Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sau khi trám răng bao lâu thì ăn được? Nên kiêng ăn gì?

Sau khi trám răng xong, một trong lưu ý quan trọng mà nha sĩ thường dặn dò người bệnh đó là kiêng ăn. Bởi vết trám có bền và duy trì được không đều phụ thuộc vào điều này. Vậy trám răng bao lâu thì ăn được? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh chiếc răng vừa mới được trám

Ăn uống sau khi trám răng có vai trò đặc biệt quan trọng

Trám răng là gì? Trường hợp nào cần trám răng?

Trám răng là thủ thuật lấp khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.Chất liệu được sử dụng để trám răng là vật liệu nha khoa chuyên dụng. Sau khi thực hiện trám răng, các tổn thương răng được phục hồi trở về hình dáng như ban đầu. Đây là phương pháp phục hình giúp cải thiện các khiếm khuyết và những chấn thương của răng.

Các bệnh lý về răng thường được điều trị bằng biện pháp trám răng là sâu răng, mẻ răng, vỡ răng hoặc mòn men răng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để trám vào các khoảng trống giữa các răng thưa. Trám răng thường áp dụng trong trường hợp:

  • Trám răng cho người có nguy cơ sâu răng: Trám răng là một trong những phương pháp ngăn ngừa sâu răng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này phù hợp với trẻ em, người trưởng thành có men răng yếu có nguy cơ bị sâu răng cao.
  • Trám răng cho người bị sâu răng: Răng sâu là bệnh lý răng miệng thường gặp nhất. Nếu không được điều trị sớm bằng phương pháp trám răng hay bọc răng sứ, tình trạng sâu răng có thể trở nặng và gây viêm tủy răng. Một số trường hợp sâu răng nặng còn gây viêm chóp răng, viêm chân răng, viêm xương hàm hoặc áp xe răng. Sau khi loại bỏ ổ viêm, trám răng sẽ giúp lấp đầy chỗ trống trên bề mặt giúp bảo vệ răng tránh khỏi vi khuẩn tấn công, đồng thời cải thiện chức năng nhai.

Mô phỏng quá trình trám răng

  • Trám răng cho người bị răng thưa: Trám răng sẽ giúp lấp kín các kẽ hở giúp lấp đầy các khoảng hở giữa các răng giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và giảm thiểu tình trạng dắt thức ăn.
  • Trám răng cho người bị sứt mẻ do chấn thương: Trám răng có khả năng phục hình răng, trả lại cho người bệnh một hàm răng nguyên bản như ban đầu, đảm bảo độ thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, trám răng cũng giải quyết các tình trạng đau răng và ê buốt răng do sâu răng và viêm tủy.

Sử dụng công cụ nha khoa để kiểm tra răng trước khi trám

  • Trám răng mòn cổ: Mòn cổ răng có thể dẫn tới các hiện tượng răng nhạy cảm khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Khi đó, trám răng có thể bổ sung một lớp bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Trám răng bị mòn mặt nhai: khi răng bị mòn mặt nhai, lớp ngà răng sẽ bị lộ ra bên ngoài khiến răng trở nên đau buốt và ê nhức khi tiếp xúc với thức ăn.
  • Trám răng phòng ngừa: Trám răng phòng ngừa là giải pháp lấp kín các hố rãnh trên mặt nhau nhằm ngăn không cho mảng bám và vụn thức ăn tích tụ gây sâu răng.

Hình ảnh của răng trước và sau khi trám

Có thể bạn quan tâm: Vậy quy trình trám răng có phức tạp không? Trám răng xong cần lưu ý những gì? Tìm hiểu thông tin về trám răng chi tiết tại: Trám răng và thông tin quan trọng cần biết

Trám răng bao lâu thì ăn được?

Sau khi hoàn tất thủ thuật, nhiều khách hàng thắc mắc trám răng xong có được ăn không. Trả lời cho câu hỏi này, chuyên gia cho biết người bệnh vẫn có thể ăn uống tuy nhiên cần kiêng trong khoảng bao lâu còn phụ thuộc vào vật liệu trám mà mỗi người lựa chọn.

Mỗi công nghệ trám răng khác nhau sẽ có thời gian quy định để ăn uống sau khi trám răng. Ngoài ra, vật liệu trám răng cũng là yếu tố quyết định thời gian có thể ăn uống trở lại.

Ngày nay, đa phần các nha khoa đều sử dụng công nghệ hiện đại để trám răng. Do đó bạn không cần phải lo lắng vừa trám răng xong có ăn được không. Lý do là bởi công nghệ hiện đại, vật liệu trám răng sẽ khô rất nhanh và gắn chặt vào răng. Tuy nhiên, để đảm bảo vết trám răng có thể sử dụng trong thời gian dài, bạn vẫn nên hạn chế ăn uống khi vừa trám răng xong.

Các loại rau củ quả

Bởi khi mới trám răng xong, vật liệu trám răng bắt đầu kết dính hoàn toàn vào răng. Nếu ăn nhau trong khoảng thời gian này có thể làm giảm khả năng kết dính của miếng trám.

✅✅Tham khảo thêm để biết thêm về trám răng:

Sau khi trám răng bao lâu thì ăn được?

Rau củ quả và bánh ngọt

Để biết chính xác trám răng xong khi nào ăn được, bạn cần đến nha khoa kiểm tra

Trám với vật liệu là Amalgam

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất và các nha sĩ, Amalgam cần khoảng 23-24h để hoàn toàn kết dính với răng. Do đó bạn nên chờ khoảng 1 ngày để vị trí trám răng hoàn toàn hoàn thiện.

Do thời gian để đông đặc khá lâu đi kèm những hạn chế về mặt thẩm mỹ và tính an toàn nên chất liệu này ít được sử dụng tại các nha khoa.

Trám với vật liệu là Composite

Với chất liệu composite, nó hoàn toàn có thể cứng lại ngay sau khi chiếu đèn Laser xanh. Tuy nhiên, hầu hết các nha sĩ vẫn khuyên bạn nên đợi 2 tiếng sau khi trám mới ăn nhai.

Trám với vật liệu là sứ

Với chất liệu sứ, bạn hoàn toàn có thể ăn nhau và dùng nước uống ngay sau khi trám răng do thời gian để đông cứng rất nhanh chóng. Tuy nhiên vật liệu này có giá thành khá cao nên ít được khách hàng lựa chọn.

Sử dụng gương và công cụ nha khoa để kiểm tra mặt trong của răng

Những điều không được làm sau khi trám răng

Theo lời khuyên của các nha sĩ, sau khi trám răng, bạn nên hạn chế ăn uống trong vòng 2 giờ đầu. Bạn nên ăn no trước khi tới trám răng tại các cơ sở nha khoa. Điều này giúp cho miếng trám răng có đủ thời gian để đông cứng lại, hạn chế bị bung khỏi răng.

Đồng thời, bệnh nhân cũng không nên sử dụng các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai trong khoảng thời gian nay. Việc này nhằm hạn chế chất trám bị bung khỏi răng. Bệnh nhân nên đặc biệt lưu ý vị trí trám tại răng cửa. 

Ngoài ra, những loại đồ ăn có nhiệt độ cao cũng nên hạn chế trong khoảng thời gian này để hạn chế độ nhạy cảm cho chất trám và răng. Không chỉ vậy, người bệnh nên hạn chế các lực tác động lên răng trong khoảng thời gian đầu sau trám răng. Hãy đảm bảo sử dụng lực nhai vừa phải và tuyệt đối không dùng răng để cắn các đồ vật cứng.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các loại đồ uống có ga và đồ ăn chứa phẩm màu để không làm xỉn màu miếng trám. 

Một số loại hạt không nên ăn sau khi trám răng

Trám răng xong nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Do đó, sau khi thực hiện bất kì thủ thuật nha khoa nào, người bệnh cũng nên kiêng khem kỹ lưỡng theo lời dặn của bác sĩ. Vậy trám răng xong ăn gì?

Nên ăn:

  • Đồ mềm:  Sau khi làm xong bất cứ thủ thuật nào liên quan đến nha khoa, người bệnh nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá như súp, cháo,…
  • Trái cây, rau xanh: Vitamin và khoáng chất trong hoa quả, rau xanh không chỉ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể mà còn giúp bảo vệ nướu lợi khỏi vi khuẩn có hại.
  • Chế phẩm từ sữa: Là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe răng miệng.

Nên kiêng:

  • Đồ quá cứng hoặc quá dai: Các loại hạt, thịt gà, thịt bò,… muốn tiêu hoá cần dùng nhiều đến lực nhai. Nếu răng phải làm việc với áp lực lớn như vậy thì chắc chắn tuổi thọ của vết trám không thể lâu được, khiến chúng dễ bong tróc và bào mòn.
  • Đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Độ co giãn của miếng trám có thể bị ảnh hưởng nếu nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột. Người bệnh tốt nhất nên hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh ngay sau khi trám xong.
  • Đồ ngọt: Đây là những thủ phạm hàng đầu gây sâu răng và các bệnh nha khoa khác. Do đó, nha sĩ luôn khuyến cáo người bệnh giảm thiểu tối đa việc hấp thụ các đồ ngọt hoặc đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả sấy,…
  • Chất kích thích: Sau khi trám răng, người bệnh nên kiêng tuyệt đối rượu bia, nước ngọt có gas, đồ uống đóng chai, thuốc lá,… vì chúng phá hủy men răng và làm xỉn màu miếng trám rất nhanh.
  • Riêng với trái cây, bạn nên tránh các loại quả có vị chua để miếng trám không bị ố vàng.

Trong trường hợp đã tiêu thụ, bạn nên súc miệng và vệ sinh răng thật sạch.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi trám

Ngoài vấn đề ăn uống sau khi trám răng, người bệnh nên lưu ý đặc biệt đến việc chăm sóc răng miệng. Trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản và không hề gây đau đớn. Chính vì điều này mà nhiều người thường không chú trọng bước chăm sóc răng sau khi trám răng. Nếu chăm sóc răng miệng hậu trám răng không tốt, vết trám răng sẽ bị ảnh hưởng và giảm thời gian sử dụng.

Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trám răng:

  • Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Kem đánh răng và nước súc miệng Colgate
  • Sử dụng bàn chải lông mềm với lực nhẹ nhàng để đánh răng. Nên cầm bàn chải theo chiều xoay tròn hoặc chiều ngang từ trên xuống
  • Kết hợp đồng thời đánh răng với chỉ nha khoa và súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh
  • Tái khám đúng hẹn theo lời dặn của bác sĩ và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
  • Ăn chậm, dùng lực nhai vừa đủ và hạn chế cắn mạnh tại vị trí trám răng.
  • Không cạy miếng trám gây bung bật miếng trám răng.
  • Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nếu cảm thấy bất cứ vấn đề bất thường nào như kênh hoặc cộm răng, bạn nên tái khám nha khoa để thăm khám và xử lý. 

 

Nên trám răng ở đâu chất lượng, uy tín?

Ngoài câu hỏi sau khi trám răng bao lâu thì ăn được, nhiều khách hàng còn thắc mắc nên trám răng ở đâu an toàn. Dù trám răng không phải là kỹ thuật khó hay đe dọa tới tính mạng người bệnh, tuy nhiên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín cũng là điều đang quan tâm.

Trám răng mặc dù là thủ thuật nha khoa phổ biến và thực hiện khá đơn giản nhưng nếu làm sai cách sẽ không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy trám răng ở đâu uy tín và giá thành hợp lý?

Để thực hiện trám răng nhanh chóng và tiết kiệm, bạn nên tham khảo dịch vụ trám răng tại Nha khoa Parkway. Parkway là chuỗi nha khoa uy tín trên thị trường. Mặc dù thế mạnh của Parkway là niềng răng thẩm mỹ, tuy nhiên Parkway cũng cung cấp đa dạng các dịch vụ liên quan tới răng miệng bao gồm trám răng.

Đội ngũ nha sĩ tại Parkway

Ưu điểm của Nha khoa Parkway so với các cơ sở khác là cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc đều được đầu tư đồng bộ và hiện đại. Bên cạnh đó, nha khoa cũng sở hữu đội ngũ y bác sĩ tốt nghiệp các trường hàng đầu chuyên đào tạo về y khoa. Do đó bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và an tâm về chất lượng trám răng.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới các lưu ý sau khi trám răng. Hy vọng những thông tin trong bài có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc sau khi trám răng bao lâu thì ăn được.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết

14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM? Hàn răng ở đâu uy tín?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông đúc dân cư nên nhu cầu trám răng cũng rất cao. Vì vậy hàng loạt nha khoa cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Làm thế nào để chọn được dịch vụ uy tín? Tham khảo 14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM […]

Xem chi tiết