Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ Chậm Mọc Răng Sữa Phải Làm Sao?

Răng sữa mọc chậm ở trẻ khiến bố mẹ lo lắng. Phải làm gì khi trẻ chậm thay răng sữa? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải quyết phần nào những thắc mắc của bố mẹ về vấn đề này.

Trẻ mấy tháng chưa mọc răng sữa thì bị coi là chậm?

trẻ mấy tháng chưa mọc răng sữa thì bị coi là muộn

Trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ 6 – 8 tháng tuổi và hoàn thiện khi được 24 – 31 tháng tuổi. Từ 6 – 12 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.

Một bộ răng sữa đầy đủ của trẻ gồm 20 chiếc và mọc theo thứ tự như sau:

Hàm trên:

  • 8 – 13 tháng: răng cửa
  • 16 – 22 tháng: răng nanh
  • 13 – 33 tháng: răng hàm

Hàm dưới:

  • 6 – 16 tháng: răng cửa
  • 17 – 23 tháng: răng nanh
  • 14 – 31 tháng: răng hàm

Nếu trẻ chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt thì điều đó không đáng lo ngại vì đó là chậm mọc răng sinh lý. Trong trường hợp trẻ chậm mọc răng đi cùng các dấu hiệu khác như: chậm tăng cân, chiều cao không tăng hoặc tăng ít, lười ăn, tóc vành khăn,.. thì mẹ nên đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa nhi uy tín.

Vì sao trẻ chậm mọc răng sữa?

Răng sữa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hàm mặt và tính thẩm mỹ của trẻ cũng như hệ tiêu hóa. Nếu trẻ bị mất răng sữa sớm, hệ răng thiếu tính cố định sẽ khiến trẻ có thể phát âm ngọng và khiến các răng sau mọc không đúng vị trí.

Các nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng sữa có thể kể đến như:

  • Đặc điểm từng loại răng và vị trí răng có thể quyết định thời gian thay răng lâu hay không. Răng một chân sẽ được thay nhanh hơn so với răng nhiều chân.
  • Mức độ mọc của răng:  với những răng không bị mọc kẹt hay bị chèn ép bởi các chân răng khác thì sẽ mọc nhanh hơn.
  • Do di truyền hoặc kiêng khem quá nhiều khi mang thai, chế độ ăn uống chưa phù hợp hoặc do đẻ non 
  • Một vài trường hợp khác như do thể trạng có trẻ yếu, bị thiếu Canxi hoặc do bị thiếu mầm răng khiến răng vĩnh viễn không bao giờ mọc được.

Những lưu ý trong quá trình mọc răng sữa của trẻ?

những lưu ý trong quá trình thay răng sữa của trẻ

Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm khiến cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến quấy khóc và làm nũng bố mẹ. Trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hoặc bất kỳ vật gì vào miệng để gặm và cắn nên rất dễ bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn, ăn uống kém, thậm chí bị sút cân. Một số trẻ còn bị chảy nhiều nước miếng, bị sốt nhẹ và dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Các biểu hiện này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày. Bố mẹ có thể làm gỉam sự khó chịu cho trẻ bằng cách cho trẻ ngậm vòng mọc răng hoặc ngậm núm vú giả bằng cao su. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi trong thức ăn hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt cao 38, 5 độ C trở lên và đau nhiều, bố mẹ có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng, cứ 4 – 6 giờ uống một lần. Không được để trẻ bị sốt quá cao.

Một vài trường hợp trẻ bị sốt quá cao hoặc có những biểu hiện khác thường thì nên đưa trẻ đi thăm khám tại các nha khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn kịp th

Kết

Có thể thấy, việc trẻ chậm mọc răng sữa xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khiến bố mẹ không ngờ tới. Để có thể biết được nguyên nhân và cách xử lý phù hợp, bố mẹ nên đưa trẻ tới các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám kịp thời. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ thường xuyên cũng như cho trẻ đi khám răng theo định kỳ để tránh những bệnh lý xấu khác gây ảnh hưởng đến răng của trẻ.

Tin tức sự kiện khác

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

Top 10 địa chỉ nha khoa uy tín hàn răng Bình Dương dành cho bạn

Bạn muốn trám răng nhưng không biết nha khoa hàn răng Bình Dương nào uy tín? Dưới đây là top 10 địa chỉ nha khoa uy tín tại Bình Dương.

Xem chi tiết

Chân nướu răng bị đen, nướu răng bị đỏ: Nên làm gì để không hỏng răng?

Chân nướu răng bị đen nếu không điều trị kịp thời sẽ trở thành hiểm hoạ đối với sự sự sống của răng vĩnh viễn. Vậy nên làm gì khi chân nướu răng bị đen? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

Trẻ bị cam miệng chữa thế nào an toàn? Có nên sử dụng thuốc nam?

Trẻ bị cam miệng chữa thế nào an toàn? Có nên sử dụng thuốc nam hay không? Hãy xem giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây

Xem chi tiết