Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trám răng xong bị ê buốt: Nguyên nhân và những cách khắc phục hiệu quả

Nhiều khách hàng lo ngại trám răng xong có bị ê buốt không? Nếu trám răng xong bị ê buốt phải làm sao? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!

Trám răng xong có bị ê buốt không?

Một số khách hàng phản hồi về tình trạng trám răng xong bị ê buốt. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải hiện tượng này.

Nếu tình trạng tổn thương răng của bạn ở mức nhẹ và kỹ thuật trám răng cũng đơn giản, quá trình thực hiện trám răng sẽ diễn ra đơn giản và nhanh chóng. Do đó sau khi trám răng, người bệnh hoàn toàn không gặp bất cứ cơn đau nhức nào. 

Ngược lại, nếu khuyết điểm răng đã lớn và gây khó khăn cho quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ bị ê buốt kéo dài khi thuốc tê hết tác dụng.

Trám răng là kỹ thuật an toàn và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Rất hiếm trường hợp gặp phải những biến chứng sau trám răng. Do đó bạn không cần phải lo lắng khi thực hiện trám răng tại nha khoa. 

Ảnh minh họa người phụ nữ đưa tay ôm má do bị ê buốt răng

Sau khi trám răng bị ê buốt có phải hiện tượng thường gặp không?

Thực tế cho thấy việc gặp phải tình trang trám răng xong bị ê buốt là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên thì mức độ ê buốt sẽ không quá gay gắt và bệnh nhân vẫn có thể chịu đựng được. Cơn ê buốt thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng nhiều tới bệnh nhân. Nếu cơn đau nhức ngày càng gia tăng và kéo dài thì đó là thời điểm bệnh nhân cần tới nha khoa để kiểm tra vì có thể miếng trám đã có vấn đề nghiêm trọng.

Bạn có từng thắt mắc răng khi trám răng chúng ta có được sử dụng bảo hiểm y tế hay không? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua BÀI VIẾT NÀY để biết rỏ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân sau khi trám răng xong bị ê buốt

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chỗ răng trám bị ê buốt. Parkway sẽ liệt kê 3 nguyên nhân đó ở phần dưới đây:

Do tay nghề người thực hiện kém

Nếu quy trình trám răng không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và ê buốt. Ngoài ra, nếu nha sĩ không đảm bảo an toàn về liều lượng thuốc có thể dẫn tới hậu quả là những vết thương nhỏ.

Do lấy cao răng

Trước khi điều trị các bệnh lý về răng miệng, các bác sĩ sẽ tư vấn để làm sạch răng. Một trong số đó phải kể đến lấy cao răng. Tuy nhiên nếu kỹ thuật lấy cao răng được thực hiện quá mạnh tay có thể dẫn tới hiện tượng ê buốt răng đối với một số trường hợp răng nhạy cảm. Một số khách hàng còn bị chảy máu chân răng khi lấy cao răng.

Ảnh minh họa lấy cao răng

Do chưa nạo sạch vết sâu

Để thực hiện trám răng, các bác sĩ phải tiến hành làm sạch các hốc răng sâu. Một số trường hợp bắt buộc phải kiểm tra độ kích ứng trong khoảng 1 tuần. Việc làm sạch các hốc răng sâu là bắt buộc để ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục phát triển phá hoại tuỷ răng.

Do có khoảng trống giữa răng và vật liệu trám

Hiện nay, đa phần các nha khoa đều sử dụng chất liệu Composite để trám răng. Nếu quá trình trám răng tạo một khoảng trống với răng thật có thể đẩy dịch ngà răng lấp đầy khoảng trống. Chính vì vậy, khi ăn nhai, dịch ngà răng có thể dịch chuyển và tạo cảm giác ê buốt.

Do chưa điều trị triệt để viêm tủy răng

Với bệnh nhân gặp phải tình trạng sâu răng nặng đã ảnh hưởng đến tủy, các bác sĩ cần cần điều trị triệt để tình trạng viêm tủy trước. Chính vì vậy, nếu trám răng mà chưa điều trị tủy răng có thể gây nên áp xe ổ xương cao hoặc đau nhức răng.

Hình ảnh minh họa quá trình chữa viêm tủy răng

Do bệnh lý về răng miệng

Bệnh lý răng miệng gây đau nhức răng phổ biến nhất là sâu răng, viêm tuỷ. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng ê buốt tại vị trí trám răng.

Do đèn chiếu laser

Sau khi trám răng, các bác sĩ sẽ tiến hành chiếu đèn laser để chất liệu trám nhanh chóng đông lại. Nếu thời gian chiếu đèn quá lâu có thể gây cho khách hàng cảm giác ê buốt và đau nhức.

Do chế độ chăm sóc răng miệng

Sau trám răng, khách hàng cần đặc biệt lưu ý tới chế độ chăm sóc răng miệng. Đây là bước quyết định tới khả năng kích ứng của răng. Bạn nên hạn chế ăn uống trong vòng 2 giờ đầu sau trám răng để vết trám răng được hoàn thiện và không gây nên cảm giác ê buốt.

Ảnh chiếc răng được vệ sinh

Do bị kích ứng với vật liệu trám răng

Một số bệnh nhân không phù hợp với chất liệu trám răng có thể bị kích ứng dẫn tới hiện tượng ê buốt và đau nhức răng.

Quy trình không đúng kỹ thuật, trám không triệt để

Quy trình trám không đúng kỹ thuật có thể gây tổn hại và khiến răng bị đau nhức, nhất là khu vực răng hàm. Không chỉ vậy, miếng trám sai kỹ thuật còn dễ bị hở khi bạn ăn nhai, khiến thức ăn lọt vào kẽ trám gây ra kích ứng và ê buốt. Thức ăn tồn đọng lâu ngày còn gây ra tình trạng viêm nhiễm, sâu răng, khiến bạn phải đối diện với nguy cơ mất răng thật.

Lấy tủy – Điều trị nội nha không tiến hành đúng bài bản

Nếu răng có bệnh lý trước khi trám nhưng lại không được điều trị triệt để, bài bản thì khả năng ê buốt sau khi trám rất cao. Đặc biệt là điều trị tủy. Nếu tủy răng không được làm sạch thì có thể sẽ bị hoại tử, cộng thêm sự kích thích của vết trám thì tình trạng đau nhức chắc chắn sẽ xảy ra. Tình huống xấu nhất là răng bị rụng, ổ xương răng bị áp xe. Bạn cần tới nha khoa để điều trị gấp trước khi quá muộn.

Ê răng sau khi trám do áp lực nén ép vật liệu vào xoang trám

Vật liệu ép vào xoang trám khiến cho dịch ngà trong ống ngà di chuyển gây ra cảm giác đau nhức. Hoặc trong quá trình chiếu đèn hong vết trám thì vật liệu trám co về một phía khiến xuất hiện khoảng trống giữa miếng trám và ngà răng. Dịch ngà răng sẽ lấp khoảng trống đó nhưng khi ăn nhai thì áp suất lực nhai sẽ khiến dịch ngà răng di chuyển làm bạn ê buốt.

Chỗ trám răng xong bị ê buốt trong bao lâu hết?

Làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt? Trám răng xong bị ê buốt là hiện tượng bình thường và phổ biến ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên mức độ ê buốt không nặng và thời gian xuất hiện của những cơn đau cũng chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần đầu. Một số khách hàng có thể gặp các cơn đau kéo dài sang tuần thứ 2, tuy nhiên các cơn đau có xu hướng giảm về mức độ. Sau thời gian này, khách hàng có thể ăn uống bình thường mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. 

Trong trường hợp bạn gặp phải các cơn đau kéo dài sang tuần thứ ba, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra tình trạng trám răng càng sớm càng tốt. Điều này giúp các bác sĩ nhanh chóng đánh giá được tình trạng răng và hiện trạng vết trám răng. Đồng thời tái khám sớm cũng giúp người bệnh phòng tránh những biến chứng nguy hiểm và nhanh chóng cắt cơn đau nhức kéo dài. 

Trám răng xong bị ê buốt phải làm sao?

Nếu tình trạng ê buốt răng nhẹ, bạn có thể khắc phục ngay tại nhà. Tuy nhiên, mới trám răng xong bị ê buốt kéo dài thì bạn nên tới nha khoa để kiểm tra sớm. Vậy làm gì để giảm ê buốt sau khi trám răng?

Cách tại nhà

Bạn có thể tự làm giảm ê buốt sau trám răng bằng cách đắp tỏi và gừng tại nhà. Đây là hai nguyên liệu lành tính và có công dụng giảm đau nhức răng. Tỏi và gừng đều là 2 nguyên liệu lành tính và không gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong gừng và tỏi còn có hợp chất giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng. Hãy giã nhuyễn gừng và tỏi rồi đắp lên khu vực răng bị ê. Ngậm tỏi và gừng để giảm tình trạng trám răng xong bị ê buốt nên được thực hiện trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, bạn nên chăm chỉ súc miệng bằng nước muối để ngăn chặn vi khuẩn ảnh hưởng xấu tới răng cũng như phòng ngừa được các bệnh lý liên quan đến răng miệng phát sinh sau khi trám. Bạn nên mua nước muối sinh lý pha sẵn ở hiệu thuốc vì loại này có nồng độ muối vừa phải, thích hợp cho răng miệng.

Ngoài ra, chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng rất thích hợp cho việc giảm ê buốt sau khi mới hàn răng xong. Khi chườm thì bạn áp đá lạnh hoặc khăn ấm vào vùng má bên ngoài khu vực trám răng.

Lưu ý là nên di chuyển miếng chườm liên tục để không gây buốt má. Đây là biện pháp đơn giản nhưng lại cho hiệu quả cao. Tuy nhiên khách hàng nên lưu ý tất cả những phương pháp trên đều chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Để điều trị dứt điểm cơn đau, bạn nên tới thăm khám tại nha khoa để các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Người phụ nữ chườm túi nóng, lạnh để giảm đau

Cách tại nha khoa

Với mỗi tình trạng ê buốt răng khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như sau: 

Đối với trường ê buốt do sâu răng hoặc viêm tủy răng: Các bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ vết trám cũ để làm sạch lại vị trí sâu răng hoặc viêm tủy răng, sau đó trám răng cẩn thận lại cho bệnh nhân. 

Đối với ê buốt có thực hiện sai kỹ thuật trám: Tương tự như các làm trên, các bác sĩ sẽ tiến hành tháo miếng trám cũ và kiểm tra lại tổng quát tình trạng răng. Sau đó nha sĩ cần thực hiện lại quá trình trám răng đảm bảo đúng kỹ thuật để không gây ra các cơn ê buốt cho bệnh nhân. 

Các nha sĩ kiểm tra răng miệng cho cô gái

Cách phòng tránh hàn răng xong bị ê buốt chân/cổ răng

Để không gặp phải tình trạng mới trám răng xong bị ê buốt, bạn hãy chú ý những điều Parkway liệt kê dưới đây:

Về ăn uống

Thông thường trám răng không gây ra bất cứ hạn chế nào về cử động. Tuy nhiên bạn nên nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian ngắn và không ăn uống trong 2 giờ đầu sau trám răng. Bạn nên tuân thủ yêu cầu này để không xuất hiện các cơn đau răng gây khó chịu. 

Bên cạnh đó, bạn không nên tiêu thụ các loại đồ ăn quá cứng hoặc có nhiệt độ quá cao để hạn chế tình trạng bong tróc miếng trám. 

Ngoài ra, sau khi trám răng, bạn không nên sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều đường hoặc axit để không phát sinh các bệnh lý liên quan đến răng miệng. 

Ảnh minh họa các loại hạt không nên ăn khi bị ê buốt răng

Vậy thì sau khi trám răng xong việc ăn uống là một vấn đề cũng vô cùng quan trọng vậy thì việc Trám răng xong bao lâu thì có thể ăn được? Và nên ăn và kiêng những món gì? Cũng là những vấn đề mà bạn cần phải tìm hiểu.

Về vệ sinh và chăm sóc răng miệng

Khi mới thực hiện phương pháp trám răng thẩm mỹ thì bạn nên chải răng thật nhẹ, không ấn mạnh bàn chải vào răng và không súc miệng quá mạnh. Để miếng trám được bền thì bạn hãy mua thuốc đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm. Không nên dùng tăm xỉa răng vì lực xỉa có thể khiến miếng trám bị tổn thương, gây ra đau nhức. Bạn nên thay tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ bảo vệ miếng trám tốt hơn. Tuyệt đối không đưa tay cọ xát miếng trám, đây là thói quen xấu mà nhiều người mắc phải sau khi trám răng.

Trong khoảng thời gian đầu sau khi trám, mức độ ổn định của miếng trám với răng chưa cao. Vậy nên, những tác động vô ý của khách hàng rất dễ gây kích ứng bên trong môi trường khoang miệng. Tình trạng dễ gặp nhất chính là mới trám răng bị ê buốt. Khách hàng nên lưu ý đến những vấn đề sau đây nếu muốn chăm sóc răng sau khi trám tốt nhất:

Thời gian đầu sau khi trám răng, miếng trám chưa được ổn định do đó khách hàng rất dễ gặp phải những kích ứng từ bên ngoài. Nếu các cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng của bạn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý không được tự ý mua thuốc ở bên ngoài để tránh trường hợp gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. 

Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, bạn nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng để không làm bong miếng trám răng. Bệnh nhân cũng nên sử dụng các loại kem đánh răng chuyên dành cho răng nhạy cảm. 

Cuối cùng, bạn cần ghi nhớ lịch tái khám để các bác sĩ có thể chủ động thăm khám tình trạng răng và đưa ra các chỉ định phù hợp nhất. 

Những cách vệ sinh răng miệng gồm dùng chỉ nha khoa, kem đánh răng và dung dịch nước súc miệng

Trám răng ở đâu chất lượng?

Như đã đề cập ở phía trên, trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản và không mất nhiều thời gian. Do đó bạn nên lựa chọn trám răng tại các phòng khám nha khoa. 

Một địa chỉ mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn là Nha khoa Parkway. Parkway là chuỗi phòng khám nha khoa tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và Tp. HCM. Nha khoa Parkway đã được công nhận là cơ sở nha khoa đạt tiêu chuẩn Singapore. 

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ nha khoa thẩm mỹ tại Parkway

Toàn bộ đội ngũ y bác sĩ tại Parkway đều được đào tạo tại các trường chuyên về y khoa. Bên cạnh đó, kỹ thuật và công nghệ trám răng tại nha khoa luôn được đầu tư nâng cấp đồng bộ giúp khách hàng rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tối đa các biến chứng. 

Bên cạnh đó, sau khi trám răng, nha khoa sẽ giữ liên lạc với khách hàng để kiểm tra tình trạng răng. Nếu trám răng xong bị ê buốt, khách hàng sẽ được xếp lịch thăm khám để nhanh chóng loại bỏ cơn đau.

Xem thêm: Địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM

Đội ngũ nha sĩ tại Parkway

Bài viết trên từ nha khoa Parkway đã giúp bạn giải đáp phần nào những thông tin về tình trạng sau khi trám răng xong bị ê buốt. Nếu còn những thắc mắc về chủ đề này, bạn hãy gọi ngay cho tư vấn viên của Parkway qua tổng đài 1900 8059 để được tư vấn thêm. Nha khoa Parkway cam kết cao nhất về chất lượng của mọi dịch vụ tại đây. Hãy đến với Nha Khoa Uy Tín Parkway để được tận hưởng dịch vụ chăm sóc răng miệng chuẩn 5 sao. 

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết