảng bảm trên răng. Nếu không được loại bỏ kịp thời, mảng bám sẽ biến thành cao răng, làm cho nướu bị lùi sâu hơn và tạo thành túi viêm. Sở dĩ viêm lợi gây chảy máu chân răng thường xuyên vì lúc này nướu bị tổn thương do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Vi khuẩn cũng có thể làm hư hại men răng và gây sâu răng dẫn đến bệnh chảy máu chân răng.

Viêm lợi chảy máu chân răng

Viêm lợi chảy máu chân răng

3. Áp xe chân răng

Áp xe chân răng gây chảy máu chân răng không cầm được là một tình trạng viêm nhiễm ở phần đỉnh của răng, gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào mô răng. Khi áp xe chân răng phát triển, nó có thể gây ra sưng tấy, đau nhức và chảy máu chân răng nhiều. Đây là dấu hiệu của sự tổn thương nghiêm trọng ở mô mềm xung quanh răng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

3. Thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu chất là một trong những tình trạng phổ biến, thế thì chảy máu chân răng thiếu chất gì? Các nhóm chất như vitamin C, vitamin K và các khoáng chất như canxi, magie, sắt đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và bảo vệ mô nha chu và mạch máu ở chân răng. Khi thiếu hụt các chất này, mô nha chu bị yếu, mạch máu bị tổn thương dễ dàng, gây ra hiện tượng tự nhiên chảy máu chân răng trong lúc đánh răng, nhai thức ăn hay tự nhiên.

4. Dùng thuốc loãng máu

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh chảy máu chân răng không cầm được. Thuốc loãng máu là một loại thuốc làm giảm khả năng đông máu của cơ thể, dẫn đến việc chảy máu dễ dàng hơn và khó có thể cầm được. Chính vì vậy nếu bạn dùng thuốc loãng máu trong khi chân răng chảy máu thì sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng không cầm được và trở nên nặng hơn.

5. Nội tiết tố thay đổi

Hiện tượng chảy máu chân răng nhiều khi nội tiết tố thay đổi thường xảy ra ở phụ nữ. Nội tiết tố là những chất hóa học do cơ thể sản xuất, có tác dụng điều hòa các hoạt động sinh lý và chức năng của các cơ quan. Khi nội tiết tố thay đổi, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể cũng thay đổi theo. Điều này ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu và sự phát triển của mô liên kết trong miệng. Nướu trở nên mềm và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến viêm lợi chảy máu chân răng.

Hay chảy máu chân răng do nội tiết tố

Hay chảy máu chân răng do nội tiết tố

6. Giảm tiểu cầu 

Tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi tiểu cầu bị giảm, khả năng đông máu của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến các triệu chứng như chảy máu chân răng không cầm được, chảy máu cam, xuất huyết da niêm mạc, vết thương khó lành…

7. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Sau khi ăn, các thức ăn thừa vẫn luôn đọng lại trong các khe hở hay dưới nướu. Nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách, thức ăn lâu ngày sẽ nảy sinh vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và tạo thành mảng bám. Những mảng bám này sẽ gây ra viêm nướu, làm cho nướu sưng đỏ và dễ chảy máu chân răng thường xuyên.

Hay chảy máu chân răng do vệ sinh riêng miệng không kỹ

Hay chảy máu chân răng do vệ sinh riêng miệng không kỹ

Cách cầm máu khi phát hiện bị chảy máu chân răng

Nếu như đã xác định được nguyên nhân chảy máu chân răng, bạn cũng có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp điều trị. Trong trường hợp khẩn cấp và chưa thể đến nha khoa, bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp cầm máu tạm thời tại nhà theo 3 cách sau:

1. Sử dụng nha đam để cầm máu

Nha đam không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn có khả năng kháng viêm cũng như cầm máu khá tốt. Chính vì vậy bạn có thể sử dụng nha đam để ngăn chặn hiện tượng chảy máu chân răng nhiều. Để cầm máu chân răng bằng nha đam, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Trước hết bạn cần rửa sạch miếng nha đam, cắt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần thịt trong suốt.
  • Nhai nhẹ miếng nha đam để tạo ra nước nhờn và đặt lên vùng chân răng bị chảy máu.
  • Giữ nguyên trong khoảng 10-15 phút.
  • Nhổ ra và súc miệng bằng nước ấm bình thường.
Dùng nha đam để cầm máu

Dùng nha đam để cầm máu

2. Sử dụng dầu đinh hương

Dầu đinh hương là một loại dầu thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và cầm máu. Nếu bạn tự nhiên chảy máu chân răng, bạn có thể thử sử dụng dầu đinh hương để làm dịu vết thương và ngăn máu chảy ra theo những bước sau:

  • Lấy một miếng bông hoặc gạc y tế, nhỏ vài giọt dầu đinh hương lên.
  • Nhẹ nhàng áp miếng bông lên vùng chân răng bị chảy máu.
  • Giữ trong khoảng 10 phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy.
  • Sau khi cầm máu, bạn nên rửa miệng bằng nước muối ấm để sát khuẩn và làm sạch vết thương.
Dầu đinh hương có tác dụng cầm máu

Dầu đinh hương có tác dụng cầm máu

3. Kết hợp lá trà xanh và mật ong

Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, làm se khít mao mạch và giảm đau. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương và giúp máu đông nhanh hơn. Bằng cách kết hợp hai nguyên liệu này, bạn có thể cầm máu chân răng hiệu quả và an toàn.

  • Nghiền nát lá trà xanh và pha cùng với mật ong.
  • Ngậm hỗn hợp này trong vòng 3 phút để cầm máu.
  • Súc miệng lại với nước bình thường.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.
Dùng trà xanh và mật ong cải thiện chảy máu chân răng hiệu quả

Dùng trà xanh và mật ong cải thiện chảy máu chân răng hiệu quả

Bị chảy máu chân răng phải làm sao?

Nếu như sau khi thực hiện các phương pháp cầm máu tại nhà trên nhưng tình trạng chân răng chảy máu vẫn không thuyên giảm, bạn có thể tham khảo qua 2 phương pháp sau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng mỗi ngày

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu chân răng không cầm được chính là thiếu chất. Chính vì vậy, nếu chân răng chảy máu thường xuyên, bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vậy bạn nên ăn gì khi chảy máu chân răng? Việc ăn nhiều thức ăn giàu vitamin C và K sẽ giúp bạn tăng cường miễn dịch và đông máu để việc cầm máu chân răng dễ dàng hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Bên cạnh các phương pháp cầm máu tại nhà, bạn cũng có thể kết hợp với thuốc để giảm đau cũng như cầm máu nhanh hơn. Một số nhóm thuốc như corticosteroid, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm có khả năng ngăn chặn hiện tượng cháy máu chân răng. Tuy nhiên, bạn không được tự ý sử dụng thuốc mà cần phải có đơn thuốc hoặc sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh chảy máu chân răng

Bệnh chảy máu chân răng thường xuyên là một bệnh phổ biến và dễ gặp đối với mọi đối tượng. Chính vì vậy, trước khi hiện tượng cháy máu chân răng xảy ra, bạn nên chăm sóc sức khoẻ răng miệng thật cẩn thận để ngăn ngừa bệnh chảy máu chân răng. Bạn cũng có thể tham khảo qua 3 cách phòng tránh chân răng chảy máu dưới đây:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng có chứa fluoride. Bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên và chọn loại bàn chải có lông mềm để không làm tổn thương nướu và mô mềm xung quanh răng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Ăn uống hợp lý

Hạn chế ăn những thực phẩm có đường, axit, hoặc cay nóng, vì chúng có thể kích thích viêm nướu và làm tăng nguy cơ sâu răng. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, và các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin C, và vitamin K, vì chúng có tác dụng bảo vệ răng miệng và giúp máu đông nhanh hơn khi bị chảy máu.

Khám răng định kỳ

Nên đi khám răng ít nhất một lần mỗi sáu tháng để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về răng miệng. Nếu bạn bị chảy máu chân răng kéo dài hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đi khám ở nha khoa uy tín ngay để được tư vấn và xử lý phù hợp.

Khám răng ít nhất một lần mỗi sáu tháng

Khám răng ít nhất một lần mỗi sáu tháng

Lời kết

Bài viết trên đã giải thích chi tiết bệnh chảy máu chân răng là gì, nguyên nhân chảy máu chân răng thường xuyên, vì sao chảy máu chân răng không cầm được. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến một số cách cầm máu chân răng tại nhà và một số biện pháp phòng tránh. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên, bạn có thể cải thiện được tình trạng chân răng chảy máu và biết cách chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết