Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại răng vĩnh viễn?

Răng sữa và răng vĩnh viễn là hai loại răng khác nhau nhưng lại có tầm quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Thông thường, trẻ thường thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn trong giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi nhưng không phải đứa trẻ nào cũng phát triển theo quy luật tự nhiên. Vì thế, không ít cha mẹ quan tâm, thắc mắc vấn đề răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại răng vĩnh viễn. Nha khoa Parkway xin chia sẻ bài viết dưới đây để cung cấp thêm cho cha mẹ thông tin hữu ích về vấn đề này.

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại răng vĩnh viễn?

Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của trẻ sẽ bị rụng và hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa khi được 5 hoặc 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng sữa có thể xuất hiện khi trẻ khoảng 4 tuổi hoặc trễ hơn khi trẻ được 8 tuổi. Các bé gái thường sẽ thay răng sữa sớm hơn các bé trai. Chiếc răng sữa cuối cùng thường sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được 12 – 13 tuổi.

Mỗi đứa trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa trên cung hàm, 10 chiếc ở cung răng hàm trên, 10 chiếc ở cung răng hàm dưới. Số lượng răng sữa cần thay là 20 răng. Thông thường, thứ tự thay răng sẽ tương tự như lúc trẻ mọc răng sữa. Chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới.

Nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối. Răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn thứ nhất) sẽ mọc lúc 6 tuổi. Chiếc răng này sẽ không được thay thế, có nghĩa là không cần phải nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên. Nha khoa Parkway xin chia sẻ lịch thay răng sữa của trẻ để cha mẹ tham khảo thông tin như sau:

  • Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới.
  • Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên.
  • Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên.
  • Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm dưới.
  • Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất.
  • Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ nhất.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên.
  • Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm dưới.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2.

Thời gian từ lúc răng sữa có dấu hiệu lung lay cho đến lúc rụng thay đổi tùy theo đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng. Ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng diễn ra ngắn (như vài tuần), răng nhiều chân như răng cối thì thời gian thay răng có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng. Răng mọc thuận lợi thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc lại răng vĩnh viễn?

Lịch mọc răng và thay răng của trẻ

Răng sữa được nhổ sớm thì răng vĩnh viễn có mọc sớm hay không?

Thông thường, dưới mỗi răng sữa là mầm răng vĩnh viễn chờ thời điểm thay răng để mọc lên. Tuy nhiên, nhổ răng sữa sớm trước thời điểm thay răng không khiến cho răng vĩnh viễn mọc sớm hơn. Răng vĩnh viễn chỉ mọc khi đúng thời điểm, lúc cung hàm đã phát triển và mầm răng vĩnh viễn ở ổ xương hàm dưới đã hoàn thiện.

Nếu trẻ bị mất răng sữa sớm thì có thể gây ra ảnh hưởng xấu khi trẻ mọc răng vĩnh viễn. Răng sữa bị mất sớm mà mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa mọc lên kịp khiến khoảng trống mất răng sữa đó sẽ bít lại, xơ cứng lợi. Vì thế, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị khó khăn, mọc chậm hơn quy luật thông thường. Một số trường hợp đôi khi răng vĩnh viễn bị mọc xô lệch.

Nếu trẻ gặp một số trường hợp như trẻ bị chấn thương làm mất răng hoặc trẻ gặp các bệnh lý về răng miệng mà không thể hồi phục được răng sữa thì bác sĩ sẽ chỉ định cách nhổ răng sữa sớm cho trẻ trước thời điểm thay răng. 

Răng sữa được nhổ sớm thì răng vĩnh viễn có mọc sớm hay không?

Răng sữa rụng bao lâu thì mọc là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

Răng sữa rụng nhưng lâu không mọc răng vĩnh viễn nguyên nhân do đâu?

 Trẻ đã rụng răng sữa nhưng vẫn chưa mọc răng vĩnh viễn khiến nhiều cha mẹ sốt ruột, lo lắng. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến răng vĩnh viễn mọc chậm sau khi rụng răng sữa như sau:

  • Răng mọc lệch, mọc ngầm: những chiếc răng vĩnh viễn dù đã có đủ khoảng trống trên cung hàm nhưng lại không phát triển thẳng lên, đúng vị trí mà lại mọc lệch, mọc ngầm, đâm sang răng bên cạnh, gây ra nhiều cơn đau, sự khó chịu cho trẻ. Trường hợp này hay gặp ở răng nanh, cửa bên, hàm nhỏ thứ hai và cả ở răng khôn.
  • Nướu bị xơ hóa: tình trạng nướu bám gần răng nhất có lớp mô dày, cứng hơn bình thường, điều đó sẽ khiến răng vĩnh viễn khó mọc lên. Trường hợp này hay gặp ở trẻ mất răng sữa sớm trước tuổi thay răng.
  • Không có mầm răng: nguyên nhân có thể là do bẩm sinh ngay từ khi hình thành phôi thai hoặc thai nhi trong quá trình hình thành mầm răng đã bị tổn thương nên không thể phát triển lên được nữa, hay gặp ở răng cửa bên hàm trên.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: trước và trong giai đoạn thay răng sữa trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm. Đặc biệt là trẻ bị thiếu canxi cũng sẽ khiến răng vĩnh viễn bị mọc chậm hơn.
  • Thói quen xấu: nếu trẻ thường xuyên có thói quen đẩy lưỡi, thở bằng miệng, mút tay, nghiến răng, lấy tay sờ nhiều vào chỗ răng sữa đã nhổ,… cũng sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc chậm hơn so với bình thường.
  • Ngoài ra, còn nguyên nhân hiếm gặp hơn là răng vĩnh viễn bị cứng khớp. Chân răng vĩnh viễn dính hẳn vào xương và không dịch chuyển được. Trường hợp này bác sĩ sẽ cần chụp phim X-Quang cho trẻ để xác định nguyên nhân này.

Tốt nhất, nếu thấy trẻ mọc răng vĩnh viễn chậm hơn so với quy luật thông thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và can thiệp kịp thời nhằm giúp trẻ phát triển hàm răng vĩnh viễn được thuận lợi.

Răng sữa rụng nhưng lâu không mọc răng vĩnh viễn nguyên nhân do đâu?

Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân trẻ mọc răng chậm

Trẻ rụng răng sữa lâu nhưng không mọc răng mới sẽ ảnh hưởng gì đến bé?

Trẻ rụng răng sữa đã lâu nhưng răng vĩnh viễn mọc lên chậm hoặc việc nhổ răng sữa sớm trước thời điểm thay răng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. 

Những ảnh hưởng từ việc nhổ răng sữa sớm trước thời điểm trẻ thay răng:

  • Việc nhổ răng sữa sớm sẽ làm rối loạn cấu trúc tổng thể của xương hàm, vùng lợi tại khoảng trống mất răng còn bị bịt lại, gây khó khăn cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này.
  • Răng sữa bị nhổ sớm nên chân răng vẫn còn bám chặt vào các mô xung quanh khiến trẻ bị đau đớn, làm tổn thương các mô mềm
  • Nhổ răng sữa sớm để lại một khoảng trống có thể khiến các răng vĩnh viễn bên cạnh nghiêng vào khoảng trống đó và mọc lệch, sai vị trí và cuối cùng khiến trẻ bị lệch khớp cắn.

Những ảnh hưởng từ việc răng vĩnh viễn phát triển chậm:

  • Tại vị trí mất răng, do không có áp lực từ việc ăn nhai, kích thích lên xương hàm dẫn đến xương hàm sẽ dần tiêu biến và chậm phát triển. Từ đó, cung hàm của trẻ bị nhỏ lại gây nên thiếu chỗ mọc răng vĩnh viễn và trẻ dễ gặp phải tình trạng răng bị mọc hô, móm.
  • Răng mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và vùng nướu xung quanh dẫn đến các tình trạng như viêm lợi, áp xe răng, mưng mủ,…
  • Nếu như răng vĩnh viễn phát triển chậm, mất quá nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ, trẻ phát âm không chính xác nên trẻ dần trở nên tự ti và ngại giao tiếp.
  • Răng vĩnh viễn phát triển chậm do nhổ răng quá sớm sẽ khiến răng mọc lệch, lộn xộn, gây mất thẩm mỹ hàm răng và khuôn mặt của trẻ

Cách xử lý khi răng sữa rụng nhưng răng vĩnh viễn mọc chậm

Cha mẹ thường lo lắng răng sữa rụng bao lâu thì mọc và chờ đợi trẻ mọc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan và cần quan sát sát sao quá trình thay răng của trẻ. Khi phát hiện răng vĩnh viễn của trẻ mọc chậm, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ. Các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định chụp phim X-quang.

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán hình ảnh từ phim X-Quang, bác sĩ có thể phát hiện nguyên nhân trẻ mọc răng vĩnh viễn chậm và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp giúp cho quá trình hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn của trẻ được hiệu quả.

Cha mẹ cũng lưu ý nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi, công nghệ hiện đại để có thể kiểm tra nguyên nhân trẻ mọc răng chậm chính xác cũng như có phương pháp xử lý tốt nhất. Càng can thiệp sớm, càng tiết kiệm thời gian và chi phí cho cha mẹ và trẻ sớm có hàm răng hoàn chỉnh, chắc khỏe.

Cách xử lý khi răng sữa rụng nhưng răng vĩnh viễn mọc chậm

Thăm khám bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng mọc răng chậm

Một vài lưu ý cách chăm sóc để răng bé rụng và mọc đúng thời gian

Chăm sóc hàm răng của trẻ là một quá trình lâu dài và kiên nhẫn của cha mẹ. Cha mẹ cần lưu ý từ lúc mang thai đến suốt quá trình mọc răng và thay răng sau này của trẻ. Để răng của trẻ khỏe mạnh và mọc đúng thời gian thì các mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Từ giai đoạn mẹ mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua thực phẩm  tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ để trẻ khi sinh ra phát triển bình thường, không gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng.
  • Cha mẹ cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi dành cho trẻ em để bảo vệ men răng cho trẻ. 
  • Hướng dẫn trẻ biết cách đánh răng đúng cách: đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày.
  • Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ uống có ga dễ dẫn đến việc trẻ bị sâu răng, viêm tủy. Ngoài ra, cha mẹ không nên cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Chú ý cải thiện dinh dưỡng cho trẻ để hỗ trợ hệ răng phát triển tốt hơn trong giai đoạn trẻ thay răng như bổ sung các vi khoáng chất thiết yếu, canxi, vitamin A, B, D, magie, kẽm … qua bữa ăn hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng dưới sự tư vấn của bác sĩ. 
  • Một số trẻ có thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… Vì vậy cha mẹ phải khuyên trẻ không nên làm các hành động này để việc mọc răng của trẻ được thuận lợi hơn.
  • Định kỳ đưa trẻ đi khám nha sĩ 3 đến 6 tháng một lần để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc các bệnh lý về răng miệng như mất răng, sâu răng, viêm nướu….

Với những chia sẻ về vấn đề răng sữa rụng bao lâu thì mọc, Nha khoa Parkway hy vọng cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con, nhất là quá trình trẻ mọc và thay răng. Nếu gặp phải tình trạng răng vĩnh viễn của trẻ lâu mọc sau khi rụng răng sữa, cha mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa Parkway để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ nhé. 

Nha khoa Parkway được biết đến là một nha khoa uy tín, cao cấp, được nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn. Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Parkway có chuyên môn, kinh nghiệm điều trị cho trẻ nhỏ, với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, cha mẹ luôn yên tâm vì trẻ được chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất. Nha khoa Parkway luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình phát triển của trẻ.

Tin tức sự kiện khác

Những tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng mà bạn nên biết

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng có thể gặp phải mà bạn nên biết

Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]

Xem chi tiết
Trụ Implant Straumann của nước nào? Trồng răng Implant Straumann giá bao nhiêu?

Trụ Implant Straumann của nước nào? Trồng răng Implant Straumann giá bao nhiêu?

Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]

Xem chi tiết
trám răng composite và những điều bạn cần biết

Trám răng composite là gì? Ưu điểm khi trám răng bằng vật liệu composite

Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]

Xem chi tiết
3 nguyên nhân gây nên tình trạng răng chết tủy

Răng chết tủy có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu là gì?

Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]

Xem chi tiết