Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

19 nguyên nhân gây đắng miệng và cách khắc phục tốt nhất

Đắng miệng là một vấn đề răng miệng khá thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá thường xuyên lại là biểu hiện của sức khỏe đang gặp vấn đề. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Đắng miệng là gì?

Có rất nhiều người gặp phải hiện tượng này mà không rõ nguyên nhân. Vậy đắng miệng là gì? Đắng miệng là tình trạng vị giác xuất hiện vị đắng. Trên thực tế, đây là tình trạng khá phổ biến khi chúng ta ăn các loại đồ ăn quá mặn hoặc đắng, chỉ xuất hiện ngay sau quá trình ăn thức ăn. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài chính là dấu hiệu thể hiện sức khỏe bất thường.

Hiện tượng này có thể đi kèm một số triệu chứng khác như đắng cổ họng, nhạt miệng, buồn nôn, chán ăn,… Trong một số trường hợp khác, đắng miệng còn xảy ra sau khi chúng ta đánh răng.

Điều này có thể khiến chúng ta không còn cảm nhận được mùi vị khi ăn uống, từ đó dẫn tới biếng ăn, sút cân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hiện tượng này kéo dài tạo ra nhiều áp lực và những tình huống bất tiện, khó chịu cho người bệnh.

Các nguyên nhân của đắng miệng

Thông thường, tình trạng đắng miệng xảy ra bởi khá nhiều nguyên nhân. Và những nguyên nhân này chủ yếu tới từ thói quen sinh hoạt, một số khác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, yếu tố bẩm sinh,… Dưới đây là 19 nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà bài viết đã tìm hiểu và tổng hợp được.

Chăm sóc răng miệng kém

Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày là một thói quen bắt buộc phải duy trì để gìn giữ sức khỏe răng miệng. Nếu không thường xuyên chăm sóc răng miệng, bạn sẽ thường cảm thấy vị đắng rõ rệt trong miệng bởi các loại vi khuẩn, mảng bám phát triển mạnh, tác dụng với axit để tạo ra tình trạng này.

Nếu cứ để mặc các mảng bám, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng mà không vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân dễ dàng mắc phải các nguy cơ bị các bệnh nha chu nguy hiểm.

Khô miệng

Hiện tượng khô miệng thường xuất hiện khi tuyến nước bọt hoạt động yếu, làm khoang miệng tiết ra ít nước bọt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nảy nở một cách nhanh chóng.

Mô phỏng đôi môi bị khô

Khô miệng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước bọt là một yếu tố cần thiết giúp đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn. Một môi trường ít nước bọt sẽ thúc đẩy vi khuẩn gia tăng nhanh về số lượng, gây ra tình trạng đắng miệng.

Hội chứng miệng bỏng rát

Hội chứng miệng bỏng rát được đặt tên dựa theo đúng tính chất của tình trạng bệnh lý này. Khi mắc phải hội chứng miệng bỏng rát, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy bỏng rát trong khoang miệng giống như những lúc ăn ớt.

Những cảm giác cay rát xuất hiện vào giai đoạn đầu, sau này có thể dẫn tới tình trạng đắng miệng. Đôi khi, tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể kéo dài thành bệnh mãn tính khó có thể chữa khỏi.

Mang thai

Trong thời kỳ mang thai, hormone Progesterone tiết ra nhiều khiến cho cơ thể của sản phụ nhạy cảm hơn người bình thường. Hormone tác động mạnh mẽ đến các giác quan khiến chúng trở nên nhạy hơn. Chính vì vậy, sản phụ có thể gặp phải một số tình trạng như chán ăn, khó chịu với một số mùi của các loại thức ăn. Kèm theo đó là tình trạng đắng miệng cũng sẽ thường xuyên xuất hiện.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hình ảnh mô phỏng dạ dày con người

Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay còn được gọi là GERD (viết tắt của cụm từ Gastroesophageal reflux disease) là một tình trạng dạ dày thường xuyên có hiện tượng trào ngược axit lên thực quản. Nguyên nhân mắc phải bệnh lý này là do cơ vòng tại đỉnh dạ dày bị suy yếu về chức năng, khiến dạ dày co bóp kém. Điều này dẫn tới tình trạng đắng miệng, đi kèm theo đó là cảm giác nóng rát ở ngực, bụng.

Mãn kinh gây đắng miệng

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ là giai đoạn cơ thể bị suy giảm đột ngột lượng hormone estrogen, gây nhạy cảm hơn về mùi vị. Chính nguyên nhân này cũng khiến cho miệng luôn có cảm giác bị đắng.

Căng thẳng gây đắng miệng

Cô gái căng thẳng và nhăn mặt vì đắng miệng

Một số nhà khoa học cho rằng nếu thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, lo lắng có thể gây áp lực lên việc kích thích các giác quan trong cơ thể, điều này làm thay đổi vị giác khiến chúng ta có thể cảm nhận được rõ ràng vị đắng. Thêm vào đó, việc thiếu hụt estrogen cũng khiến tuyến nước bọt hoạt động ít, gây ra tình trạng khô miệng và cảm giác đắng miệng.

Tổn thương dây thần kinh

Các dây thần kinh thường được phân bố và gắn với từng hệ cơ quan khắp cơ thể. Chúng ta có thể cảm nhận được mùi vị là nhờ các dây thần kinh dính với vị giác. Chính vì vậy, khi dây thần kinh bị tổn thương, chúng ta có thể sẽ mất đi cảm giác về mùi vị, đôi khi làm rối loạn vị giác, tạo ra vị đắng trong miệng.

Tình trạng tổn thương dây thần kinh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như ung thư, u não, động kinh, đa xơ cứng,…

Nấm miệng gây đắng miệng

Nấm miệng hay còn gọi là tình trạng khoang miệng bị nhiễm nấm men. Những vết nấm này thường có dạng tròn, đốm trắng nằm trên lưỡi, khoang miệng hoặc cổ họng. Tình trạng này có thể diễn biến nặng hơn gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Trong giai đoạn đầu chúng ta có thể cảm thấy miệng có vị đắng, theo thời gian có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nha chu nguy hiểm khác.

Cảm lạnh gây đắng miệng

Một số loại bệnh như cảm lạnh hay nhiễm trùng xoang đều là nguy cơ gây ra tình trạng đắng miệng. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu để gửi đi các protein gây viêm nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại.

Cảm lạnh thường đi với cảm giác sốt cao bởi cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều kháng thể chống lại vi khuẩn. Những protein này thường gây rối loạn vị giác, tạo ra vị đắng bên trong khoang miệng.

Sử dụng thuốc gây đắng miệng

Quá trình điều trị bệnh đôi khi phải sử dụng những loại thuốc sở hữu những thành phần gây ra tình trạng đắng miệng. Các thành phần trong các loại thuốc này thường có tính chất đắng sẵn, hoặc có một số chất tác dụng với nước bọt trong khoang miệng tạo ra vị đắng. Một số loại thuốc gây ra hiện tượng này có thể liệt kê tới như: thuốc điều trị bệnh tim, thuốc kháng sinh, thuốc lithium, vitamin chứa khoáng chất đồng, kẽm,…

Điều trị ung thư gây đắng miệng

Quá trình điều trị ung thư bao gồm các yếu tố xạ trị và hóa trị có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi, gây rối loạn thị giác, từ đó tạo ra cảm giác có vị đắng và vị kim loại trong miệng. Chính vì vậy, người bị bệnh ung thư luôn có cảm giác chán ăn, đắng miệng.

Rối loạn tiêu hóa gây đắng miệng

Người đàn ông lấy tay che miệng

Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài trong một khoảng thời gian là một trong những nguyên nhân khiến miệng xuất hiện vị đắng. Nguyên nhân là bởi rối loạn tiêu hóa có thể đi kèm với triệu chứng trào ngược dạ dày, đẩy các axit từ dạ dày lên thực quản, gây ra hiện tượng đắng miệng. Triệu chứng này có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như cảm thấy vị kim loại trong miệng, hôi miệng, hơi thở có mùi hôi…

Trào ngược dịch mật

Túi mật và gan là cơ quan sản xuất dịch mật, đảm nhiệm chức năng tiêu hóa lipid đồng thời quét sạch tế bào hồng cầu đã chết. Nếu vách ngăn giữa dạ dày và ruột non bị tổn thương, dịch mật sẽ đẩy ngược lên khỏi dạ dày, dẫn tới việc trào ngược thực quản. Các axit tác dụng với dịch mật làm cho miệng có cảm giác đắng.

Trong trường hợp tình trạng này diễn biến nặng hơn có thể dẫn tới một số biến chứng khác như ợ nóng, ợ chua, nôn ra chất lỏng xanh vàng (dịch mật), giọng bị ho khan do dịch mật trào tới thực quản,…

Suy giảm chức năng gan

Chức năng gan bị ảnh hưởng cũng là một trong những lý do gây ra hiện tượng đắng miệng. Thông thường, chức năng gan bị suy giảm sẽ bắt nguồn từ một số nguyên nhân như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan,… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thay máu, lọc máu của cơ thể.

Thiếu vitamin

Hiện tượng đắng miệng cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin. Vitamin là một trong những dưỡng chất có tác dụng giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, điều hòa sự hoạt động của các cơ quan, trong đó có chức năng cảm nhận mùi vị. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin, miệng cảm giác có vị đắng là một điều thường xuyên xảy ra.

Hút thuốc

Hình ảnh một người đang hút thuốc

Hút thuốc gây đắng miệng

Hút thuốc khiến cho chức năng hoạt động của các giác quan bị suy giảm. Nguyên nhân là bởi thành phần độc hại có trong khói thuốc có thể gây ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận mùi vị của cơ thể.

Hơn thế nữa, thuốc lá có thể kéo theo một số tình trạng bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng con người như ung thư phổi, viêm phổi,… Ngoài ra cũng khiến cho hàm răng trở nên kém thẩm mỹ do mảng bám cao răng, hơi thở có mùi hôi,…

Lão hoá

Cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa đồng nghĩa với việc một số chức năng của các hệ cơ quan bị suy giảm dần dần, trong đó là cơ quan vị giác. Điều này lý giải cho việc vì sao những người cao tuổi thường cảm thấy có vị đắng ở trong miệng. Đây là dấu hiệu báo hiệu cơ thể đang cần bổ sung một số dưỡng chất để giảm thiểu cảm giác này.

Nhiễm trùng

Khoa học đã chứng minh được rằng một số tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng, các căn bệnh mãn tính, rối loạn hệ miễn dịch sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh ra protein TNF gây ra cảm giác đắng miệng trong cơ thể. Lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được loại protein này rõ ràng hơn não, vậy nên cảm giác miệng bị đắng lại càng trở nên rõ rệt.

Cách điều trị và chăm sóc khi miệng bị đắng

Tình trạng miệng bị đắng hoàn toàn có thể được giải quyết bằng một số phương pháp đơn giản thông thường. Điều quan trọng là chúng ta phải kiên thì áp dụng thường xuyên mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là một số cách điều trị và chăm sóc khi miệng bị đắng mà chúng ta có thể tham khảo:

Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Việc không chăm sóc răng miệng thường xuyên là một điều kiện thuận lợi giúp các tụ vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra cảm giác đắng miệng.

Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này xảy ra là vệ sinh chăm sóc răng miệng đều đặn, chải răng tối thiểu 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải mềm để tránh gây tổn thương nướu, đồng thời sử dụng chỉ, tăm nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn các cặn thức ăn thừa giắt tại kẽ răng.

Uống nước lọc

Uống nước lọc

Uống nước lọc

Như đã tìm hiểu ở các phần nội dung trước, tình trạng đắng miệng xảy ra đôi khi bắt nguồn từ hiện tượng khô miệng do tuyến nước bọt hoạt động yếu. Chính vì vậy, để cải thiện điều này, chúng ta nên uống nước lọc thường xuyên, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng khô miệng.

Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược axit

Đôi khi, những thói quen ăn uống, sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, kéo theo đó là biểu hiện của chứng đắng miệng.

Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều giàu mỡ, sử dụng thuốc lá, các loại đồ uống có cồn như rượu, bia với tần suất cao,… đều gây ra nguy cơ trào ngược axit. Chính vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế tối đa những yếu tố này nếu muốn quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn.

Nhai kẹo cao su không đường

Việc nhai kẹo cao su liên tục sẽ giúp cho tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ hơn. Bởi kẹo cao su có tính chất khá dai nên cần rất nhiều enzim để có thể cảm nhận được mùi vị trong khoang miệng.

Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng kẹo cao su giống như một phương pháp điều trị tình trạng đắng miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng loại kẹo cao su không đường vì kẹo cao su có đường có chứa chất ngọt, dễ dàng tạo thành những mảng bám xung quanh thân răng kéo theo sự phát triển của vi khuẩn.

Nước súc miệng chữa triệu chứng miệng đắng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước súc miệng có thể cải thiện một cách tối ưu tình trạng miệng đắng. Mục đích của việc này là nhằm loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa, vi khuẩn có trong khoang miệng để hạn chế sự phát triển của chúng kết hợp với axit khiến vị giác bị rối loạn.

Các loại nước súc miệng từ thảo dược thường phát huy công hiệu tốt nhất bởi những nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên.

Nước trà thảo mộc vườn nhà giảm miệng đắng

Quá trình duy trì uống nước lọc đôi khi có thể gây chán, tuy nhiên bạn có thể thay đổi bằng cách sử dụng các loại thảo mộc trong vườn nhà pha thành trà dễ uống. Một số loại thực phẩm có thể tìm thấy ở bất cứ đâu như gừng, bạc hà, chanh, nha đam,… đều là những nguyên liệu có thể chế biến thành trà, không những thế còn giảm thiểu tối đa tình trạng đắng miệng.

Nước ép trái cây chín có vị ngọt tự nhiên chữa đắng miệng

Nước ép từ một số loại trái cây như nho, dâu tây, dưa hấu,… sở hữu vị ngọt tự nhiên, có thể làm giảm bớt cảm giác đắng miệng và mùi kim loại có trong khoang miệng. Hơn thế nữa, nước ép trái cây cũng bổ sung một số vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp cho các cơ quan hoạt động tốt hơn.

Bị đắng miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị đắng miệng nên ăn

Khi gặp phải tình trạng đắng miệng, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm như sau:

  • Cháo nóng

Không phải một lẽ dĩ nhiên mà cháo là một loại thức ăn thường xuyên được đưa vào thực đơn chăm sóc cho người bệnh. Đối với những người đang gặp tình trạng chán ăn, đắng miệng, cháo là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết nhất, hơn thế nữa lại rất dễ nuốt, dễ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, hạn chế một số tình trạng khác như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày.

  • Uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy:

Việc uống một cốc nước ấm ngay sau khi thức dậy sẽ giúp dạ dày trung hòa lượng axit vào mỗi buổi sáng. Bạn có thể pha thêm mật ong cho dễ uống, đồng thời kích thích tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh:

Các loại trái cây, rau xanh thường là nguồn dưỡng chất dồi dào chứa đa dạng các loại vitamin như A, B, C, E,… Một số loại thực phẩm như cam, bưởi, chanh, chuối, quýt, rau cải xoăn, xà lách,… đều là những thức ăn giàu dinh dưỡng nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.

  • Ngậm ô mai:

Vị ngọt ngọt chua chua của ô mai có thể giảm thiểu một cách tối đa vị đắng trong khoang miệng. Đặc biệt, khi ngậm ô mai, hương vị này kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ hơn, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn.

Bị đắng miệng không nên ăn

Ngoài ra, khi bị đắng miệng, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, có tính chất cay nóng, đồ ngọt và tinh bột, rượu bia, thuốc lá,… Đây đều là những yếu tố khiến tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên hơn, kéo theo cảm giác miệng có vị đắng.

Một số lưu ý khi bị đắng miệng

Khi mắc phải tình trạng đắng miệng, bệnh nhân cũng cần lưu tâm tới một số yếu tố cụ thể như sau:

  • Nằm tư thế cao đầu khi đầu: Điều nãy sẽ hạn chế một cách tối đa tình trạng trào ngược axit từ dạ dày
  • Tập thể dục thường xuyên: Không chỉ có tác dụng giảm thiểu tình trạng đắng miệng một cách hiệu quả, việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Tình trạng đắng miệng xảy ra là một biểu hiện của việc sức khỏe gặp vấn đề. Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện và điều trị những căn bệnh này một cách kịp thời.
  • Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Việc giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, thoải mái sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, stress trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Từ đó chất lượng sức khỏe cũng được nâng cao.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ:

Sử dụng đúng liều lượng thuốc, phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định sẽ góp phần giảm thiểu những nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm, đồng thời hỗ trợ khỏi bệnh nhanh chóng hơn.

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày nhằm mục đích giảm bớt áp lực tác động lên dạ dày. Từ đó dạ dày được hoạt động điều độ, nhịp nhàng, giảm thiểu các nguy cơ bị trào ngược thực quản, giúp cơ thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất thiết yếu hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng đắng miệng cũng như phương pháp khắc phục nó. Nếu tình trạng răng miệng của bạn đang gặp vấn đề, bạn có thể liên hệ với nha khoa Parkway – một trong những đơn vị nha khoa với chất lượng uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

Sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ rành nghề, giàu kinh nghiệm, chắc chắn nha khoa Parkway sẽ đem lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt đẹp nhất.

Đến với nha khoa Parkway, khách hàng sẽ được đảm bảo cung cấp hệ thống dịch vụ với mức giá vô cùng ưu đãi. Bạn có thể liên hệ với nha khoa theo các số hotline 024 9999 8059 để được hỗ trợ phục vụ tốt nhất.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết