Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không?

Quá trình thay răng của trẻ một quá trình vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống của trẻ. Trong đó, có những trường hợp bé 5 tuổi đã rụng răng sữa, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và tự hỏi liệu bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không? Hãy cùng nha khoa Parkway theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm câu trả lời nhé.

Sinh lý của răng sữa trẻ em

Có thể hiểu đơn giản răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của bé, bắt đầu xuất hiện ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ và bắt đầu mọc lên khỏi bề mặt lợi khi bé được 6 tháng tuổi. 

Khi bắt đầu quá trình thay răng, răng sữa sẽ tự rụng hoặc lung lay thường là theo thứ tự lúc mọc. Khi đó dưới chân răng sữa sẽ xuất hiện những mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng sữa. Lúc này chân răng sữa phía trên sẽ bắt đầu rụng đi để răng vĩnh viễn mọc lên. 

Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không - 1

Thời gian thay răng sữa thông thường sẽ xảy ra như sau: 

  • Răng cửa giữa: 5 – 7 tuổi.
  • Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ nhất: 9 – 10 tuổi.
  • Răng nanh sữa: 10 – 11 tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ hai: 11 – 12 tuổi.

Quá trình thay răng sữa ở trẻ em

Đây là một quá trình quan trọng cần có sự theo dõi và đồng hành từ phụ huynh để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách an toàn. Để làm được điều đó, bạn có thể đọc qua một số thông tin dưới đây để tham khảo thêm kiến thức về quá trình thay răng sữa ở trẻ.

Thời gian thay răng sữa ở trẻ em

Thông thường thời gian thay răng sữa của trẻ sẽ rơi vào khoảng 6 – 12 tuổi, tuy nhiên đây chỉ là mốc tương đối vì vẫn có trường hợp bé thay răng sữa sớm hơn hoặc muộn hơn mốc này bởi hoạt cảnh sinh hoạt và môi trường của mỗi trẻ là không giống nhau. 

Tùy vào từng loại răng sữa mà thời gian thay sẽ có sự khác biệt bởi những yếu tố như: số lượng chân răng, điều kiện mọc răng. 

Ví dụ như đối với những răng có nhiều chân răng như răng hàm có thể cần tới 1 đến 2 tháng, nhưng với những răng cửa hay răng nanh có ít chân răng thì thường chỉ mất vài tuần. 

Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không - 2

Những chiếc răng được mọc trong điều kiện thuận lợi cũng sẽ mọc nhanh chóng hơn những chiếc răng bị kẹt trong khe và những chiếc răng bị những chiếc răng khác chèn ép. 

Một số thói quen xấu của trẻ như là mút tay, đẩy lưỡi, cắn bút,vv..v. cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới thời gian thay răng. Khi bắt đầu quá trình thay răng, răng sữa rụng đi để lại một khoảng trống trên hàm, lúc này là lúc mô nướu và mầm răng dễ bị tổn thương nhất. 

Chỉ một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng nướu, răng mọc sai lệch và thậm chí làm hỏng răng vĩnh viễn nên bố mẹ cần theo dõi và giúp trẻ sữa những thói quen xấu trên để đảm bảo cho quá trình thay răng của trẻ được diễn ra ổn định. 

Xem thêm: Làm sao để bé thay răng đều và đẹp?

Quy trình thay răng ở trẻ em

Tuy rằng thời gian thay răng ở trẻ đều có sự khác biệt nhưng hầu hết quá trình thay răng sữa này đều phát triển theo một trình độ nhất định. Răng sữa thường rụng đi theo thứ tự mà nó mọc lên, sau đó từng răng vĩnh viễn sẽ mọc lên theo thứ tự răng sữa rụng đi. 

Thứ tự thay răng của bé giữa hàm trên và hàm dưới sẽ có sự khác biệt. Đối với hàn trên thứ tự thay răng thông thường lần lượt là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn. 

Còn với hàm dưới, thứ tự thay răng thông thường sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không? Khi nào là sớm?

Với thông tin liên quan đến việc thay răng của trẻ ở trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã phần nào nắm được cơ bản quá trình thay răng của bé thì sẽ không còn quá lo lắng về việc bé 5 tuổi thay răng sữa.

Trong quá trình thay răng này có bé rụng răng sữa sớm thì bé thay răng sữa sớm và ngược lại đối với bé thay răng sữa muộn. Đây là độ tuổi bình thường khi bé bắt đầu rụng hay lung lay răng sữa. 

Hoặc như một số trường hợp bé có răng sữa bị hỏng phải nhổ bỏ sớm có thể gây ra tình trạng các răng đổ nghiêng về vị trí khoảng trống ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không - 2

Trong trường hợp răng sữa của bé quá chắc, không rụng khiến răng vĩnh viễn buộc phải mọc song song với răng sữa. Điều này không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn khiến bé dễ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến răng miệng. 

Để đảm bảo bé thay răng vinh viễn suôn sẻ các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao quá trình thay răng của bé để kịp thời phát hiện và xử lí khi có những bệnh lý răng miện ảnh hưởng tới quá trình thay răng sữa này. 

Việc đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần là một điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bé luôn trong tình trạng ổn định. Dưới sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa, ngay khi phát hiện bệnh lý trẻ sẽ được điều trị kịp thời và khoa học. 

Vậy bé thay răng khi nào thì được coi là sớm? Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu như bé rụng răng sữa đầu tiên trong khoảng tầm từ 4 tuổi hoặc ít hơn thì được coi là sớm.

Trẻ thay răng sớm có tốt hay không?

Chắc hẳn phụ huynh cũng vô cùng băn khoăn khi bé nhà mình bước vào giai đoạn thay răng này. Vậy thì liệu nếu bé thay răng sữa sớm thì có sao không

Chắc chắn việc trẻ thay răng sớm hơn không hề tốt, tuy rằng điều này đến mức nguy hiểm, nhưng nó cũng gây đến vô số ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe răng miệng của bé.

 Ngoài chức năng nhai cắn bình thường, răng sữa của bé còn có nhiệm vụ định hướng vị trí để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, nên khi bé rụng răng sữa sớm, răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên sẽ tạo thành nhưng khoảng trống, điều này khiến các răng xung quanh lấn sang vị trí của răng trống, gây xô lệch hàm răng. 

Cùng với đó, khi xảy ra xô lệch thì quá trình mọc răng vĩnh viễn ở chiếc răng sữa rụng sớm cũng xảy ra sự gián đoạn hoặc chậm hơn những chiếc răng tương tự khác. 

Dấu hiệu thay răng sữa của bé và có nên tự nhổ ở nhà?

Để nhận biết dấu hiệu thay răng sữa của bé, cha mẹ có thể sử dụng hình thức quan sát những chiếc răng sữa, nếu thấy chiếc răng nào lung lay thì đây chính là dấu hiệu cho việc thay răng sữa của bé. 

Đối với những chiếc răng sữa lung lay nhiều, dễ dàng rụng thì phụ huynh có thể tự nhổ tại nhà cho bé. Nhưng đối với những chiếc răng sữa có chân răng chắc chắn thì phụ huynh nên đưa bé tới các cơ sở nha khoa để thăm khám và đưa ra hướng giải quyết. 

Còn tùy vào nhiều trường hợp răng của bé mà nha sĩ sẽ đưa ra những phương án giải quyết khác nhau. Như đối với trường hợp răng vĩnh viễn có dấu hiệu chồi lên hay bị kẹt thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc mài bớt cạnh răng sữa, đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Một trong những lưu ý khi phụ huynh có ý định nhổ răng tại nhà cho bé khi chiếc răng lung lay khá nhiều là tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp nhổ răng bằng chỉ cho bé. 

Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không - 3

Phương pháp này thoạt nhìn có vẻ vô hại, nhưng có thể gây ra tình trạng chảy máu nướu răng, tạo ra vết thương hở. Từ đây dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng nhiễm trùng. 

Một lưu ý khác là khi bé rụng răng sữa đã lâu mà chưa xuất hiện mầm răng vĩnh viễn thì bố mẹ cần đưa bé tới các cơ sở nha khoa để thăm khám. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên tự ý nhổ răng của bé quá sớm hay quá muộn so với thời gian thay răng sữa của bé. 

  • Nếu bố mẹ nhổ răng sữa của bé quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc bé nhai nuốt thức ăn, điều này gián tiếp ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé khi thức ăn không được xử lí đủ nhuyễn. Không chỉ vậy, việc bố mẹ tự ý nhổ răng bé quá sớm còn là nguyên nhân gây ra tình trạng xương hàm mềm và nướu không thể phát triển, làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn. 
  • Nếu bố mẹ sao nhãng nhổ răng sữa cho bé quá muộn sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng vĩnh viễn, dễ phát sinh ra những bệnh lý về răng miệng. 
  • Khi không được nhổ trong thời gian quy định, những chiếc răng sữa có chân chắc vẫn sẽ giữ nguyên, điều này buộc mầm răng vĩnh viễn phải mọc răng có thể mọc lệch do không có vị trí để phát triển và tồn tại song song với răng sữa khiến việc vệ sinh răng miệng sạch gặp nhiều khó khăn. 

Bé 5 tuổi thay răng sữa tại nhà có tốt không?

Nhổ răng sữa đúng thời điểm để quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé được phát triển thuận lợi là một điều vô cùng tốt. Tuy nhiên việc phụ huynh giúp bé 5 tuổi thay răng sữa tại nhà không phải lúc nào cũng là một lựa chọn lý tưởng. 

Thông thường khi không có nhiều kiến thức về nha khoa, bố mẹ không nên tự nhổ răng cho bé tại nhà bởi nếu nhổ không đúng hoặc can thiệp quá sớm làm răng bị mất trước thời hạn thay răng có thể sẽ làm cung hàm của bé bị hẹp lại.

Chính bởi vậy, khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị thiếu chỗ và phải chen chúc vào nhau, gây phá vỡ cấu trúc răng của bé, thậm chí còn có khả năng gây chậm trễ quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé.

Không chỉ gây ra những biến chứng về răng miệng trên, việc tự thay răng sữa tại nhà cho bé của cha mẹ còn có khả năng khiến nướu của bé bị tổn thương dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng chân răng. 

Để đảm bảo an toàn, ngoài trừ trường hợp răng sữa đã lung lay và gần như rơi ra khỏi vị trí thì phụ huynh tốt nhất vẫn nên đưa bé tới nha sĩ để tiến hành việc thay răng sữa cho bé 5 tuổi. 

Răng sữa của bé 5 tuổi bị sâu phải làm gì?

Việc bé 5 tuổi bị sâu răng gần như là điều khó tránh khỏi, bởi các con đang trong độ tuổi còn bé, yêu thích đồ ăn vặt và đồ ngọt. Việc sử dụng nhiều đồ ăn vặt, tinh bột, uống sữa và đồ ngọt nói chung kết hợp với việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách có thể khiến bé dễ dàng mắc phải sâu răng. 

Khi bé mắc phải tình trạng sâu răng sữa nhưng vẫn chưa tới độ tuổi thay răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng phụ huynh nên đưa bé tới chẩn đoán và điều trị tại các bệnh viện nha khoa để nha sĩ có thể thăm khám và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không - 4

Khi có sự can thiệp từ nha sĩ bé sẽ tránh được các biến chứng từ việc sâu răng như tủy răng sẽ bị hoại tử, sinh mủ xung quanh chân răng gây ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn đang phát triển bên dưới..v.v

Khi xảy ra tình trạng răng sữa của bé 5 tuổi bị sâu, thông thường sẽ có hai phương pháp để xử lí tình huống này là: tái khoáng và trám răng.

  • Với phương pháp tái khoáng: đây là phương pháp phổ biến mà nha sĩ sử dụng cho tình trạng mới chớm bị sâu răng, giảm thiểu sự đau đớn do sâu răng gây ra cho bé. Để thực hiện việc tái khoáng, nha sĩ sử dụng các chất như Cacium, Phospate, Flour…để phủ lên phần răng bị sâu nhằm phục hồi lớp men răng, ngăn chặn sự tác động của vi khuẩn.
  • Với phương pháp trám răng: phương pháp này được sử dụng khi răng sâu đã xuất hiện những lỗ hổng, có đốm đen và kèm theo triệu chứng đau nhức. Khi đó nha sĩ sẽ chữa tủy để tránh tình trạng viêm nhiễm cho mầm răng rồi sử dụng vật liệu composite lành tính để trám lại, tái tạo hình dáng ban đầu của răng.

Đây là những biện pháp nhằm đảm bảo chức năng nhai của răng cho bé cho tới khi bắt đầu giai đoạn thay răng sữa. Điều này cũng giúp giữ chỗ định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí mà không làm ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn bên dưới. 

Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà

Trong tình huống bé trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý đặc biệt đi kèm và răng sữa đã lung lay nhiều thì cha mẹ có thể thực hiện những phương pháp dưới đây để tiến hành việc nhổ răng tại nhà cho bé.:

  • Trước khi tiến hành nhổ răng hay chạm vào răng của bé để kiểm tra tình trạng lung lay, cha mẹ hoặc người thân của bé cần sát khuẩn tay sạch sẽ bằng cách rửa tay bằng nước và xà phòng, sau đó lau sạch tay bằng khăn khô. 
  • Để việc nhổ răng được an toàn nhất, phụ huynh nên khuyến khích bé tự làm lung lay chiếc răng bằng lưỡi hay bằng tay sạch để chân răng tự bật gốc ra ngoài, khi bé tự làm thì sẽ thoải mái và an toàn hơn khi bản thân tự cảm nhận được làm thế nào thì phù hợp nhất cho mình. 
  • Trong trường hợp trẻ đã làm nhưng răng sữa vẫn không rơi ra thì phụ huynh cần an ủi bé, tránh để bé hoảng sợ với các động tác kiểm tra thô bạo.
  • Lúc này, phụ huynh có thể tiến hành việc nhổ răng cho bé bằng cách sử dụng một miếng băng gạc vô trùng bọc ngoài thân chiếc răng lung lay, nhẹ nhàng xoắn nhẹ để chiếc răng rơi ra. 
  • Sau khi răng rơi ra, sử dụng một miếng bông gòn tiệt trùng đặt vào vị trí răng rụng và cho bé cắn chặt lại để cầm máu trong khoảng từ 5 đến 10 phút. 
  • Sau khi cầm máu xong, bố mẹ cần kiểm tra lại nướu của chiếc răng đã nhổ xem có còn chân răng cũ sót lại hay không. 
  • Tuyệt đối không để bé xúc miệng bằng nước muối sau khi nhổ răng để đảm bảo các tế bào mới hình thành ở vùng răng vừa nhổ không bị rửa đi hết khiến máu ở phần răng vừa nhổ trở nên khó đông hơn khiến quá trình hồi phục sau khi nhổ răng bị chậm lại.

Chăm sóc trẻ sau khi thay răng, nhổ răng sữa

Qua trình thay răng sữa cho bé là một quá trình tương đối dài khi chờ đợi những chiếc răng lung lay. Trong quá trình lung lay, bé có thể gặp phải một số bất tiện trong việc nhai nuốt thức ăn. 

Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không - 5

Ở thời điểm này, phụ huynh có thể động viên bé cố gắng lung lay răng bằng lưỡi hay bằng tay sạch để răng sữa này nhanh rụng hơn.

Sau khi nhổ răng, rất có thể bé sẽ bị chán ăn do chiếc răng đang trong quá trình lung lay hay sau khi nhổ còn đau răng mà bố mẹ có thể thay đổi thực đơn cho phù hợp hơn với bé trong giai đoạn này bằng việc bổ sung nhiều những món ăn dạng mềm như bột, cháo hay súp. 

Nên tránh những đồ ăn cứng trong giai đoạn này vì việc mất răng có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc xử lí đồ ăn cứng và có thể làm tổn thương phần nướu chưa mọc răng. Cần theo dõi và động viên bé có thói quen đánh răng ít nhất hai lần một ngày để tránh tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, dễ dẫn đến việc nhiễm trùng nướu. 

Bên cạnh đó việc để ý đến yếu tố tinh thần của bé cũng là một điểm cần quan tâm nhiều. Trong quá trình thay răng, đặc biệt là những bé 5 tuổi thay răng sữa có khả năng sẽ lo lắng và hoảng sợ, người thân và gia đình cần động viên, giải thích cho bé hiểu để bé bớt sợ hãi và không bị ám ảnh trong quá trình nhổ răng. 

Lưu ý để cho bé có một hàm răng đẹp

 Để đảm bảo cho bé có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh,  phụ huynh và những người thân trong gia đình cần làm tốt những công tác sau. 

  • Là tấm gương tốt: trong độ tuổi này, bé thường thích bắt chước lại các hành vi của người lớn, đặc biệt là những người thân cận gần gũi. Để bé tập những thói quen chăm sóc răng miệng tốt, cha mẹ và người thân cần trở thành những hình mẫu tốt, xây dựng những thói quen chăm sóc răng miệng tốt để trẻ có thể học theo. 
  • Loại bỏ những thói quen xấu: phụ huynh cần quan sát trẻ ở giai đoạn này để chỉnh sửa những thói quen như mút tay, cắn bút,.v.v. để tránh tình trạng khi bé thay răng sữa sớm sẽ dễ xảy ra tình trạng răng mọc lệch hay xô đẩy. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí: để đảm bảo cho trẻ có hàm răng khỏe đẹp, cần xây dựng chế độ ăn uống với lượng thức ăn ngọt, bánh kẹo và đồ uống có gas trong mức độ cho phép. Khuyến kích trẻ sử dụng các thức phẩm có hàm lượng canxi cao, có lợi cho răng như sữa, phomai, sữa chua,vv..vv
  • Thường xuyên kích lệ động viên trẻ: khi trẻ thực hiện tốt những việc như đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm vệ sinh răng, hạn chế sử dụng các loại đồ ăn vặt và đồ ngọt,v.v.. phụ huynh cần khích lệ động viên để các bé có thêm động lực biến những hành vi này thành thói quen thường ngày. 
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần cho bé: Việc khám răng định kỳ và thường xuyên sẽ giúp nha sĩ dễ dàng phát hiện và xử lí sớm những vấn đề về răng miệng của bé, giúp bé có hàm răng đẹp và khỏe mạnh.

Thăm khám nha khoa trẻ em tại Parkway

Chắc hẳn khi bé bước vào giai đoạn thay răng sẽ có rất nhiều vấn đề nan giải mà phụ huynh không thể tự giải quyết, mà cần đến sự can thiệp từ các nha sĩ và nha khoa chuyên môn. Để đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng cho bé, chắc hẳn phụ huynh cần thăm khám và kiểm tra định kì tình trạng răng của bé tại một nha khoa uy tín, lành nghề. 

Nha khoa Parkway là hệ thống phòng khám răng trải dài khắp cả nước, với đội ngũ y bác sĩ với chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm cùng với trang thiết bị và cơ sở vật chất tiên tiến, đây chắn chắn là lựa chọn “chân ái” cho những phụ huynh còn đang băn khoăn và không biết nên cho bé thăm khám tại đây.

Xem thêm: Dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway

Trên đây là bài viết nhằm giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh đang có con nhỏ trong giai đoạn thay răng sữa. Hi vọng thông qua bài viết này phụ huynh đã có được câu trả lời cho những vấn đề như bé 5 tuổi thay răng sữa liệu có sớm không? Bé thay răng sữa sớm có sao không? 

Tin tức sự kiện khác

thun liên hàm là gì

Thun liên hàm là gì? Công dụng và cách sử dụng khi niềng răng

Thun liên hàm hỗ trợ tạo lực kéo cho răng trong thời gian niềng. Dụng cụ này còn công dụng nào khác? Đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Xem chi tiết
Những điều cần biết về nong hàm và khí cụ nong hàm

Những điều cần biết về nong hàm và khí cụ nong hàm

Nong hàm có gây nói ngọng hay làm mặt to ra? Cách vệ sinh nong hàm chuẩn? Khám phá giải đáp tại:

Xem chi tiết
Niềng răng trẻ em giá bao nhiêu

Niềng răng trẻ em giá bao nhiêu? Bảng giá mới nhất 2024

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm sẽ giúp trẻ có một hàm răng khỏe đẹp khi trưởng thành. Niềng răng trẻ em là một trong những phương pháp chỉnh nha an toàn, hiệu quả cho trẻ. Mối quan tâm lớn nhất của mỗi phụ huynh là niềng răng giá bao nhiêu? Niềng […]

Xem chi tiết
răng bị nứt ngang

Răng bị nứt ngang có sao không? Có tự lành được không?

Răng bị nứt ngang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm mà người bệnh không thể chủ quan coi thường. Khi răng bị nứt ngang nên làm thế nào? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết