Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng khôn bị sâu phải làm sao? Có nhổ được không?

Răng khôn bị sâu là tình trạng răng hàm trong cùng của bạn bị sâu dẫn đến những cơn đau nhức nặng và bạn muốn chấm dứt ngay tình trạng này. Bạn muốn tìm đáp án cho câu hỏi răng khôn bị sâu phải làm sao? Răng khôn có nhổ được không? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Parkway để có được câu trả lời.

Các dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu

Các dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu

Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là răng hàm mọc cuối cùng, thường mọc ở người từ 17 đến 25 tuổi. Răng khôn có 4 chiếc ở lần lượt 4 góc hàm nhưng tùy cơ địa và yếu tố di truyền mà có người mọc đủ răng khôn còn có người thì không mọc đủ.

Răng khôn về cơ bản hình dáng giống như răng số 6 và 7 có mặt nhai lớn, chiều dài răng thấp và có nhiều kẽ, rãnh. Răng khôn có chân răng dài, cắm sâu xuống cung hàm hơn so với răng số 1 – 5 nên cứng chắc đồng thời chịu lực tốt nhất. Là răng hàm mọc muộn nhất nên răng khôn thường dễ bị các vấn đề nha khoa như viêm lợi, răng mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm, mọc chen chúc xô đẩy răng khác, viêm nha chu và đặc biệt là tình trạng sâu răng khôn.

Để ý những dấu hiệu sau để sớm phát hiện và xử lý khi răng khôn bị sâu:

Răng hình thành các lỗ hổng trên bề mặt, xuất hiện các đốm nâu, đen. Đó là kết quả do vi khuẩn gây sâu răng thường là khuẩn Streptococcus mutans gây ra quá trình hủy khoáng trên răng.

  • Đau nhức răng, mô nướu quanh răng xuất hiện viêm đỏ, phù nề.
  • Răng bị ê buốt, cảm giác khó chịu khi ăn đồ lạnh, đồ ngọt hay chua quá.
  • Hơi thở có mùi hôi khi sâu răng khôn kéo dài.
  • Lây chéo sâu răng, sâu răng khôn lây sang răng số 7 hoặc sâu răng số 7 lây sang răng khôn.

Giai đoạn đầu, bạn sẽ chỉ nhận thấy xuất hiện các đốm nâu, đen trên rãnh nhai của răng, chưa bị đau nhức răng do vi khuẩn mới chỉ phá hủy mô cứng của răng khôn chưa ảnh hưởng vào sâu. Càng để lâu, vi khuẩn sẽ phát triển và phá hủy toàn bộ men răng, ăn sâu vào ngà và tủy răng. Ở giai đoạn này bạn sẽ thấy răng bị ê buốt khi nhairăng bị ê buốt khi uống nước lạnh.

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng khôn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến răng khôn bị sâu, trong đó nguyên nhân trực tiếp là do vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển mạnh gây ra sự hủy khoáng trên răng, bào mòn mô cứng trên răng gây ra sâu răng khôn. Bình thường chủng vi khuẩn này có vai trò cân bằng hệ vi sinh khoang miệng và chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn phát triển quá mức mới gây ra tình trạng khử khoáng làm sâu răng.

Những nguyên nhân khác gây sâu răng khôn bao gồm:

  •  Vị trí mọc răng: Thực tế cho thấy, răng khôn hay răng hàm thường có nguy cơ sâu cao hơn răng cửa, răng nanh. Do răng hàm nằm ở vị trí trong cùng, khó vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám tích tụ bị khoáng hóa tạo thành cao răng. Lâu dần, vi khuẩn dần tích tụ trong cao răng tấn công men răng dẫn đến hình thành lỗ sâu trên răng.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng khôn.
  • Hình dáng răng khôn: Chiều dài ngắn, bề mặt nhai lớn và có nhiều rãnh kẽ răng khôn thường rất dễ bị ứ đọng trong các rãnh làm hình thành cao răng và các lỗ sâu răng. Vị trí và hình dáng răng khôn làm tăng nguy cơ bị sâu răng khôn và bị các vấn đề nha khoa khác.
  • Mọc lệch răng khôn: Do mọc muộn nên răng khôn thường không đủ chỗ để mọc thẳng nên nó thường mọc xiêu vẹo, chen chúc xô đẩy các răng bên cạnh đã mọc từ trước. Khi răng mọc lệch tạo kẽ hở răng tạo điều kiện thuận lợi cho mảnh thức ăn tồn đọng làm vi khuẩn phát triển. Răng mọc lệch còn làm tăng nguy cơ viêm trùng lợi, viêm nướu răng kèm viêm nha chu.
  • Kém vệ sinh: Răng vệ sinh kém là yếu tố thuận lợi, tăng nguy cơ sâu răng khôn đi kèm các bệnh lý về răng. Việc vệ sinh không sạch sẽ làm cho các mảng bám răng sinh lý dễ khoáng hóa hình thành vôi răng và kéo theo sự hủy khoáng của vi khuẩn.
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, sâu răng khôn còn có thể do chế độ ăn uống, khô miệng do uống ít nước hay do sử dụng thuốc làm giảm tiết nước bọt, ảnh hưởng từ trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá…

Dù có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố gây sâu răng nhưng yếu tố vị trí răng và răng mọc lệch, mọc xiên được cho là nguyên nhân chính khiến răng khôn bị sâu.

Những nguy hiểm của sâu răng khôn

Hoạt động nhai và nghiền nát thức ăn được thực hiện chủ yếu nhờ răng số 4 – 7 dù răng khôn cứng chắc và có chân răng sâu hơn những nó hầu như lại không giữ chức năng sinh lý quan trọng nào. Vì vậy răng khôn bị sâu gần như không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của răng.

Mặc dù vậy sâu răng khôn là tình trạng bệnh gây ra rất nhiều khó chịu, đau nhức do  chân răng dài và vị trí trong cùng của răng. Trường hợp sâu nặng có thể dẫn đến sốt, nổi hạch và cứng hàm. Khi răng khôn bị sâu không được điều trị kịp thời gây ra các hậu quả:

  • Răng số 7 bị sâu lây.
  • Răng khôn sứt mẻ, gây đau nhức kéo dài.
  • Sức khỏe răng miệng suy giảm.
  • Áp xe răng,  áp xe chân răng và tình trạng viêm nha chu
  • Các biến chứng khác như viêm xoang, tăng nguy cơ bị các bệnh nội khoa.
  • Tăng khả năng mắc bệnh về tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, giảm hiệu suất làm việc, học tập.

Việc sâu răng khôn thường gây ra các triệu chứng đau nhức mạnh hơn và kéo dài hơn so với sâu các răng khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân.

Răng khôn bị sâu phải làm sao – Có nên nhổ răng không

Khi răng khôn bị sâu phương án điều trị được ưu tiên lựa chọn là nhổ răng khôn bị sâu . Do răng khôn không đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh lý bình thường của răng nên khi răng khôn bị sâu tùy vào tình trạng sâu mà bác sĩ sẽ quyết định loại bỏ răng sâu hoặc giữ lại răng nếu bệnh nhân muốn áp dụng phương pháp bảo tồn răng.

  Sử dụng thuốc để trị răng khôn bị sâu

Trường hợp điều trị sâu răng khôn bằng thuốc áp dụng cho tình trạng sâu răng nhẹ, lỗ sâu kích thước bé. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc tăng cường men răng, đi kèm thuốc giảm đau và kháng sinh nếu bệnh nhân bị viêm lợi.

Thuốc được sử dụng điều trị sâu răng khôn thường là các thuốc sau:

  • Gel Florua: Florua một khoáng chất giúp phục hồi và tái tạo lại các lỗ sâu li ti xuất hiện trên men răng.
  • Nước súc miệng có Chlorhexidine: Chlorhexidine hay CHG là một chất có tác dụng khử trùng và sát khuẩn. Nước súc miệng có chứa chất này giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hình thành vôi răng, giảm thiểu hiệu quả tình trạng sâu răng, ngăn ngừa sâu răng khôn phát triển mạnh lên.
  • Thuốc uống: Paracetamol, Diclofenac, kháng sinh được chỉ định dùng với thời gian ngắn trong trường hợp răng sâu gây đau nhức, ê buốt kèm viêm mô lợi giúp hỗ trợ giảm triệu chứng, kiểm soát trình trạng viêm không có tác dụng ngăn ngừa hay điều trị.

  Trám răng khôn bị sâu

  Trám răng khôn bị sâu

Trường hợp răng sâu nhẹ, vừa, răng mọc thẳng không chen lấn xô đẩy răng khác sẽ được cân nhắc thực hiện trám răng. Sau khi chụp X – Quang đánh giá tình trạng, kiểm tra mức độ sâu răng, răng số 8 sẽ được quyết định trám răng. Bác sĩ thực hiện vệ sinh răng, lấy vôi răng (nếu cần) đồng thời dùng thiết bị loại bỏ vết lỗ sâu răng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa vật liệu nhân tạo như vàng, bạc hay nhựa composite, xi măng vào lỗ sâu để phục hồi hình dáng răng. Sau cùng sẽ dùng tia laser làm vật liệu trám răng nhanh đông, tăng cường độ bám lên răng thật.

Thời gian trám răng thẩm mỹ cho răng sâu kéo dài khoảng 20 phút trở lên tùy thuộc tình trạng sâu răng khôn. Quá trình làm bạn có thể bị ê buốt nhẹ, bạn có thể yêu cầu gây tê nếu thực sự cần.

Điều trị tủy răng để trị sâu răng khôn

Khi răng khôn bị sâu nặng ăn vào tủy răng sẽ được chỉ định điều trị nội tủy răng. Thực tế phương pháp này thường ít được lựa chọn cho răng khôn bị sâu mà thay vào đó bác sĩ sẽ khuyến khích nhổ bỏ răng thay vì sẽ điều trị bảo tồn như xử lý cho các răng bị sâu khác .

Tuy vậy, một số trường hợp bệnh nhân muốn giữ lại răng, răng khôn mọc thẳng hay bệnh nhân chống chỉ định với tiểu phẫu răng khôn bác sĩ sẽ nghĩ đến điều trị nội khoa. Phương pháp này thực hiện làm sạch phần tủy tổn thương, viêm nhiễm sau đó trám bít ống tủy bằng vật liệu nhân tạo. Răng sau đó sẽ được phục hồi hình dạng ban đầu nhưng răng dễ bị suy yếu và tổn thương do răng đã mất tủy nơi nuôi dưỡng và thực hiện dẫn truyền tín hiệu cảm giác.

Có nên nhổ răng khôn bị sâu không?

Răng khôn bị sâu phải làm sao – Có nên nhổ răng không

 Nên nhổ răng khôn bị sâu. Đây là phương pháp ưu tiên cho cả sâu răng khôn hàm trên và sâu răng khôn hàm dưới giúp tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt trong một số trường hợp sau nhổ răng khôn là lựa chọn ưu tiên số một:

  • Răng khôn mọc ngầm, mọc xiên làm xô đẩy các răng bên cạnh.
  • Răng có kích thước quá nhỏ hay quá lớn.
  • Khoảng cách giữa răng khôn và răng số 7 rộng tạo điều kiện ứ đọng các mảnh vụn thức ăn hình thành vôi răng.
  • Sâu răng khôn nặng và không đáp ứng với các biện pháp bảo tồn răng trên.
  • Sâu răng tái phát nhiều lần sau điều trị, viêm, sưng lợi, ứ mủ và gây đau nhức kéo dài.

Nhổ sâu răng khôn hàm trên

Đối với hàm trên, bác sĩ đánh giá vị trí mọc của răng khôn có gây nguy hiểm gì không trước khi quyết định nhổ bỏ. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây ra các vấn đề sức khỏe và làm việc điều trị khó khăn hơn.

Trường hợp sâu răng khôn hàm trên không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp các răng cạnh bên, đặc biệt là răng số 7 có thể mất do biến chứng răng khôn gây ra.

Nhổ sâu răng khôn hàm dưới

Răng khôn bị sâu phải làm sao – Có nên nhổ răng không

Răng hàm dưới cũng cần nhổ bỏ nếu nó bị sâu. Thủ thuật nhổ răng phức tạp, yêu cầu sự tập trung và tay nghề cao của bác sĩ. Đặc biệt trường hợp răng khôn hàm dưới mọc ngầm, mọc lệch cần bác sĩ chuyên môn cao thực hiện tiểu phẫu này để đảm bảo an toàn chính xác. Lưu ý răng khôn có thế mọc đến 3 chân răng nên khi lấy chân răng cần lấy hết chân răng không bỏ sót lại chân răng nào.

Các biện pháp chăm sóc răng khôn bị sâu đau nhức

Ngoài các phương pháp y tế trên bạn có thể tự mình làm giảm các triệu chứng đau do răng khôn bị sâu gây ra bằng một số biện pháp tại nhà sau:

  • Súc miệng với nước muối ấm: Tính sát khuẩn của nước muối ấm làm giảm viêm cải thiện tình trạng sưng đau. Một ngày nên súc miệng từ 2 đến 3 lần, sử dụng nước muối ấm còn giúp phòng ngừa hôi miệng, viêm nhiễm và ứ mủ xung quanh mô nướu.
  • Chườm đá: Răng khôn bị sâu kéo theo đau nhức và phù nề. Chườm túi đá vào má từ 10 đến 15 phút/2 lần/ngày giúp giảm triệu chứng này và giúp cầm máu và giảm sưng sau khi nhổ răng số 8.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng răng khôn bị sâu. Hạn chế các đồ ăn, đố uống lạnh, nhiều đường có tính axit, đồ ăn cứng, khô, dai để giảm đau nhức và ê buốt răng.

Các cách nhổ răng khôn hiện nay

  Nhổ răng khôn bị sâu bằng kìm

Kìm là dụng cụ chuyên khoa dùng để nhổ răng. Bác sĩ sử dụng kìm nhổ bỏ chiếc răng khôn bị sâu bằng cách đưa mỏ kìm đến chân răng bị sâu, tác động lực đủ làm gãy chân răng và sau đó đưa chân răng sâu ra ngoài. Áp dụng với răng nguyên vẹn hoặc vỡ ít, bờ xương hàm thấp hơn so với chân răng.

Quy trình nhổ răng khôn bị sâu như sau:

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra quyết định nhổ răng.
  • Tiên thuốc tê vào vị trí nhổ răng.
  • Đưa mỏ kìm từ từ vào miệng, mở mở kìm, hạ thấp kìm tiếp xúc vị trí nhổ răng, bóp chặt cán kìm để nhổ răng.
  • Sử dụng lực đủ để dây chằng chân răng đứt ra.
  • Cuối cùng, sau khi dây chằng đã đứt từ từ dùng mỏ kìm rút răng nhổ ra ngoài. Chú ý ở bước này tránh làm ảnh hưởng đến các răng đối diện.

Nhổ răng khôn bị sâu bằng bẩy

Bẩy là dụng cụ giúp làm rộng ổ răng và huyệt ổ răng đồng thời dây chằng giữ bị đứt làm quy trình nhổ răng được thực hiện một cách thuận tiện hơn.

Sử dụng bẩy với răng khôn có chân nằm ngang, bờ xương ổ răng cao hơn. Dùng đồng thời bẩy và kìm để tăng hiệu quả, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân.

Quy trình thực hiện là:

  • Bác sĩ thực hiện mở nướu, tách lợi đối với răng khôn hàm trên, 1 số trường hợp cần cắt bỏ phần lợi giúp dễ dàng thấy chân răng trồi lên.
  • Lấy cán bẩy đưa vào ổ răng, cho bẩy vào chân răng theo chiều từ ngoài và trong, xoay đều cho chân răng đứt khỏi vị trí khung hàm.
  • Đưa chân răng ra ngoài cẩn thận.

Sử dụng máy siêu âm Piezotome

Hiện tại, máy móc ngày càng được ứng dụng phục vụ điều trị nha khoa phổ biến hơn. Máy siêu âm Piezotome ra đời với ưu điểm nổi trội, hỗ trợ quá trình nhổ răng khôn bị sâu giúp loại bỏ nỗi sợ nhổ răng với nhiều bệnh nhân. Máy sử dụng công nghệ và thiết bị siêu âm tiên tiến nhất loại bỏ những chiếc răng mọc lệch, chồng chéo các răng khác một cách an toàn, nhanh và hiệu quả.

Máy thực hiện khoan phần răng khôn bị sâu theo nguyên lý hoạt động của máy siêu âm tần số chọn lọc 28 – 36 Khz. Mũi khoan chính xác giảm thiểu tối đa sang chấn, không làm tổn hại mô mềm miệng, bệnh nhân ít đau và bảo toàn xương ổ răng hiệu quả vết thương nhanh lành hơn. Thiết bị có thể kích hoạt nhiều mức năng lượng rút ngắn thời gian, điều chỉnh chính xác trong quá trình phẫu thuật.

Nhổ răng khôn bị sâu có đau hay không?

Nhổ răng khôn bị sâu không gây đau hoặc nếu có chỉ là sự tê nhức giai đoạn ban đầu do quá trình nhổ răng này sẽ được các bác sĩ gây tê. Vì thế bạn sẽ không có cảm giác đau trong khi nhổ răng khôn. Sau đó, khi thuốc tê dần hết tác dụng, bạn sẽ thấy cảm giác đau và ê buốt. Cần tích cực nghỉ ngơi sau khi nhổ răng để hồi phục sức khỏe nhanh nhất đồng thời uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn bị sâu

Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng của hàm răng, chân răng cắm sâu và cứng nên quy trình nhổ răng khôn bị sâu khó và phức tạp hơn các răng khác. Sau khi nhổ răng khôn xong cần có thời gian thì vết thương mới lành lại và phục hồi lại sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau để quá trình hồi phục nhanh và hiệu quả:

  • Cắn chặt miếng bông gòn đã tiệt trùng sau khi nhổ răng trong khoảng 30 đến 40 phút. Điều này sẽ giúp nhanh đông máu, giúp máu ngừng chảy tràn khoang miệng dẫn đến nhiễm trùng.
  • 24 giờ đầu nhổ răng, không nên đánh răng mạnh làm đụng đến vết mổ, không nên súc miệng mạnh hay hút thuốc gây ảnh hưởng vết mổ.
  • Sau nhổ răng, khi hết thuốc tê bạn sẽ thấy ê buốt, đau nhức tuy nhiên đó là phản ứng bình thường chỉ khi cơn đau vượt ngưỡng thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau được kê toa. Không tự ý sử dụng thuốc dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không được ăn đồ ăn quá lạnh hay quá nóng làm ảnh hưởng vết thương.

Phòng ngừa tình trạng sâu răng khôn

Bệnh liên quan về răng nhất là sâu răng là tình trạng nha khoa phổ biến thường gặp nếu phát hiện sớm và được điều trị sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng nào cho sức khỏe. Nhưng nếu sâu răng không được xử lý sớm nhất là sâu răng khôn sẽ dẫn đến hư hại răng, mất răng và các vấn đề sức khỏe khác đi kèm. Để giảm thiểu tình trạng sâu răng ta nên chú ý và phòng ngừa ngay từ ban đầu theo một số biện pháp  dưới đây:

  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần đánh giá sức khỏe răng miệng giúp sớm phát hiện khi răng khôn mọc lệch, mọc xiên. Khi răng khôn mọc ngầm mọc lệch gây chèn ép răng lân cận bạn nên sớm nhổ bỏ để tránh răng bị sâu và bệnh lý liên quan khác.
  • Đánh răng đều đặn ngày 2 đến 3 lần/ngày, vệ sinh sạch răng hàm trên, dưới ngăn ngừa sâu răng. Dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa hỗ trợ làm sạch kẽ răng.
  • Hạn chế thực phẩm và đồ uống nhiều đường dễ gây sâu răng như nước có gas, bia rượu, bánh ngọt, đồ nhiều axit…
  • Bổ sung răng các khoáng chất cần thiết và duy trì pH bình thường khoang miệng từ rau xanh, trái cây, uống đủ nước từ 2 đến 2,5 lít nước/ngày, tăng dùng các thực phẩm dinh dưỡng như cá, sữa tươi, sữa chua, các loại hạt…
Phòng ngừa tình trạng sâu răng khôn
  • Kiểm soát bệnh toàn thân gây tăng nguy cơ sâu răng như trào ngược dạ dày, thiếu hụt khoáng chất, suy giảm miễn dịch…

Điều trị sâu răng khôn ở đâu?

Răng khôn bị sâu có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng thuốc hay trám răng hoặc điều trị tủy răng… Trong trường hợp sâu răng khôn nặng, răng khôn mọc không thẳng, mọc lệch, xô đẩy các răng khác thì nên nhổ bỏ răng để hạn chế ảnh hưởng xấu đến các răng bên cạnh. Phát hiện sớm tình trạng sâu răng thì khả năng điều trị thành công sẽ cao và đơn giản hơn tránh gây các hệ quả nghiêm trọng.

Nha khoa Parkway là một địa chỉ nha khoa uy tín được nhiều người lựa chọn tin tưởng. Với vị thế nha khoa hàng đầu, sử dụng hệ thống máy móc hỗ trợ tiến tiến đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao tự tin xử lý mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng cho bạn và gia đình.

Đến với nha khoa bạn sẽ được trải nghiệm những phương pháp điều trị mới nhất, an toàn và hiệu quả nhất điều trị triệt để tình trạng đau nhức gây ra bởi răng sâu đặc biệt là răng khôn bị sâu. Nếu bạn muốn tìm một địa chỉ nhổ bỏ răng khôn an toàn nhanh chóng hãy lựa chọn Nha khoa Parkway – Nha khoa hàng đầu Việt Nam. Hiện tại nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, và TP. HCM. 

Sâu răng là một tình trạng bệnh phổ biến hiện nay ở mọi lứa tuổi giới tính, gây ra những cảm giác đau nhức ê buốt gây khó khăn trong ăn uống cho người bệnh cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Đặc biệt ở răng khôn bị sâu tình trạng đau, ê buốt sẽ kéo dài và nặng hơn. Hãy đến Nha khoa Parkway – cơ sở nha nha uy tín để kiểm tra, thăm khám và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng cũng như điều trị ngăn ngừa sâu răng và các bệnh liên quan đến răng khác.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết