Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sơ đồ răng sữa và cách đọc tên hàm răng sữa

Răng sữa là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên, đánh dấu sự phát triển quan trọng về thể chất của trẻ. Vì thế, nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm đến thông tin về hệ răng sữa. Sơ đồ răng sữa của trẻ là một trong những thông tin rất hữu ích với cha mẹ. Hãy cùng theo dõi bài viết này của nha khoa Parkway để tìm hiểu về sơ đồ răng sữa của con yêu, cha mẹ nhé.

Giới thiệu về răng sữa

Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn bé sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của bé sơ sinh. Tùy từng bé, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi bé được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của bé sẽ bị rụng và hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Hầu hết, bé bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi 6 tháng tuổi và sẽ được mọc hoàn thiện khi bé được 2 – 3 tuổi. Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2. Nếu khi bé được 8 tháng tuổi mà chưa mọc chiếc răng sữa nào tức là bị mọc trễ, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

Quá trình mọc răng sữa của bé diễn ra theo một thứ tự nhất định, cụ thể:

  •       6 – 8 tháng tuổi bé mọc 4 răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới
  •       9 – 13 tháng tuổi bé mọc 4 chiếc răng cửa bên ở hai hàm
  •       16 – 22 tháng tuổi bé mọc tiếp 4 răng nanh
  •       13 – 19 tháng tuổi bé 4 răng hàm số 1
  •       25 – 33 tháng tuổi là bé  mọc thêm 4 răng hàm số hai là hoàn tất.
Lịch mọc và thay răng sữa của trẻ

Lịch mọc và thay răng sữa của trẻ

Tầm quan trọng của răng sữa

Theo quy luật phát triển của trẻ, răng sữa mọc lên và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hàm răng trưởng thành của trẻ. Các tác dụng của hàm răng sữa như sau:

  • Tầm quan trọng của răng sữa trong việc phát âm:  Việc phát âm được hình thành từ cột không khí trong thanh quản kết hợp cử động dây thanh, lưỡi răng và môi. Trong quá trình hình thành ngôn ngữ và phát âm, nếu trẻ không may bị rụng răng cửa hoặc sâu răng sữa,… âm thanh sẽ không được phát âm tròn tiếng, trẻ có thể bị nói ngọng.
  • Tầm quan trọng của răng sữa trong việc nhai: Trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi (trẻ bắt đầu ăn dặm) và dần hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi. Có thể hiểu, quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ gắn liền với quá trình phát triển khả năng ăn uống. Răng sữa với chức năng nhai, nghiền sẽ giúp trẻ chuyển thức ăn từ dạng mịn sang dạng thô trước khi chúng được đưa xuống dạ dày.
  • Tầm quan trọng của răng sữa trong việc định hình cho răng vĩnh viễn: Bên dưới mỗi chiếc răng sữa luôn có 1 chiếc răng vĩnh viễn khi đến thời điểm phù hợp sẽ thay thế răng sữa. Răng sữa sẽ định hướng sự phát triển cho răng vĩnh viễn sau này.

Cách đọc tên hàm răng sữa

Bộ răng sữa gồm 20 chiếc. Một hàm răng sữa được chia thành 4 cung 5, 6, 7, 8. Ở mỗi cung, có hai răng cửa (răng cửa giữa và răng cửa bên), một răng nanh và hai răng hàm (răng cối thứ nhất và răng cối thứ hai), được đánh số từ 1 đến 5.

Răng sữa sẽ chia thành 4 vùng, mỗi vùng sẽ có 5 chiếc răng và mỗi vị trí của chiếc răng sẽ có những tên gọi khác nhau:

  • Vùng 5: Tất cả các răng hàm trên bên phải.
  • Vùng 6: Tất cả các răng hàm trên bên trái.
  • Vùng 7: Tất cả các răng hàm dưới bên trái.
  • Vùng 8: Tất cả các răng hàm dưới bên phải

Vị trí răng sữa của trẻ như sau:

  • Vị trí 1: Răng cửa giữa là răng sữa số 1.
  • Vị trí 2: Răng cửa bên.
  • Vị trí 3: Răng nanh.
  • Vị trí 4: Răng hàm thứ nhất ( răng cối sữa 1).
  • Vị trí 5: Răng hàm thứ hai ( răng cối sữa 2)

Cách đọc cụ thể như sau: tên của mỗi chiếc răng = vùng răng (tên thứ tự cùng hàm) + tên thứ tự răng. Ví dụ: răng cửa giữa hàm trên bên trái đọc là răng 61.

Hình ảnh sơ đồ răng sữa

Hình ảnh sơ đồ răng sữa của trẻ

Hình ảnh sơ đồ răng sữa

Sơ đồ răng sữa của bé

Sơ đồ răng sữa sẽ ghi lại toàn bộ quá trình mọc răng sữa của trẻ cũng như xác định được vị trí của răng sữa trong hàm răng. Hệ răng sữa cũng có thứ tự mọc răng. Cha mẹ cùng tìm hiểu các loại răng sữa trong sơ đồ răng sữa của trẻ nhé.

Răng sữa cửa

Răng cửa là chiếc răng đầu tiên mọc trong hàm răng sữa của trẻ. Răng cửa mọc lúc trẻ 6 tháng đến 10 tháng tuổi. Khi răng cửa mọc, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức và có các biểu hiện mọc răng như đau khóc, chán ăn, khó chịu, cáu gắt. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày, hạn chế trẻ bỏ bữa, lười ăn. Trong giai đoạn trẻ từ 9 – 13 tháng tuổi, trẻ sẽ có hai chiếc răng cửa nhỏ mọc lên. Đến giai đoạn trẻ được 16 tháng tuổi, trẻ sẽ xuất hiện những chiếc răng cửa hàm dưới.

Răng sữa hàm 

Sau giai đoạn trẻ mọc răng cửa, trẻ sẽ mọc răng hàm. Răng hàm sẽ được mọc vào lúc trẻ được 18  tháng tuổi. Hầu như trẻ không có nhiều cảm giác đau nhức khi mọc răng hàm do chúng nằm ở phía trong. Trẻ có thể ăn uống và sinh hoạt thoải mái.

Răng sữa nanh

Răng sữa nanh là những chiếc răng mọc sau răng hàm. Răng sữa nanh được mọc khi trẻ được 22 tháng tuổi. Chúng mọc lên sẽ che khuất vị trí còn trống của răng trong hàm. Theo thứ tự răng nanh hàm trên mọc trước, sau đó tới răng nanh hàm dưới.

Răng sữa hàm cuối

Răng sữa hàm cuối là những chiếc răng hàm cuối cùng, lấp đầy vị trí răng trong hàm của trẻ. Đó là hai răng hàm trên và hai răng hàm dưới. Hai răng hàm dưới sẽ mọc trước, sau đó là hai răng hàm mọc sau cùng. Giai đoạn trẻ mọc răng sữa hàm cuối khi trẻ được khoảng 30 tháng tuổi. Đây cũng là giai đoạn hoàn thiện bộ răng sữa của trẻ.

Lý do cần biết rõ sơ đồ răng sữa của trẻ?

Sơ đồ răng sữa của trẻ cực kì quan trọng vì nếu cha mẹ không hiểu rõ thông tin, kiến thức về sơ đồ răng sữa, cha mẹ sẽ khó quan sát được sự phát triển và thay đổi của hàm răng sữa trong quá trình trẻ lớn lên.

Cha mẹ cũng sẽ biết được thời gian mọc răng, thứ tự mọc răng cũng như phát hiện kịp thời các răng sữa mọc chậm qua sơ đồ răng sữa. Nếu phát hiện răng sữa của trẻ bị mọc chậm, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám, xác định đúng nguyên nhân răng mọc chậm và được chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp với lứa tuổi, tình trạng răng của trẻ.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự sai lệch của sơ đồ răng sữa

Một số trẻ không mọc răng theo đúng sơ đồ răng sữa. Sơ đồ răng sữa của trẻ có thể bị sai lệch bởi một số yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng hoặc trẻ mắc phải một số bệnh lý nhất định. 

Do di truyền ở trẻ

Di truyền là yếu tố quan trọng quyết định việc mọc răng sữa của trẻ. Nếu gia đình có người mọc răng sữa muộn thì có thể con cái cũng có nguy cơ mọc răng sữa muộn. Nhiều trường hợp răng nanh sữa mọc trước răng cửa. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra ở một số trẻ nhỏ. Yếu tố di truyền lúc này sẽ quyết định đến việc mọc răng sữa của trẻ.

Do chế độ dinh dưỡng của bé

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình trẻ phát triển. Nếu như cha mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thì chắc chắn răng của trẻ sẽ chắc khỏe hơn. Những trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng mọc chậm răng, còi xương, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sơ đồ răng sữa.

Do bé mắc bệnh làm ảnh hưởng đến sơ đồ răng sữa của bé

Sơ đồ răng sữa của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số căn bệnh như bệnh Down, những bệnh liên quan đến khoang miệng… Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra chi tiết, tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp với từng trẻ.

Yếu tố di truyền có thể làm ảnh hưởng đến sơ đồ răng sữa của trẻ

Yếu tố di truyền có thể làm ảnh hưởng đến sơ đồ răng sữa của trẻ

Những việc có thể xảy ra nếu răng sữa mọc không theo sơ đồ răng sữa

Khi trẻ bị chậm mọc răng sữa so với thời gian quy định trên không quá lâu thì bạn không nên lo lắng vì cơ địa mỗi trẻ khác nhau nên thời gian mọc răng có thể linh hoạt. Tuy nhiên nếu tình trạng chậm mọc răng kéo dài, không theo sơ đồ răng sữa, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ để tìm nguyên nhân.

Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ thật cẩn thận. Điều này không chỉ giúp hạn chế được các vấn đề về sâu răng, hỏng men răng, mất răng sữa sớm mà còn giúp trẻ  phát triển ngôn ngữ, củng cố chức năng ăn nhai cũng như phòng tránh việc răng trẻ mọc lệch, sai vị trí.

Trong quá trình trẻ mọc răng, trẻ sẽ có những dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện như: sốt cao, đi ngoài, bỏ ăn… cần đưa con tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc, điều trị.

Hạn chế thói quen ăn đồ ngọt, đồ uống có ga của trẻ nhất là trước khi đi ngủ để tránh sâu răng. Nếu răng sâu không được điều trị, lâu dài có thể gây viêm tủy răng, răng sữa của trẻ có nguy cơ bị mất răng sớm.

Cha mẹ cũng nên giải thích và nhắc trẻ không được chạm tay vào lợi khi răng sữa mọc, không nên ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng khi mọc răng. Ngoài ra, cha mẹ không để trẻ chống cằm, nghiến răng, mút tay, lấy lưỡi đưa răng ra phía trước, đẩy lưỡi vào răng để tránh răng của trẻ mọc lệch, hô, móm…

Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ hỗ trợ trong quá trình trẻ mọc răng. Cha mẹ cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, … để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Lưu ý là cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng nhé.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp răng sữa của trẻ phát triển

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp răng sữa của trẻ phát triển

Nha khoa khám và chữa các bệnh về răng miệng cho bé uy tín 

Hàm răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đến giai đoạn thay răng sữa. Vì vậy, nhiều cha mẹ chủ quan không tìm hiểu về sơ đồ răng sữa cũng như chú ý chăm sóc hàm răng sữa trong giai đoạn phát triển của trẻ. Thực tế, những chiếc răng sữa này rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, nếu trẻ gặp các vấn để về răng sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.

Việc tìm một trung tâm nha khoa uy tín trở thành nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ. Nha khoa Parkway được biết đến là hệ thống phòng khám nha khoa cao cấp, được nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn.

Phòng khám được khử trùng sạch sẽ, máy móc hiện đại,  áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Tại đây, trẻ sẽ được chăm sóc, điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và rất am hiểu tâm lý của trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa con yêu đến thăm khám tại nha khoa Parkway, cha mẹ nhé.

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết