Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Các khí cụ niềng răng chỉnh nha mà bạn cần biết

Trước khi bạn quyết định niềng răng, bạn cũng cần biết về các loại khí cụ niềng răng. Để biết được tác dụng của những khí cụ này là gì giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình niềng răng. Chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này nhé.

1. Khí cụ niềng răng là gì?

Khí cụ niềng răng là những dụng cụ hỗ trợ trong nha khoa được dùng để trợ giúp trong quá trình chỉnh nha. Giúp răng dịch chuyển, điều chỉnh lại răng về đúng vị trí. Các khí cụ niềng răng có nhiều loại tương ứng với những chức năng khác nhau. Hiện nay có 2 loại niềng răng chính được chia ra theo công dụng đó là niềng răng cố định (Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự động và niềng răng có thể tháo rời(Niềng răng trong suốt Invisalign)

2. Tổng hợp các loại khí cụ niềng răng phổ biến nhất

2.1 Đối với niềng răng có mắc cài

2.1.1 Dây cung (Archwires)

Dây cung là một trong các khí cụ niềng răng không thể thiếu khi niềng răng cố định. Dây cung chính là dây kết nối những mắc cài lại với nhau. Nó có chức năng tạo lực cố định để kéo răng và dịch chuyển răng theo định hướng của mắc cài. Dây cung cũng có nhiều loại khác nhau, chất liệu chủ yếu là sắt không.

khí cụ niềng răng thường gặp

Trong mỗi giai đoạn niềng răng khác nhau mà dây cung sẽ có hình dạng và kích thước cũng khác nhau.

2.1.2 Mắc cài (Bracket)

Niềng răng giúp điều chỉnh lại các răng khấp khểnh, lệch lạc, mọc sai hướng và việc điều chỉnh này nhờ phần lớn vào mắc cài. Khí cụ niềng răng mắc cài này có tác dụng giữ cố định giữ mắc cài và dây cung. Tạo lực giúp răng di chuyển về vị trí chuẩn và giúp răng đều đẹp thẩm mỹ hơn.

Khí cụ niềng răng mắc cài

2.1.3 Hooks

Một trong các loại khí cụ niềng răng khác là hook. Nó có hình móc, có tác dụng bấm vào dây cung, giúp liên kết 2 hàm lại với nhau. Hook thường được gắn ở vị trí răng nanh hay các răng nhỏ.

2.1.4 Band (khâu)

Sau khi gắn mắc cài được khoảng 1 tuần thì nha sĩ sẽ lấy các sợi thun tách kẽ ra ngoài và chúng được thay bằng 2 chiếc khâu kim loại. Khâu sẽ được dán ở vị trí răng số 6 của hàm dưới. Khâu được dán bằng một vật liệu cố định là Cement và nó sẽ được giữ  cố định trong quá trình niềng răng.

2.1.5 Thun liên hàm (Rubber bands)

Thun liên hàm là thun được gắn trên hook làm cho 2 hàm liên kết với nhau. Thường thun sẽ sẽ có thể mang về nhà bạn tự đeo sau khi được nha sĩ hướng dẫn và có thể tháo ra lắp tùy ý.

Khí cụ niềng răng dây thun hàm

Thun liên hàm 

Thun liên hàm có vai trò rất quan trọng trong quá trình niềng răng. Để hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như các thông tin quan trọng về khí cụ này, bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé! Công dụng bất ngờ của thun liên hàm trong niềng răng

2.1.6 Minivis (vít niềng răng)

Với những trường hợp răng bị hô, móm ở mức độ nặng thì không thể thiếu khí cụ niềng răng minivis. Đây là một trong các khí cụ niềng răng quan trọng  giúp kiểm soát lực tốt và chính xác hơn.

Minivis là điểm neo chặn chắc chắn giúp răng di chuyển các răng trước lùi ra sau. Giúp khớp cắn chuẩn không bị sai lệch. Khí cụ niềng răng này giúp rút ngắn thời gian niềng gần gấp đôi. Với những trường hợp hàm bị hô hoặc cười hở lợi thì có thể rút ngắn thời gian xuống 1-2 năm tùy vào từng trường hợp.

2.1.7 Lò xo

Lò xo là khí cụ được thiết kế nhỏ được gắn vào răng hàm kết nối với dây cung phía sau răng nanh. Nó có chức năng đẩy hay kéo, mở hoặc đóng khoảng cách giữa các răng với nhau.

2.1.8 Thun chuỗi niềng răng có tác dụng gì? (Power/ Energy/ Memory Chain)

Nhiều bạn thắc mắc rằng thun chuỗi niềng răng có tác dụng gì? Nó có tác dụng chính là đóng khoảng trống để giữ khoảng trống răng trước đây không bị rộng thêm.

Việc hiểu rõ thun chuỗi niềng răng có tác dụng gì và cơ chế hoạt động của nó giúp bạn an tâm hơn khi phải kéo thun. Nó giúp tạo lực kéo dần dần để dần đóng lại khe hở sẵn có trên hàm răng hoặc khoảng trống lúc niềng răng mới xuất hiện.

2.1.9 Các loại khí cụ nong hàm

khia cụ niềng răng - nong hàm

Khí cụ nong hàm

Nong hàm là kỹ thuật trong chỉnh nha để tạo khoảng trống, sau đó sắp xếp để làm đều răng, làm rộng cung cười. Các loại khí cụ nong hàm được sử dụng để dịch chuyển từ từ các răng ở trên cung hàm cách xa nhau. Khi sử dụng các loại khí cụ nong hàm, vòm miệng sẽ bắt đầu hình thành xương mới giúp kéo hàm rộng ra.

khí cụ niềng răng - các loại nong hàm

Nụ cười hoàn hảo sau khi nong hàm

Các khí cụ nong hàm chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Chỉ dùng khi khoảng trống trên khung hàm không đủ, bác sĩ có thể chỉ định khí cụ nong rộng hàm trên để đảm bảo đủ khoảng trống.

Khí cụ nong hàm giúp bạn hạn chế việc phải nhổ răng. Và để điều chỉnh răng về đúng vị trí, bác sĩ thường sử dụng khí cụ nong rộng hàm trên để tạo khoảng trống vừa đủ cho răng dịch chuyển. Khí cụ nong rộng hàm trên này là khí cụ niềng răng phổ biến và có công dụng tuyệt vời.

2.1.10 Headgear (Mũ trùm đầu)

Đây là một loại khí cụ chỉnh nha khá đặc biệt thường chỉ sử dụng trong các ca niềng răng trẻ em. Headgear dùng để điều chỉnh các trường hợp sai khớp cắn hoặc răng mọc không đều, quá chen chúc.

Tác dụng chính của khí cụ chỉnh nha này là tạo lực kìm hãm sự phát triển của hàm, để hai hàm phát triển một cách chuẩn nhất.

2.2 Đối với hệ thống niềng răng không mắc cài

2.2.1 Khay trong suốt

Khay niềng trong suốt hay nhiều bạn thường biết đến với tên gọi là Invisalign. Niềng răng Invisalign là một lựa chọn tuyệt vời thay thế cho niềng răng mắc cài. Với khay niềng trong suốt Invisalign, người đối diện sẽ không nhận ra bạn đang niềng răng. Nó rất dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Số khay niềng sẽ thay đổi để đảo bảo sự dịch chuyển của răng và đảm bảo kết quả sau niềng.

khí cụ niềng răng - khay trong suốt

2.2.2 Attachment

Đây là một trong các khí cụ niềng răng mà không phải ai cũng biết. Đó là những mẩu nhựa nhỏ  độ dày của một chiếc thẻ ngân hàng được gắn trên răng.

Tác dụng của attachment này là hỗ trợ tạo lực dịch chuyển răng với hướng đi mong muốn hỗ trợ cùng với khay niềng. Ngoài ra khí cụ niềng răng này  cũng là điểm neo để bác sĩ đặt một số khí cụ khác lên trong một số trường hợp đặc biệt.

2.3 Các loại khí cụ chỉnh nha chung

2.3.1 Dây chun tách kẽ (dây cao su)

khí cụ niềng răng - dây chun tách kẽ

Khí cụ hỗ trợ đắc lực cho niềng răng bằng mắc cài chính là thun tách kẽ. Trước khi đeo mắc cài 1 tuần thì bạn phải mang thun tách kẽ ở những kẽ răng hàm dưới. Thun tách kẽ được làm bằng cao su có hình dạng vòng tròn nhỏ.

Nó sẽ tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau. Khi mang thun tách kẽ thì bạn không nên ăn đồ quá cứng, vì sẽ có thể làm rơi thun ra ngoài. Ở lần hẹn tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy các sợi thun tách kẽ ra ngoài và thay bằng hai chiếc khâu kim loại.

2.3.2 Hàm duy trì – khí cụ duy trì sau niềng răng

Khí cụ duy trì sau niềng răng là thứ quan trọng để đảm bảo kết quả sau niềng. Kết quả sau khi niềng răng thường không ổn định vì các lý do sau:

  • Sau khi tháo mắc cài, răng có thể chưa ổn định do đó răng luôn có khuynh hướng trở về vị trí cũ.
  • Có thể do sự phát triển của xương hàm làm kết quả điều trị chỉnh nha thay đổi. Do đó cần một khí cụ duy trì sau niềng răng để răng ổn định không dịch chuyển.
  • Bạn cần đeo hàm duy trì( Khí cụ duy trì sau niềng răng) ít nhất 12 tháng để giúp mô nướu tái tạo lại cấu trúc và duy trì được sự ổn định của răng.
khí cụ niềng răng đảm bảo kết quả sau niềng

Hàm duy trì sau khi niềng

3. Các loại khí cụ chỉnh nha cho bé

3.1. EF – khí cụ chỉnh hình thức răng

EF là các khí cụ chỉnh nha cho bé thích hợp sử dụng  cho giai đoạn điều trị tiền chỉnh nha. EF giúp điều trị sớm những lệch lạc răng và xương hàm: lệch đường giữa, răng chen chúc, cắn hở, cắn sâu ở trẻ nhỏ trước khi chỉnh nha cố định.

EF giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả. Với khí cụ này, trẻ sẽ cần mang tối thiểu là 2 giờ ban ngày và đeo suốt đêm khi ngủ.

khí cụ niềng răng cho trẻ

Khí cụ chỉnh hình thức răng

3.2. Headgear – Khí cụ nắn chỉnh xương hàm hô cho bé

Headgear là khí cụ chỉnh nha cho bé được nhiều phụ huynh lựa chọn. Khí cụ này giúp kiểm soát sự phát triển của xương hàm trên và kích thích sự phát triển của xương hàm dưới. Giúp bé có khớp cắn chuẩn.

– Với trường hợp bé bị hô xương, Headgear sẽ điều chỉnh lại sự phát triển của xương hàm giúp xương hàm trên dưới trở về đúng vị trí, làm giảm mức độ hô xương của bé.

Thời gian tối thiểu bé mang Headgear là 10-12 tiếng mỗi ngày. Nếu bé đeo Headgear thường xuyên từ 12 – 18 tháng sẽ mang lại hiệu quả cao và có thể rút ngắn thời gian điều trị.

3.3. Khí cụ chỉnh nha facemask – Khí cụ nắn chỉnh xương hàm móm cho bé

Khí cụ chỉnh nha facemask là khí cụ đeo ngoài mặt dùng trong nha khoa trẻ em. Khí cụ chỉnh nha facemask này dùng để hỗ trợ chỉnh nha trong các trường hợp răng móm, đó là xương hàm trên kém phát triển nhưng xương hàm dưới phát triển quá mức.

Khí cụ chỉnh nha Facemask được thiết kế để dùng lực kéo giữa trán và cằm để kéo xương hàm trên về phía trước và kiểm soát sự tăng trưởng của xương hàm dưới.

Thời gian đeo của khí cụ chỉnh nha Facemask là từ  8-12 tiếng/ngày vào buổi tối và ban đêm. Mặc dù việc mang khí cụ có thể làm trẻ không thoải mái. Nhưng nếu trẻ được điều trị sớm trong giai đoạn phù hợp từ 9 đến 12 tuổi thì sẽ rất có lợi cho việc chỉnh nha sau này. Thời gian chỉnh nha cho bé sẽ giảm đi rất nhiều.

khí cụ niềng răng chỉnh xương hàm móm

3.4. Quad- Helix – khí cụ nong rộng hàm trên, tạo khoảng trống

Là một khí cụ chỉnh nha cho bé giúp hỗ trợ nắn chỉnh răng bằng cách mở rộng cung hàm trên cho trẻ nếu trẻ gặp tình trạng: khuôn hàm không đều, răng chen chúc, khấp khểnh, hô, móm.

Sử dụng Quad – Helix giúp tạo khoảng trống cho răng giúp răng vĩnh viễn mọc lên hoặc điều chỉnh các răng chen chúc, lệch lạc.

4. Các loại dây chun/ thun trong niềng răng

Có nhiều loại khí cụ niềng răng được sử dụng khi chỉnh nha để đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là đối với niềng răng có mắc cài. Niềng răng mắc cài truyền thống là sự kết hợp giữa hệ thống mắc cài và dây cung, tạo một lực kéo nhẹ nhàng lên răng, khiến răng di chuyển vào vị trí chuẩn mong muốn. Các loại thun trong niềng răng (hay còn gọi là thun liên hàm) là một khí cụ quan trọng ngoài mắc cài và dây cung.

khí cụ niềng răng - dây chun

Gắn dây thun khi niềng răng

Thun chỉnh nha (hay các loại thun trong niềng răng) có độ đàn hồi rất cao, gắn trên các mắc cài để tạo lực kéo cho răng. Thun có thể có nhiều màu, bạn có thể chọn màu yêu thích để tạo động lực khi niềng răng. Thun chỉnh nha không phải khí cụ bắt buộc phải sử dụng trong mọi trường hợp niềng răng. Mà nó phụ thuộc vào tình trạng răng, mức độ lệch lạc bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Do đó, sẽ có những bạn dùng thun chỉnh nha, có bạn không phải sử dụng.

Khi niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp giữa dây cung và hệ thống các mắc cài để tạo lực kéo di chuyển răng. Để tạo thêm lực kéo giúp răng dịch chuyển nhanh hơn, bác sĩ sẽ sử dụng thêm dây thun niềng răng. Sau một thời gian nhất định, cả 3 khí cụ này sẽ kết hợp tạo lực di chuyển các răng về vị trí chuẩn mong muốn. Do đó, thun chỉnh nha có tác dụng giúp răng dịch chuyển một cách nhanh chóng hơn và giúp điều chỉnh vị trí của răng hàm trên và răng hàm dưới chuẩn với khớp cắn.

Các loại thun trong chỉnh nha được nối vào hệ thống mắc cài tương ứng giữa hai răng cửa hàm trên và dưới. Bên cạnh điều chỉnh khớp cắn, dây thun niềng răng còn có tác dụng kéo răng khểnh, răng mọc chếch hẳn lên trên xương hàm hoặc răng mọc lệch hẳn trở về đúng vị trí.

Dây thun niềng răng sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy theo từng trường hợp răng cụ thể. Theo chỉ định của nha sĩ, nếu đeo thun niềng mỗi ngày, sẽ tạo lực kéo ổn định giúp đưa răng từ từ về đúng vị trí mong muốn từ từ nhẹ nhàng. Thun chỉnh nha được làm từ chất liệu cao su y tế cao cấp, do đó nó rất an toàn và không gây kích ứng khi bạn đeo trong khoang miệng.

Đối với trường hợp răng hô, dây thun được đặt vào móc phía trước cửa hàm trên và nối phía sau hàm dưới để tạo lực kéo các răng trên về phía sau làm giảm hô, và cũng kéo đồng thời các răng dưới về phía trước.

4.1 Thun buộc tại chỗ

Thun buộc tại chỗ được dùng để giữ dây cung và mắc cài liên kết chặt chẽ với nhau. Thun thường được thay khoảng 2 tuần một lần.

4.2 Thun liên hàm

Thun liên hàm là thun buộc nối giữa hay hàm có tác dụng điều chỉnh khớp cắn giữa 2 hàm.Thun được buộc từ hàm trên và hàm dưới lại với nhau. Việc đeo thun liên hàm còn phụ thuộc vào tình trạng răng và chỉ định của bác sĩ. Thun liên hàm được thay mỗi ngày.

4.3 Thun kéo

Thun kéo được sử dụng để dịch chuyển răng theo cơ chế trượt. Thun kéo bao gồm có nhiều vòng thun liên kết với nhau.

Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về khí cụ niềng răng. Nếu bạn có thắc mắc thì hãy comment ở dưới bài viết để được nhận tư vấn sớm nhất nhé. Nha khoa Parkway chúc bạn có một sức khỏe tốt!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp Copy

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết