Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng khi niềng (siết răng) là một kỹ thuật nha khoa được áp dụng đối với những ca niềng răng mắc cài. Theo đó, bác sĩ sẽ tác động trên dây cung để tạo lực siết lên các mắc cài, nhằm kéo các răng di chuyển về vị trí mong muốn.

Việc siết răng sẽ được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình niềng răng. Lực siết được tạo ra bởi dây cung là lực một chiều và khi các răng đã dần di chuyển theo ý muốn của nha sĩ, lực siết lúc này sẽ giảm, nên cần được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu niềng răng.

Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng khi niềng là kỹ thuật nha khoa được áp dụng đối với những ca niềng răng mắc cài

Tham khảo: Dịch vụ niềng răng tại Parkway

Quy trình siết răng khi niềng răng mắc cài

Trong mỗi lần siết răng, các bác sĩ chỉnh nha sẽ tính toán và tác động lên khí cụ để tạo ra một lực siết phù hợp nhất với tình trạng răng và giai đoạn niềng cụ thể. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu khi mới siết do răng chưa kịp làm quen, nhưng tình trạng này thường sẽ thuyên giảm sau vài ngày.

Việc siết răng niềng cần được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh nha chuyên nghiệp và bệnh nhân tuyệt đối không nên tự làm tại nhà. Quy trình siết răng sẽ bao gồm 3 bước chính:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng niềng và tiến hành gỡ dây chun buộc giữa các mắc cài.
  • Bước 2: Tháo bỏ dây cung chính và siết răng để các răng di chuyển đến vị trí mong muốn.
  • Bước 3: Gắn lại dây cung cũ và thêm dây chun nếu cần thiết.

Bên cạnh kỹ thuật siết răng, các bác sĩ còn có thể chỉ định thực hiện một số kỹ thuật khác trong niềng răng để đảm bảo kết quả niềng thành công. Trong đó, một số phương pháp có thể được áp dụng như: sử dụng band niềng, đeo chun liên hàm, nong hàm, nhổ răng hoặc nâng khớp cắn.

4 cách giảm đau hiệu quả sau khi siết răng

Chườm lạnh giảm đau

Để giảm bớt các cơn đau và sự khó chịu sau khi siết răng niềng, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Hơi lạnh sẽ giúp các mạch máu co lại và giảm thiểu phản ứng đau một cách rõ rệt.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:

  • Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc bọc đá lạnh vào khăn sạch
  • Chườm lên vị trí đau bên ngoài hàm trong khoảng vài phút.
  • Chú ý không áp đá vào má quá lâu để tránh bị bỏng lạnh.
cách giảm đau hiệu quả sau khi siết răng

Chườm đá lạnh để giảm đau khi siết răng

Massage nướu răng

Massage nướu răng cũng là một cách giảm đau hiệu quả sau khi siết răng, giúp tăng cường sự lưu thông máu huyết ở nướu, từ đó giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa tay thật sạch.
  • Cho ngón tay xoa nhẹ lên nướu theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 phút.
  • Thực hiện động tác tương tự theo chiều ngược lại.
  • Lưu ý thực hiện các động tác nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương nướu.
Massage nướu răng để giảm đau sau khi siết răng niềng

Massage nướu răng để giảm đau sau khi siết răng niềng

Dùng sáp nha khoa

Siết răng khi niềng răng mắc cài ngoài việc gây một số đau nhức, khó chịu do răng bị kéo thì có thể vô tình làm tổn thương niêm mạc miệng do sự ma sát giữa mắc cài với môi, má, nướu. Do đó, bạn có thể bôi sáp nha khoa lên mắc cài để hạn chế tình trạng này, đặc biệt cách này sẽ khá hữu ích với những người siết răng lần đầu.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu như cơn đau do việc siết răng khi niềng vẫn không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp, thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý, bạn cần tham khảo của bác sĩ về liều lượng và cách dùng trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.

Dùng thuốc giảm đau sau khi siết răng niềng nếu các biện pháp khác không hiệu quả

Việc sử dụng thuốc giảm đau cần được sự cho phép của bác sĩ

Bao lâu thì cần siết răng niềng?

Tần suất siết răng niềng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể của từng người, phương pháp niềng răng được lựa chọn, giai đoạn niềng và chỉ định của bác sĩ chỉnh nha. Tuy vậy, thời gian siết răng khi niềng thường từ 3 – 6 tuần/lần đối với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, 1 – 2 tháng/lần đối với niềng răng mắc cài tự động.

Lưu ý sau khi siết răng niềng

Siết răng khi niềng giúp đảm bảo được kết quả chỉnh nha thành công và đem lại hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh. Bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi siết răng:

  • Nên ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, súp trong khoảng 2 – 3 ngày đầu sau khi siết răng niềng.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch khuẩn và giảm đau nhanh hơn.
  • Nếu mắc cài đâm vào má gây chảy máu hoặc cản trở ăn uống quá mức, bạn cần quay lại gặp nha sĩ để điều chỉnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết “Siết răng khi niềng”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng để quá trình niềng răng đạt kết quả tốt đẹp!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

nha khoa Hồ Chí Minh

Top 10 nha khoa Hồ Chí Minh uy tín 2025

Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín tại TP.HCM nhưng phân vân giữa hàng trăm phòng khám lớn nhỏ? Việc lựa chọn đúng nha khoa không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đừng chỉ dựa vào vị trí […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về răng số 8

Răng số 8 là gì? Dấu hiệu mọc răng số 8 nên biết

Răng số 8 là gì và tại sao nó thường gây ra nhiều vấn đề răng miệng? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang bước vào độ tuổi trưởng thành. Răng số 8, hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây đau nhức, khó chịu khi mọc lệch hoặc mọc ngầm.

Xem chi tiết
7 cách giảm đau răng nhanh

7 cách giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả có thể áp dụng tại nhà

Đau răng là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như mọc răng khôn, gãy răng, sâu răng hay viêm sưng nướu. Nếu cơn đau kéo dài và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây, Nha khoa Parkway tìm hiểu 7 cách giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà, giúp giảm thiểu sự khó chịu và trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các mẹo này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Xem chi tiết
Tác hại khi răng mọc lẫy ở trẻ em

Răng mọc lẫy ở trẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý phù hợp

Răng vĩnh viễn nhú lên trong khi răng sữa chưa rụng thì hiện tượng này được gọi là răng mọc lẫy. Tình trạng này cần phải được điều trị sớm, nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Xem chi tiết