Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng bị sâu để lâu có sao không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Răng bị sâu để lâu có sau không được rất nhiều người thắc mắc bởi tình trạng này lâu dần sẽ phá hủy men và ngà răng dẫn đến viêm tủy răng. Tùy vào mức độ tổn thương cũng như các triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Hãy cùng tìm hiểu răng bị sâu để lâu có sao không qua bài viết của nha khoa Parkway sau đây.

Răng bị sâu để lâu có sao không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Răng sâu để lâu sẽ phá hủy men và ngà răng dẫn đến viêm tủy răng

Sơ qua về bệnh sâu răng

Trước khi tìm hiểu răng bị sâu để lâu có sao không thì đây là tình trạng tổn thương mất phần mô cứng của răng do quá trình mất khoáng. Sâu răng gây ra bởi những vi khuẩn có trong mảng bám răng tấn công vào men răng làm hình thành các lỗ nhỏ li ti trên răng. 

Tình trạng bệnh này có thể chịu ảnh hưởng từ lối sinh hoạt không lành mạnh khi ăn các loại thực phẩm chưa nhiều đường và tinh bột. Bên cạnh đó, cách chăm sóc răng miệng chưa đúng hay do yếu tố di truyền cũng dẫn đến đến sự hình thành sâu răng. Thông thường, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn với những loại sâu răng như:

  • Sâu thân răng là tình trạng tổn thương phổ biến nhất tại bề mặt nhai hoặc kẽ răng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai.
  • Sâu chân răng là khi già đi, nướu dần trở nên lỏng lẻo khiến một phần chân răng bị lộ ra ngoài. Bởi không được men răng bao phủ nên vị trí này rất dễ bị sâu răng.
  • Sâu răng thứ phát hình thành xung quanh khu vực được trám và mão răng. Tình trạng này là do nơi đây thường xuyên tích tụ mảng bám gây ra sâu răng. 

Mặt khác, những người mắc chứng khô miệng có nguy cơ sâu răng rất cao có thể do bệnh tật, tác dụng phụ của thuốc, hóa trị và xạ trị… Răng bị sâu để lâu có sao không thì nếu không được chữa trị kịp thời, răng của bạn sẽ bị phá hủy cũng như hư hại hệ thống dây thần kinh nhỏ tại đây. 

Làm sao để biết có bị sâu răng không?

Quan tâm răng bị sâu để lâu có sao không thì chỉ nha sĩ mới khẳng định chắc chắn về tình trạng bệnh của bạn. Bởi sâu răng phát triển bên dưới bề mặt răng – nơi mà không dễ có thể quan sát bằng mắt thường. 

Làm sao để biết có bị sâu răng không?

Làm sao để biết bản thân có bị sâu răng hay không?

Khi sử dụng các thực phẩm chứa carbohydrate (đường và tinh bột) sẽ bị vi khuẩn từ mảng bám tiêu thụ và sản sinh ra axit gây hư hại răng. Theo thời gian, men răng dần phá vỡ bên dưới trong khi bề mặt vẫn còn nguyên vẹn. Khi lớp men răng bị ăn mòn, bề mặt răng sụp xuống tạo thành các lỗ sâu li ti. 

Lúc này, vi khuẩn tiếp tục phát triển và tấn công vào ngà răng, sâu răng vào tủy răng gây nên những cơn đau nhức khó chịu. Bởi vậy, cho dù sâu răng ở bất kỳ vị trí nào thì cách tốt nhất giúp bệnh không trở nên nghiêm trọng là đến nha sĩ để kiểm tra định kỳ.

Răng bị sâu để lâu có sao không?

Răng bị sâu để lâu có sao không thì nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và lan rộng đến tủy răng. Răng được cấu tạo bởi 3 phần chính là men răng giúp bảo vệ ngà răng và tủy răng khỏi sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài. Kế tiếp là ngà răng có tác dụng cảm nhận nhiệt độ, vị chua, ngọt của đồ ăn, thức uống. 

Răng bị sâu để lâu có sao không?

Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và lan rộng đến tủy răng

Cuối cùng, tủy răng giúp cung cấp dưỡng chất nuôi răng cũng như dẫn truyền cảm giác về não bộ. Khi sâu răng lâu năm thì men răng gần như đã bị phá hủy hoàn toàn gây ảnh hưởng đến phần ngà răng. Điều đó có thể làm cản trở không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng và cơ thể. Cụ thể như:

Gây viêm tủy

Trường hợp sâu răng kéo dài sẽ phá hủy đi lớp men cứng bên ngoài rồi đến ngà răng và lan rộng đến tủy răng. Đây là cơ quan dễ tổn thương cũng như viêm nhiễm nhất nếu vi khuẩn tấn công tới. Do vậy, răng bị sâu để lâu có sao không có thể làm gia tăng nguy cơ viêm tủy răng

Tình trạng này là biến chứng nặng nề do sâu răng gây ra với nhiều giai đoạn khác nhau như viêm cấp/ mãn tính, viêm có phục hồi/không phục hồi. Tùy vào mức độ tổn thương tủy mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp.

Dẫn đến hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng đi kèm khi gặp phải tình trạng sâu răng ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh bên trong khoang miệng khiến hơi thở có mùi khó chịu. 

Mặt khác, các lỗ sâu cũng là nơi chứa đựng thức ăn thừa cùng mảng bám khi không được làm sạch. Chính điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển và gây ra hôi miệng. Tình trạng hơi thở có mùi không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp mà còn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ê buốt khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.

Làm vỡ răng

Răng bị sâu để lâu có sao không thì lúc này, các lỗ sâu sẽ hình thành với kích thước lớn khiến phần ngà răng bị phát hủy nặng nề và không thể tái khoáng. Ngoài ra, khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng, răng sâu có thể bị mẻ, vỡ nếu không được hàn trám sớm. 

Điều này không chỉ cản trở quá trình ăn uống, sinh hoạt, ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn làm thay đổi cấu trúc răng. Hơn nữa, đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn tấn công vào tủy răng gây viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Dẫn đến mất răng

Răng gãy rụng là một trong những biến chứng phổ biến mà bạn sẽ phải đối mặt nếu quan tâm răng bị sâu để lâu có sao không. Tình trạng này có thể xảy ra cả với hệ răng sữa và răng vĩnh viễn. Lúc này, men và ngà răng bị phá hủy khiến chân răng trở nên lỏng lẻo cũng như dễ gãy rụng chỉ với tác động nhỏ.

Răng bị sâu để lâu có sao không?

Nguy cơ mất răng nếu răng bị sâu để lâu mà không được điều trị

Ngoài ra, một số trường hợp sâu răng sẽ được chỉ định nhổ bỏ giúp ngăn chặn bệnh lan rộng sang các răng kế cận. Sau khi thực hiện, bác sĩ tiến hành phục hình răng mới nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai cùng tính thẩm mỹ cho răng.

Dẫn đến các bệnh mãn tính

Không phải ai cũng biết tình trạng sâu răng kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh lý mãn tình bùng phát. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể nói chung. Cụ thể như:

  • Các bệnh lý tim mạch.
  • Bệnh đường hô hấp (viêm xoang hàm, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản…)
  • Tiểu đường.

Nếu đang mắc phải các bệnh lý này thì khi gặp sâu răng lâu năm sẽ khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng gây khó khăn cho việc điều trị. Bởi vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt sâu răng để phòng ngừa và hỗ trợ khắc phục những bệnh mãn tính nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

Một số biến chứng khác

Bên cạnh những ảnh hưởng trên, răng bị sâu để lâu có sao không sẽ gây ra một số vấn đề khác như nguy cơ trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc mắc một số bệnh răng miệng. Mặt khác, tình trạng này cũng sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị hạn chế bởi những cơn đau nhức, ê buốt có thể bùng phát. Do đó, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị sâu răng sớm. 

Những phương pháp điều trị sâu răng để lâu hiệu quả nhất

Việc để răng sâu lâu năm sẽ gây nhiều ảnh hưởng cùng biến chứng tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe răng miệng và tổng thể. Bởi vậy, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm cũng như kết hợp chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp thường áp dụng nếu quan tâm răng bị sâu để lâu có sao không.

Những phương pháp điều trị sâu răng để lâu hiệu quả nhất

Những phương pháp điều trị sâu răng để lâu hiệu quả nhất mà bạn không nên bỏ qua

Hàn răng, trám răng

Hàm trám răng là một kỹ thuật nha khoa thường sử dụng trong việc điều trị răng sâu. Thông qua phương pháp này, những lỗ sâu trên răng sẽ được che lấp, bít kín để ngăn ngừa bệnh phát triển và giúp phục hồi chức năng, hình dáng cho răng.

Hiện nay, có nhiều vật liệu hàn trám răng sử dụng phổ biến như Composite, GIC cement, Amalgam, sứ, kim loại… Tùy vào nhu cầu, tình trạng bệnh cùng khả năng tài chính mà bác sĩ sẽ lựa chọn ra chất liệu phù hợp. Thông thường phương pháp này sẽ áp dụng cho những trường hợp sâu ngà mà chưa lan rộng đến tủy răng.

Lấy tủy răng

Điều trị tủy răng thường được chỉ định khi sâu răng lâu năm đã phá hủy lớp men, ngà và ăn sâu đến tủy. Lúc này, phần tủy răng có thể bị hoại tử một phần hoặc toàn bộ. Theo đó, tùy vào mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô tủy đã tổn thương rồi bơm rửa, làm sạch buồng tủy.

Trong trường hợp phức tạp, người bệnh có thể hẹn lần kế tiếp để lấy hết phần tủy viêm. Sau đó, các ống tủy được trám lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng, đồng thời loại bỏ phần sâu ở thân và hàn lại giúp phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng tiên tiến được ưa chuộng nhất hiện này. Phương pháp này thực hiện sau khi lấy đi phần tủy răng bị viêm đối với sâu răng ở mức độ nặng. Việc bọc răng sứ không chỉ giúp bảo vệ răng thật trước các tác nhân gây bệnh mà còn tăng tính thẩm mỹ cho răng. 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp chân răng còn chắc chắn. Bởi khi răng bị suy yếu, lung lay sẽ được cân nhắc nhổ bỏ vì bọc răng sứ không mang lại kết quả như mong muốn mà còn tăng nguy cơ phát sinh rủi ro.

Nhổ và trồng răng

Đây là phương pháp điều trị sau cùng nếu quan tâm răng bị sâu để lâu có sao không. Khi thực hiện nhổ răng, phần thân răng gần như bị phá hủy hoàn toàn và không thể phục hồi lại. Răng sâu trở nên suy yếu, lỏng lẻo cùng dấu hiệu lan rộng sang các răng kế cận. 

Thông thường, quá trình nhổ răng không quá phức tạp và sau khi thực hiện, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau, chống viêm cho bệnh nhân. Lúc này, bạn cần can thiệp phương pháp phục hình, trồng răng mới giúp đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và ngăn ngừa cấu trúc hàm biến đổi. Một số kỹ thuật thường áp dụng trong trường hợp này như trồng răng Implant, cầu răng sứ…

Quy trình điều trị tủy răng

Răng bị sâu để lâu có sao không thì bệnh nhân sẽ phải trải qua quá trình điều trị tủy răng với các bước cụ thể như sau:

Quy trình điều trị tủy răng

Quy trình điều trị tủy răng chuẩn đang được áp dụng tại các nha khoa hiện nay

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát toàn bộ khoang miệng bằng cách chụp X-Quang cho những vị trí răng bị nghi nhiễm tủy. Sau khi đã kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân, bác sĩ trao đổi phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Bước 2: Gây tê vùng răng bị sâu

Gây tê là một bước cần thiết của quy trình điều trị tủy răng giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác đau đớn khi thực hiện. Bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc phù hợp  nhưng nếu bạn bị dị ứng thuốc thì sẽ được thay thế bằng thuốc diệt tủy.

Bước 3: Đặt đế cao su

Răng bị sâu để lâu có sao không sẽ cần đặt đế cao su ôm sát và răng cần lấy tủy được thực hiện nhằm cách ly răng khỏi nướu và khoang miệng. Việc này nhằm ngăn chặn hóa chất rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Đồng thời, đặt đế cao su cũng giúp răng đang điều trị luôn được khô ráo, sạch sẽ.

Bước 4: Thực hiện lấy tủy răng

Bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan chuyên dụng để tạo một đường nhỏ trên răng thông xuống ống tủy. Sau đó, lấy đi phần mô tủy viêm bằng trâm tay hoặc máy rồi rửa sạch. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp X-Quang để xác định xem còn xót tủy viêm hay vi khuẩn trong ống không.

Bước 5: Thực hiện trám bít tủy răng

Cuối cùng, lỗ khoan được trám bít lại bằng nhựa nha khoa chuyên dụng là gutta percha. Chất liệu trám vừa bơm vào sẽ lấp đầy hệ thống ống tủy nhằm bảo vệ răng và ngăn chặn sự tấn công từ bên ngoài.

Một số mẹo điều trị tại nhà

Răng bị sâu để lâu có sao không thì bên cạnh những biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa sâu răng tại nhà giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc thực hiện các mẹo này thường xuyên có tác động tích cực đến quá trình điều trị cũng như phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Cụ thể như sau:

Một số mẹo điều trị tại nhà

Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị răng sâu lâu ngày tại nhà

  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng: Sử dụng 1lit nước lọc đun sôi để nguội cùng 9g muối sạch để súc miệng sau khi đánh răng. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần sẽ giúp cải thiện một số biểu hiện do sâu răng gây ra.
  • Đắp gừng tươi: Lấy vài lát gừng đem giã nát và đắt lên răng sâu sau khi đã làm sạch trong vài phút rồi súc miệng lại với nước, thực hiện 2-3 lần/ngày.
  • Cây cúc áo chữa sâu răng: Rửa vài đọt cúc áo với nước muối pha loãng rồi đẻ rao. Sau đó, đem thảo dược đi giã nhuyễn cùng ít muối để đắp lên răng sâu ngày 2-3 lần giúp cải thiện cơn đau nhức.

Chăm sóc miệng để tránh sâu răng

Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt là biện pháp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh nha khoa giúp bạn không cần lo lắng răng bị sâu để lâu có sao không. Đồng thời, người bệnh cũng cần chủ động hơn khi xây dựng chế độ ăn uống khoa học, làm sạch răng đúng cách để kiểm soát bệnh hiệu quả. Cụ thể như:

  • Không chỉ chải răng 2-3 lần/ngày mà bạn có thể dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để lấy đi hết phần thức ăn thừa cùng mảng bám trên răng.
  • Thăm khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần nhằm ngăn chặn sâu răng phát triển cũng như phòng ngừa những vấn đề răng miệng thường gặp khác.
  • Trường hợp phải can thiệp các phương pháp phục hình thì trong thời gian điều trị, bạn cần sử dụng thức ăn mềm, dễ nhai nuốt để hạn chế áp lực lên răng và mô nướu.
  • Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin D, canxi giúp răng chắc khỏe. Đồng thời, hạn chế đường, tinh bột, rượu bia cùng chất kích thích bởi sẽ làm ảnh hưởng đến răng miệng và gia tăng nguy cơ sâu răng.
  • Thay đổi thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiến răng, ăn đồ lạnh/nóng hay cắn xé vật cứng.

Điều trị sâu răng ở đâu tốt?

Bên cạnh việc tìm hiểu răng bị sâu để lâu có sao không thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tin để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi nếu không có sự can thiệp từ bác sĩ, tình trạng bệnh có thể phát triển nặng hơn cũng như để lại nhiều di chứng nguy hiểm. 

Điều trị sâu răng ở đâu tốt?

Nha khoa Parkway chuyên điều trị các bệnh lý răng miệng phổ biến hiện nay

Hệ thống nha khoa Parkway là một trong những địa chỉ khám răng sâu uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Nơi đây chuyên khám và điều trị các bệnh lý răng miệng thường gặp cũng như cung cấp dịch vụ nha khoa thẩm mỹ công nghệ cao. 

Parkway hiện sở hữu hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại bậc nhất Việt Nam cùng đội ngũ y bác sĩ đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đến với nơi đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cơ sở vật chất đạt chuẩn, tiệt trùng 100% và sự tận tâm, chuyên nghiệp.  Bởi sự hài lòng của mọi khách hàng chính là mục tiêu mà nha khoa Parkway luôn chú trọng và hướng tới.

Lời kết

Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc răng bị sâu để lâu có sao không. Theo đó, nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể. Bởi vậy, hãy chủ động đến thăm khám và điều trị sớm tại các nha khoa uy tín như Parkway nhé!

Tin tức sự kiện khác

Trồng răng implant mất bao lâu

Trồng răng implant mất bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng

Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]

Xem chi tiết
Trồng răng implant giá bao nhiêu?

Trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết
Bọc răng sứ và những điều cần lưu ý

Bọc răng sứ là gì? Những điều cần lưu ý khi làm răng sứ

Bọc răng sứ hiện nay là phương pháp phổ biến được nhiều người ưa chuộng, giúp khôi phục và cải thiện tình trạng thẩm mỹ trên răng, mang lại nụ cười tự tin và tỏa sáng. Vậy bọc răng sứ là gì? Cần lưu ý những điều gì khi làm răng sứ? Cùng nha khoa […]

Xem chi tiết
Thun liên hàm: công dụng và cách sử dụng

Thun liên hàm là gì? Công dụng và cách sử dụng khi niềng răng

Thun liên hàm hỗ trợ tạo lực kéo cho răng trong thời gian niềng. Dụng cụ này còn công dụng nào khác? Đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Xem chi tiết