Sún răng là gì? Tổng quan về bệnh sún răng
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Răng sữa ở trẻ là bộ răng được mọc khá sớm thường gồm 20 chiếc. Đến một độ tuổi nhất định thì răng sữa ở trẻ sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Quá trình này có thể diễn ra tự nhiên hoặc có sự can thiệp từ bên ngoài. Vậy đặc điểm của răng sữa như thế nào? Một số trường hợp nhổ răng sữa còn chân, chân răng sữa bị gãy có gây nguy hiểm gì hay không, cách xử lý như thế nào? Cùng Parkway theo dõi ngay những thông tin hữu ích sau để có được câu trả lời.
Răng sữa là bộ răng đầu tiên ở trẻ, mầm răng sữa hình thành sớm từ trong giai đoạn bào thai và bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Quá trình mọc răng sữa ở bé kéo dài trong khoảng 2 năm các răng sữa từ từ mọc lên từ răng cửa, răng nanh đến răng hàm sữa và kết thúc khi bé có khoảng 20 chiếc răng gồm 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới.
Khi đến độ tuổi thay răng, trẻ tầm 5 đến 6 tuổi bộ răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn chắc khỏe, cứng cáp hơn nhưng vai trò của răng sữa đối với trẻ là rất lớn:
Với những vai trò quan trọng đó răng sữa ở trẻ cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách để giữ cho hàm răng chắc khỏe, trắng sáng, đảm bảo cho quá trình thay răng vĩnh viễn sau này diễn ra thuận lợi.
Răng sữa có chân không? Có, mọi răng sữa đều có chân răng. Một chiếc răng sữa bình thường đều được cấu tạo gồm thân răng nằm trên nướu răng và được nâng đỡ bởi chân răng nằm ở bên dưới. Bên trong răng sữa có chứa tủy răng có nhiệm vụ nuôi dưỡng răng sữa trong quá trình răng tồn tại đến khi được thay răng vĩnh viễn.
Chân răng sữa có đặc điểm mảnh và nhỏ hơn so với thân răng hay so với chân răng trưởng thành cũng thường nhỏ hơn. Chân răng sữa không có men và ngà răng, chỉ có lớp xi măng răng bao bên ngoài và tiếp xúc với xương hàm. Vì vậy chân răng sữa thường yếu và dễ tổn thương hơn răng vĩnh viễn. Dễ gặp các vấn đề như đứt gãy, bể vỡ khi chịu tác động lực mạnh cũng như dễ bị sót chân răng sau khi nhổ răng sữa.
Thông thường đến tuổi thay răng thì chân răng sữa sẽ tự tiêu dần để mầm răng mới mọc lên nên khi nhổ răng cho bé thường khó quan sát thấy chân răng sữa. Trong quá trình bé thay răng cha mẹ nên chú ý chăm sóc tốt cho những chiếc răng của bé tránh những thức ăn cứng hay dai. Đồng thời giữ vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ tránh những vấn đề răng miệng như sâu răng ở trẻ em, viêm nướu răng…
Răng sữa cũng như răng vĩnh viễn mà tùy từng loại răng sẽ có số chân răng khác nhau. Răng cửa sữa thường có 1 chân còn răng hàm sữa thường có 2 chân hoặc nhiều hơn.
Chân răng sữa khá đặc biệt ở chỗ có khả năng tự tiêu dần trong quá trình răng sữa được thay thành răng vĩnh viễn ở bé. Khi này dưới tác động mầm răng vĩnh viễn, chân răng sữa sẽ tiêu dần đi, mầm răng vĩnh viễn phát triển đến đâu thì chân răng sữa sẽ tiêu dần hết đến đấy cho đến khi răng rụng đi và được thay thế hoàn toàn bởi răng vĩnh viễn vì vậy nên ba mẹ nên lưu ý thật kỹ trong quá trình thay răng ở trẻ.
Khi trẻ khoảng 5 đến 6 tuổi sẽ bước vào giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Một trong những tín hiệu nhận biết giai đoạn này là trẻ cảm thấy hơi đau chân răng và có cảm giác chiếc răng sữa bắt đầu lung lay. Khi này nhiều cha mẹ sẽ phân vân có nên chủ động nhổ răng sữa cho con hay không.
Bình thường, khi mầm răng vĩnh viễn nhú lên các răng sữa sẽ có xu hướng tự tiêu chân và rụng. Tuy nhiên một số trường hợp răng sữa của trẻ không có dấu hiệu tự rụng được dù răng vĩnh viễn đã sắp trồi lên. Để đảm bảo răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, mọc chuẩn xác nhiều cha mẹ chủ động nhắc trẻ hoặc giúp trẻ lung lay răng hàng ngày và nhổ răng cho bé khi có dấu hiệu thay răng.
Để quá trình nhổ răng sữa diễn ra thuận lợi trước đó cha mẹ nên hướng dẫn con cách dùng lưỡi hoặc tay để tự lung lay cho răng sữa mềm hơn. Trước khi dùng tay để lung lay răng cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào gây tác động xấu lên răng của trẻ trong giai đoạn nhạy cảm. Cha mẹ có thể hỗ trợ bé lung lay răng bằng việc lấy một miếng vải, bông sạch và dùng tay lung lay răng cho bé, đảm bảo rằng tay của cha mẹ cũng sạch sẽ.
Khi chiếc răng mềm hẳn và chuẩn bị rụng cha mẹ có thể tự nhổ răng cho bé bằng cách dùng miếng vải lót hay gạc sạch để lót tay sau đó xoáy nhẹ nhàng chiếc răng lấy toàn bộ chiếc răng sữa ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không chắc chắn việc có nên nhổ răng hay không và không có kinh nghiệm nhổ răng thì không nên tự nhổ răng cho bé tránh tình trạng nhổ răng quá sớm khi răng còn bám chắc làm trẻ bị đau nhiều và nguy cơ sót chân răng sữa cao.
Khi cha mẹ không tự tin việc nhổ răng sữa thì nên đưa trẻ đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được các bác sĩ nhổ răng cho bé. Bé sẽ được gây tê tại chỗ và nhổ răng nhanh chóng, không gây đau nhiều cũng như quá trình phục hồi sau nhổ thuận lợi.
Trong quá trình từ sau khi nhổ răng sữa đến khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế hướng dẫn trẻ chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận, tránh nhai, di, cắn vào vị trí chân răng mới nhổ, súc miệng nhẹ nhàng.
Thông thường quá trình thay răng sữa ở trẻ có thể tự diễn ra một cách tự nhiên. Khi mần răng vĩnh viễn mọc lên các răng sữa sẽ có xu hướng tự rụng để nhường chỗ. Dù vậy một số trường hợp răng sữa đến tuổi thay răng mà không có dấu hiệu tự lung lay hay tự rụng mà răng vĩnh viễn đã bắt đầu trồi lên hay răng sữa lung lay lâu mà không tự rụng gây khó khăn trong sinh hoạt và đau cho trẻ thì nên được trợ giúp từ bên ngoài để loại bỏ chiếc răng sữa này. Nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lên sai lệch, gây mất tính thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ cũng như ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của trẻ.
Nhưng việc can thiệp và nhổ răng không đúng cách sẽ vô tình để lại hậu quả cho răng miệng của bé, làm tổn thương bé. Trong đó phổ biến là tình trạng nhổ răng sữa còn sót chân răng sau khi nhổ răng. Dấu hiệu của biến chứng này là quan sát thấy chiếc răng rụng ra nhưng không thấy chân răng, khi máu ngưng chảy ở vị trí răng sữa mới nhổ ta thấy trong nướu răng còn sót lại những mẩu chân răng trắng đục ngay tại vị trí răng sữa vừa nhổ, đó chính là chân răng sữa bị sót lại.
Tình trạng nhổ răng sữa bị gãy chân răng, nhổ răng sữa còn chân là hiện tượng không khó gặp ở những trường hợp nhổ răng sữa tại nhà.
Nguyên nhân của tình trạng chân răng sữa còn sót lại sau nhổ là do cha mẹ nhổ sai cách, dùng lực không đúng, thời điểm nhổ răng chưa thích hợp.
Một trong những nguyên nhân khác đó là khi bé nhổ răng lại nha khoa mà bác sĩ ít kinh nghiệm, tác dụng lực không đúng, thao tác không chuẩn làm nhổ răng sữa còn sót chân răng. Thậm chí có 1 số nha khoa kém chất lượng bác sĩ không kiểm tra kỹ sau khi nhổ để xem còn sót chân răng không hoặc có kiểm tra thấy sót chân răng nhưng không làm gì tiếp theo và cũng không nói ra.
Để nhận biết chân răng sữa bị sót sau nhổ khá đơn giản. Sau khi nhổ răng sữa cho bé xong, cha mẹ đợi cho máu ngưng chảy và cho bé súc miệng sạch sẽ. Sau đó quan sát xem trong ổ răng mới nhổ có còn vật thể nào màu trắng không. Hoặc xem xét xem răng sữa đó có mấy chân và kiểm tra xem răng sữa vừa nhổ răng đã đủ số chân đó chưa, chân răng có bị sứt mẻ không, còn chân răng hay mảnh chân răng nào còn sót lại ở ổ răng không.
Để biết được chính xác nhất và đảm bảo nhất thì bạn nên đưa bé tới cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra, chụp X – quang răng để xác định chuẩn xác nhất còn chân răng sữa bị sót không.
Nhổ răng sữa còn sót chân răng không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ. Nếu gặp phải tình trạng này cha mẹ có thể đưa con đến nha sĩ để xử lý hoặc có thể để theo thời gian khi răng vĩnh viễn trồi lên, chân răng sữa sẽ dần tiêu hết. Vì vậy việc nhổ răng sữa còn sót chân cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, phần chân răng sót lại vẫn có thể gây ra nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì chân răng bị cắt ngang, hình thành dòng màu hở tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công gây hại cho răng của trẻ.
Việc chân răng sữa còn sót lại sau khi nhổ theo quá trình sinh lý tự nhiên, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên thì chân răng sẽ dần tiêu đi và không gây ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn này. Vì thế, theo các bác sĩ nha khoa, khi còn sót chân răng sữa sau nhổ không quá cần thiết phải nạo chân răng. Việc cố can thiệp đôi khi còn có nguy cơ gây tổn thương cho mầm răng vĩnh viễn sau này.
Dù vậy nhổ răng sữa còn sót lại chân răng vẫn tiềm ẩn một số nguy hại đến sức khỏe răng miệng trẻ như viêm nha chu, hay nhiễm trùng… nhất là những trường hợp can thiệp mà không đảm bảo vệ sinh. Khoang miệng là nơi tồn tại của nhiều vi khuẩn, khi răng nhổ bỏ mà không hết chân răng, vị trí răng mới được nhổ sẽ nhạy cảm hơn và yếu hơn trước sự tấn công của vi khuẩn. Khi những vi khuẩn này có điều kiện thuận lợi phát triển và tấn công răng của trẻ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng hay áp xe lan rộng một vùng nặng hơn còn có thể gây ra nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm tính mạng. Tình trạng nặng có thể dễ gặp ở những trẻ có cơ địa yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh nền như tim bẩm sinh, đái tháo đường…
Vì thế trước khi nhổ răng cho bé tại nhà cha mẹ phải đảm bảo trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường, việc nhổ răng sau đó ít gây hại, để lại hậu quả nghiêm trọng gì cho trẻ thì mới được thực hiện nhổ răng. Còn những trường hợp còn lại cần đưa trẻ đi nhổ tại các cơ sở nha khoa uy tín đảm bảo an toàn cho trẻ.
Để đảm bảo an toàn và tránh những hậu quả của việc sót chân răng sữa sau nhổ cha mẹ nên đưa bé đi nhổ răng tại nha khoa. Với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại giúp quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và nhanh chóng.
Trường hợp răng sữa còn sót chân răng sau nhổ tùy vào mức độ và từng tình trạng sức khỏe của bé mà sẽ có cách khắc phục khác nhau. Một số cách khắc phục như sau:
Trong quá trình chăm sóc, khắc phục cho bé cần lưu ý một số điều sau:
Đối với nhổ răng sữa tại nhà ngoài việc răng sữa bị sót chân răng, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khác nếu cha mẹ thực hiện sai cách và không đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Vì vậy trước khi nhổ răng cho bé cần phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé, cho bé súc miệng bằng nước muối và dùng khăn bông sát khuẩn sạch lau bên ngoài thân răng của bé cũng như vệ sinh sạch sẽ tay của người thực hiện nhổ răng cho bé kèm các dụng cụ hỗ trợ nhổ răng sau đó mới tiến hành nhổ răng.
Nhưng tốt nhất bạn nên đưa bé đến nha khoa để nhổ răng sữa. Vì dù việc nhổ răng sữa cho bé khá đơn giản nhưng cần được thao tác chuẩn xác, người nhổ cần có chuyên môn và kinh nghiệm để việc nhổ răng nhanh và bé ít bị đau. Bên cạnh đó nhổ răng ở nha khoa sẽ đảm bảo khả năng sát khuẩn, vô trùng tốt hơn hết.
Nhổ răng tại nha khoa, ngoài việc bé được nhổ răng an toàn mà bác sĩ sẽ kết hợp quan sát và đưa ra những tư vấn về tình trạng răng của bé, định hướng về việc răng vĩnh viễn mọc lên về sau.
Quá trình thay răng đúng và chuẩn là khi chân răng sữa tiêu hết, thân răng bên trên rụng đi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Những sai lầm khi nhổ răng sữa sẽ dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe răng miệng của bé, ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Dưới đây là một số sai lầm khi nhổ răng sữa ở trẻ mà cha mẹ nên biết để phòng tránh cho bé:
Bình thường, chân răng sữa tự tiêu được khi mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc lên. Khi đó dưới tác động của mầm răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ lung lay và tự rụng sau một thời gian.
Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp khác biệt. Trong 10 trẻ sẽ có khoảng 2 trẻ mà chân răng sữa không tiêu đi, răng vĩnh viễn sẽ mọc phía sau răng sữa. Nguyên nhân chân răng sữa không tiêu được có thể do:
Có nhiều trường hợp khi răng vĩnh viễn mọc cao lên thì răng sữa mới lung lay. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ dùng lưỡi hoặc tay sạch đẩy răng sữa khi nó có dấu hiệu lung lay để răng nhanh mềm và dễ rụng hơn. Trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc cao gần tương đương răng sữa mà không có dấu hiệu lung lay nào, răng bị viêm, sưng thì bạn nên đưa trẻ đến nha khoa để bé được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị sớm.
Khi bé đến độ tuổi thay răng phương pháp hỗ trợ tốt nhất là nên cho bé nhổ răng tại các cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo được độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ cho bé. Dưới đây là một số địa chỉ nhổ răng sữa cho bé mà cha mẹ có thể yên tâm tin tưởng về chất lượng.
Với nhiều cơ sở trên cả nước tại các thành phố lớn, nha khoa Parkway là địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng không quá xa lạ với mọi người. Nha khoa có đội ngũ y bác sĩ tay nghề lâu năm, có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm nhổ răng sữa cho bé cũng như xử lý các vấn đề về răng miệng khác. Với trang thiết bị hỗ trợ tiên tiến hiện đại giúp cho việc nhổ răng sữa diễn ra an toàn, nhanh chóng không khiến bé đau đớn hay sợ hãi mỗi lần nhổ răng. Các bác sĩ ngoài kiến thức chuyên môn còn rất thân thiện và hiểu tâm lý của trẻ nên quá trình điều trị diễn ra một cách thoải mái và tự nhiên nhất.
Nha khoa Parkway là sự lựa chọn của nhiều gia đình, tin tưởng thăm khám định kỳ sức khỏe răng miệng của các bé và mọi thành viên trong gia đình, kiểm soát được tình trạng răng miệng cũng như giữ cho răng miệng khỏe mạnh trắng sáng nhất.
Hiện nha khoa đã có nhiều cơ sở tại các thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương…
Thông tin liên hệ:
HÀ NỘI
Parkway Phố Huế
Parkway Trung Hòa
BẮC NINH
TP VINH
Khoa răng trẻ em thuộc viện Răng – hàm – mặt Trung ương Hà Nội là địa chỉ điều trị các bệnh lý về răng miệng phổ biến ở miền Bắc. Khoa có nguồn lực bác sĩ giỏi, chuyên môn cao trong nghề. Các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm xử lý các bệnh về răng cũng như nhổ răng sữa cho bé. Cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho bé nhổ răng sữa tại đây.
Thông tin liên hệ:
Một trong những bệnh viện đại học có chất lượng nhất, bệnh viện Đại học Y Hà Nội là lựa chọn của nhiều cha mẹ khi cho bé đi nhổ răng sữa. Tại đây có nhiều dịch vụ chăm sóc răng miệng như: Nhổ răng, chữa sâu răng, chữa viêm nướu răng, niềng răng…
Thông tin liên hệ:
Đối với các tỉnh thành phía Nam thì Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương Tp. Hồ chí Minh là địa chỉ uy tín chất lượng thăm khám các vấn đề về răng cho bé trong đó có nhổ răng sữa. Đội ngũ bác sĩ được đào tạo chính quy, bài bản có kinh nghiệm lâu năm chữa trị các bệnh về răng miệng cho trẻ. Không gian khám bệnh ở đây sạch sẽ và thoải mái tạo cho bé sự vui vẻ và không sợ hãi bệnh viện.
Thông tin liên hệ:
Răng sữa đến giai đoạn thay răng sẽ tiêu chân răng và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Việc nhổ răng sữa cho bé cũng khá dễ dàng khi răng đã lung lay mềm.
Dù vậy việc nhổ răng sữa đôi khi không đúng sẽ làm cho răng bị gãy, vỡ để lại hậu quả. Vì thế cha mẹ cần có kiến thức về vấn đề này, biết được thời điểm thích hợp để nhổ răng cho bé cũng như cách nhổ, phát hiện sớm tình trạng viêm nha chu do chân răng sữa còn sót gây ra để sớm điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cao nhất cho bé thì cha mẹ không nên tự nhổ răng cho bé tại nhà mà nên đưa bé đến địa chỉ nha khoa uy tín để yên tâm bé được nhổ răng đúng cách, an toàn không gây tâm lý sợ hãi những lần nhổ răng tiếp theo. Lựa chọn nha khoa Parkway là cơ sở nha khoa uy tín để nhổ răng sữa cho bé cũng như thăm khám các vấn đề về răng miệng khác.
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Tìm kiếm bác sĩ Invisalign giỏi hoặc một nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về Invisalign là bước quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu. Việc lựa chọn đúng bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm […]
Hơi thở có mùi là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống thường ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây […]
Chảy máu răng có thể do các bệnh lý răng miệng hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Tham khảo 11 nguyên nhân gây chảy máu răng phổ biến ngay!