Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Ăn gì khi chảy máu chân răng để nhanh khỏi? Nên kiêng gì?

Chảy máu chân răng là triệu chứng răng miệng rất dễ gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chân răng bị chảy máu. Một trong số đó là do cơ thể thiếu những dưỡng chất cần thiết. Vậy ăn gì khi chảy máu chân răng để bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu ngay nhé.

1.Cơ thể thiếu chất gì khi chảy máu chân răng?

cầm máu chân răng

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng là gì?

Nhiều người thắc mắc rằng tuy họ chăm sóc răng miệng khá kĩ càng và nhưng vẫn thường xuyên bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Bạn cần biết rằng chân răng bạn vẫn có thể bị chảy máu dù được chăm sóc cẩn thận nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng. Đây là một cách để cơ thể báo hiệu cho các bạn về sự thiếu hụt của các dưỡng chất như: Vitamin K, C, canxi, magie. Sự thiếu hụt các dưỡng chất này có thể gây chảy máu chân răng, bởi vậy bạn cần bổ sung các thực phẩm có các chất dinh dưỡng này để cầm máu chân răng.

2. Nguyên nhân chảy máu chân răng

Khi các tổ chức quanh răng như xương ổ răng, lợi, dây chằng bị tác động mạnh gây tổn thương và các mạch máu bị vỡ, chân răng sẽ chảy máu gây đau nhức, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân chảy máu chân răng:

  • Viêm nướu, viêm nha chu: Viêm lợi, viêm quanh răng có lẽ là nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu chân răng. Cao răng, mảng bám lâu ngày đóng lại quanh chân răng sẽ làm tổn thương mô nha chu. Điều này khiến lợi bị viêm, sưng tấy, xung huyết nên dễ chảy máu khi có ngoại lực tác động vào như đánh răng,…
  • Chịu tác động mạnh: Nướu răng khi bị va đập hay chải răng quá mạnh sẽ bị tổn thương và chảy máu.
chảy máu chân răng khi ngủ dậy

Chảy máu chân răng khi đánh răng mỗi buổi sáng là nỗi lo của nhiều người

  • Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có thể gặp tình trạng tự nhiên chảy máu chân răng. Lý do là bởi khi mắc bệnh này khả năng chống lại các virus gây hại của cơ thể rất yếu. Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn, bao gồm cả nướu răng. Máu có lượng đường cao cũng khiến viêm nướu khó lành.
  • Thiếu hụt Vitamin cần thiết: Như đã nói ở trên, việc thiếu hụt các vitamin K, C, magie, canxi,… cũng là nguyên do khiến chân răng bị chảy máu.
nguyên nhân chảy máu chân răng

Thiếu hụt vitamin là 1 trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng

3. Bạn nên ăn gì khi chảy máu chân răng?

Vậy ăn gì để hết chảy máu chân răng? Các loại thực phẩm sau là những thứ bạn nên bổ sung thường xuyên để có hàm răng chắc khỏe, phòng ngừa và khắc phục tình trạng viêm tủy răng, viêm lợi cũng như chảy máu ở chân răng. Cùng xem ngay

3.1 Các loại hoa quả có vitamin C

Vitamin C là loại chất dinh dưỡng rất hữu ích cho việc tăng cường sức đề kháng cũng như bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Thiếu vitamin C  là nguyên nhân dẫn tới bệnh Scorbut thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Khi thiếu dưỡng chất này, quá trình tổng hợp collagen sẽ gặp trở ngại, các vết thương khó lành hơn dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau, thành mạch yếu,… Bởi vậy, nếu bạn thắc mắc ăn gì khi chảy máu chân răng thì đây là câu trả lời. Việc bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, bưởi, cam, quýt; Các loại rau như bông cải xanh,… sẽ giúp các mô nha chu khỏe mạnh, hạn chế chân răng bị chảy máu.

chảy máu chân răng nên ăn gì

Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C bạn cần bổ sung:

  • Bưởi: Lượng vitamin C trong một quả bưởi chứa gần 92,5mg. Trên tạp chí Dental của Anh, nhóm nghiên cứu Đại học Đại học Friedrich Schiller (Đức) cho biết: Trong vòng nửa tháng ăn 2 quả bưởi mỗi ngày sẽ giảm thiểu đáng kể hiện tượng tự nhiên chảy máu chân răng.
ăn gì để hết chảy máu chân răng

Bưởi là loại hoa quả rất giàu vitamin C

  • Xoài: Xoài là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C và A. Lượng vitamin C trong xoài xanh còn nhiều hơn lượng vitamin A. Để chữa bệnh chảy máu chân răng, Ăn những quả xoài xanh, có vị chua sẽ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể rất tốt. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các cách khác nạp vitamin C từ xoài như ăn xoài chín, uống nước ép nếu chưa biết chảy máu chân răng nên ăn gì.
chảy máu chân răng ăn gì

Ăn xoài để chữa chảy máu chân răng

  • Chanh và Tỏi: Việc kết hợp một quả chanh và 2g tỏi mỗi ngày sẽ bổ sung vitamin C rất hiệu quả. Điều này sẽ ngăn chặn nguyên nhân chảy máu chân răng do thiếu hụt vitamin C. Tình trạng chân răng chảy máu sẽ được khắc phục.
nên ăn gi khi bị chảy máu chân răng

Khắc phục tình trạng chảy máu chân răng bàng chanh và tỏi

3.2 Trà xanh mật ong

Khi nhắc đến ăn gì để hết chảy máu chân răng không thể thiếu bộ đôi trà xanh và mật ong. Trà xanh giúp chống viêm, sát khuẩn rất tốt, giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng, sưng lợi hiệu quả. Trong khi mật ong có nhiều dưỡng chất giúp vết thương nhanh lành, điều trị các bệnh lý răng miệng vô cùng hiệu quả. Bộ đôi này là một sự kết hợp hoàn hảo để điều trị chảy máu ở chân răng.

bị chảy máu chân răng nên ăn gì?

Mật ong có tác dụng thần kỳ giúp giảm chảy máu chân răng, sưng lợi

Nấu lá trà xanh tươi rồi cho thêm vào 1 thìa mật ong. Ngậm nước trà xanh mật ong này trong 3 phút rồi nuốt. Sử dụng nước trà xanh mật ong 2-3 lần/ngày để ngăn ngừa tình trạng chân răng bị chảy máu cũng như cầm máu chân răng.

3.3 Các loại rau củ

Ăn gì khi chảy máu chân răng là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Bạn có biết csc loại rau củ, đặc biệt là các loại rau giòn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Các dưỡng chất này rất tốt cho nướu răng và sức khỏe răng miệng. Không chỉ có tác dụng làm mát cơ thể và răng miệng, thanh nhiệt, giải độc, các chất dinh dưỡng này còn giúp cải thiện quá trình tuần hoàn máu đến các mô nha chu, từ đó tăng cường sức khỏe nướu.

3.4 Các món ăn chứa canxi

Bổ sung canxi đầy đủ sẽ làm tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy biến mất. Bởi đây là khoáng chất đóng vai  trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe răng. Canxi là dưỡng chất có rất nhiều trong các thực phẩm như hải sản, tôm, cá,… Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung canxi cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 ly sữa mỗi ngày.

ăn gì khi bị chảy máu chân răng

Bổ sung can xi để tăng cường sức khỏe răng

4. Chảy máu chân răng nên kiêng những món gì?

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng, bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm dưới đây để tránh tình trạng chảy máu chân răng thêm nghiêm trọng.

4.1 Thực phẩm chứa quá nhiều đường và tinh bột

Đường và tinh bột là 2 nguyên nhân chính gây nên mảng bám, cao răng, sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Đây là môi trường có lợi để vi khuẩn gây hại phát triển, khiến tình trạng răng bị chảy máu trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, nếu bạn chưa biết chảy máu chân răng nên ăn gì thì trước hết hãy hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và tinh bột như: kẹo bánh, nước ngọt, hoa quả sấy,… đã

chảy máu chân răng không nên ăn gi

Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường

4.2 Thực phẩm gây khô miệng

Chảy máu chân răng có thể xảy ra nếu bạn bị khô miệng. Nguyên nhân là do nước bọt là thành phần giúp bảo vệ hệ răng miệng, làm sạch răng cũng như ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào răng và lợi. Răng miệng khô sẽ khiến các vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển hơn. cần tránh sử dụng các loại thực phẩm sau để không bị khô miệng:

  • Thuốc lá
  • Cà phê
  • Các loại nước tăng lực
  • Các loại chất kích thích
không ăn gì khi chảy máu chân răng

Không sử dụng các chất kích thích để tình trạng nặng hơn

4.3 Thực phẩm quá cứng, quá nóng, quá lạnh đều không nên ăn

tự nhiên chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng vì ăn đá lạnh

Các loại đồ ăn  quá nóng, quá lạnh  hay quá cứng cũng là một trong những thứ bạn không nên ăn gì khi chảy máu chân răng. Sử dụng những thực phẩm này có thể khiến vị trí răng miệng tổn thương bị bỏng rát, đau nhức. Từ đó thời gian lành thương cũng lâu hơn. Một số thực phẩm bất lợi cho sức khỏe răng miệng như: Kẹo cứng, đá lạnh, hạt tiêu, ớt,…

4.4 Các loại thịt dai

Bạn nên hạn chế ăn các loại thịt dai nếu muốn cải thiện tình trạng viêm nướu cũng như chảy máu chân răng. Việc ăn các loại thịt dai như thịt bò, thịt trâu, thịt gà,… có thể gây dắt răng, khiến lợi dễ bị viêm, sưng tấy và khó hồi phục.

5. Lời khuyên từ bác sĩ nha khoa

Để khắc phục cũng như phòng ngừa các vấn đề răng miệng nói chung cũng như tình trạng chảy máu chân răng nói riêng, các bác sĩ nha khoa đã đưa ra những lời khuyên cực hữu ích.

  • Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh răng miệng, nướu lợi. Do các chất có hại trong thuốc lá làm thay đổi cơ chế chuyển hóa vitamin C của cơ thể. Bởi vậy hãy bỏ thuốc lá để có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách. Sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng và thay chúng 3 tháng/ lần. Thường xuyên súc miệng bằng nước hoặc nước muối sinh lý để ngăn ngừa mảng bám gây sâu răng, viêm lợi.
  • Thay tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để làm sạch, phòng ngừa và phát hiện điều trị sớm các vấn đề về răng.

Chắc hẳn qua bài viết bạn cũng đã hiểu thêm về việc ăn gì khi chảy máu chân răng. Đừng quên sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh răng miệng kỹ càng để có hàm răng chắc khỏe nhé. Nếu còn thắc mắc gì đừng ngại ngần liên hệ với nha khoa Parkway để được tư vấn, thăm khám kỹ càng nha!

Tin tức sự kiện khác

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

Vì sao chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức, khó chịu?

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết