Mất răng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và không ai muốn điều này. Vậy nên, hiện nay với nhiều phương pháp trồng răng nào tốt nhất xuất hiện đã giúp thay thế răng bị mất. Nhưng nên trồng răng loại nào? Ưu, nhược điểm khi trồng răng là gì ra sao?… Trong bài viết này trung tâm nha khoa Parkway sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề quy trình các bước nhé!
Trồng răng là gì?
Trồng răng là phương pháp nha khoa thay thế răng thật đã mất hoặc bị tổn thương không thể khắc phục được. Quá trình trồng răng luôn khác nhau giữa từng phương pháp, cũng như 1 số yếu tố liên quan tới chất lượng dịch vụ nha khoa.
Việc mất răng gây ra những khó khăn trong cuộc sống và quá trình ăn uống. Vì vậy răng giả giúp bạn lấp đầy vị trí răng bị mất, khôi phục khả năng nhai và tự tin hơn khi giao tiếp. (1)
Phương pháp trồng răng nào tốt nhất hiện nay?
Dưới đây là danh sách tất cả các phương pháp và quy trình trồng răng loại nào tốt nhất hiện nay, được Parkway cập nhật mới liên tục. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từng kỹ thuật, cũng như quy trình thao tác để bạn hiểu rõ hơn khi lựa chọn 1 dịch vụ phù hợp nhé!
1. Kỹ thuật trồng răng Implant

Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng mới sử dụng chân răng nhân tạo Implant thay thế chân răng đã mất. Đây được xem là giải pháp làm răng tối ưu và hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này giúp cải thiện tính thẩm mỹ, khôi phục chức năng nhai và không gây ra tiêu xương hàm. (2)
- Ưu điểm
- Sử dụng công nghệ hiện đại với tỷ lệ thành công cao
- Giúp khắc phục tình trạng tiêu xương hàm mà các phương pháp làm răng còn lại không thể làm được
- Tuổi thọ răng cao lên đến 20 năm và có thể là trọn đời
- Vệ sinh răng miệng đơn giản, dễ dàng
- Răng giả Implant có tính thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác thoải mái và tự nhiên như răng thật
- Phương pháp này không làm ảnh hưởng, tổn hại đến các răng bên cạnh
- Tiết kiệm chi phí. Vì thời gian sử dụng dài nên tính trung bình thì sẽ tiết kiệm hơn những phương pháp khác.
- Nhược điểm
- Đòi hỏi về kỹ thuật cao
- Thời gian điều trị kéo dài, khách hàng cần phải đến gặp bác sĩ nhiều lần hơn
- Chi phí cấy ghép Implant cao hơn nhiều so với những phương pháp pháp khác
- Quy trình
- Quy trình cấy ghép Implant bao gồm những bước sau:
- Bước 1: Khám tổng quan và đưa ra pháp đồ điều trị
- Bước 2: Thực hiện các bước tiền phẫu thuật
- Bước 3: Thực hiện phẫu thuật cấy ghép Implant
- Bước 4: Tiến hành đặt Abutment lên trụ Implant
- Bước 5: Phục hình răng sứ và kết thúc điều trị
- Khi nào nên chọn trồng răng Implant?
- Trồng răng Implant được đánh giá là phương pháp tối ưu và hiệu quả để làm răng 1 cái hoặc nhiều cái. Nếu bạn sĩ đánh giá bạn phù hợp với phương pháp này thì đây là lựa chọn tốt nhất.
2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là cách phụ hình răng đã mất ở vị trí xen kẽ với 2 răng thật. 2 răng thật này sẽ được mài để làm trụ sau đó gắn lên 1 cầu răng sứ gồm 3 mã não. Phần sứ ở giữa sẽ thay thế cho vị trí chiếc răng đã mất. (3)
- Ưu điểm
- Cầu răng sứ mang lại khả năng nhai khá giống răng thật
- Vệ sinh răng miệng đơn giản
- Thời gian thực hiện cầu răng sứ ngắn chỉ từ 2-3 tuần
- Chi phí thực hiện cầu răng sứ thấp hơn so với cấy ghép Implant nhưng sẽ cao hơn răng giả tháo lắp.
- Nhược điểm
- Những răng bên cạnh sẽ bị mài để làm trụ đỡ cho cầu răng sứ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến răng thật.
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm
- Phần dưới cầu răng cần phải được làm sạch thường xuyên. Nếu không làm sạch thì sẽ còn thức ăn sót lại gây ra các bệnh lý về răng miệng.
- Nếu sau này bạn có mong muốn chuyển sang cấy ghép Implant thì 2 răng đã mài để làm trụ cần phải thực hiện bọc sứ riêng lẻ.
- Quy trình
- Bước 1: Đến nha khoa thăm khám và tư vấn
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng và tiến hành gây tê
- Bước 3: Mài cùi răng và lấy dấu răng
- Bước 4: Tạo cầu răng sứ
- Bước 5: Lắp cầu răng sứ và kết thúc điều trị
- Khi nào thì nên thực hiện cầu răng sứ?
- Cầu răng sứ thực hiện với những bệnh nhân muốn hồi phục nhanh hoặc không muốn thực hiện làm phẫu thuật. Một số trường hợp được chỉ định không thực hiện cấy ghép Implant như viêm nha chu, bệnh lý toàn thân,..
- Đặc biệt, để thực hiện cầu răng sứ thì vị trí răng bị mất phải nằm xen kẽ giữa 2 răng thật. Hai răng thật cũng cần đảm bảo khỏe mạnh và có thể thực hiện mài để làm trụ đỡ cho cầu răng sứ.
3. Phương pháp trồng răng giả tháo lắp toàn phần
Răng giả tháo lắp toàn phần (răng giả tháo lắp toàn hàm) được áp dụng với những trường hợp mất nguyên 1 hàm răng. Hàm giả sẽ tựa toàn bộ lên nướu và được lực dán (keo dán) hoặc lực hút (lực bề mặt). Hàm giả chủ yếu được làm bằng nhựa acrylic có thể thêm lưới hàm kim loại cố định.
- Ưu điểm
- Phục hồi thẩm mỹ, giúp người mất răng có thể tự tin lại với hàm răng mới
- Cải thiện được khả năng nhai trong quá trình ăn uống và giao tiếp hàng ngày
- Năng đỡ được các mô mềm như má, môi,…cải thiện thẩm mỹ của khuôn mặt khi bị tiêu xương hàm
- Có chi phí tiết kiệm mà nhiều đối tượng có thể đáp ứng được
- Sau 1 thời gian có thể đệm thêm hàm khi xương hàm bị tiêu.
- Nhược điểm
- Gây khó chịu cho bệnh nhân và cần 1 thời gian nhất định để có thể thích nghi
- Cảm giác không được vững chắc nhất là trong quá trình ăn uống và nói chuyện nên cũng ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm nên sau một thời gian cần phải đệm thêm hàm.
- Có thể bị đau, loét nướu. Đặc biệt là với những người mới đeo hàm giả.
- Vệ sinh răng giả gặp nhiều khó khăn. Bạn cần phải tháo răng giả ra hàng ngày để đảm bảo răng được làm sạch.
- Quy trình
- Bước 1: Đến nha khoa để khám tổng quan
- Bước 2: Tiến hành do khung hàm, lấy dấu hàm, kích thước vị trí răng bị mất để tạo mẫu hàm giả
- Bước 3: Vệ sinh khoang miệng và hàm
- Bước 4: Lắp hàm giả
- Những trường hợp sử dụng răng giả tháo lắp toàn phần?
- Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân không có khả năng tài chính để thực hiện cấy ghép Implant. Hoặc những người không thể hoặc không muốn thực hiện phương pháp trồng răng Implant.
4. Quá trình làm răng giả tháo lắp bán phần
Răng giả tháo lắp bán phần là phương pháp thay thế 1 hoặc nhiều răng bị mất liên tục hoặc xen kẽ. Hàm giả bán hàm được làm chủ yếu từ nhựa acrylic, và có thêm khung kim loại bằng Cr-Co hoặc Titan. Hàm giả được giữ cố định nhờ vào móc kim loại ôm lên các răng thật.
- Ưu điểm
- Hàm giả có chi phí tương đối rẻ.
- Thay thế vị trí răng bị mất và cải thiện tính thẩm mỹ, dễ điều chỉnh giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
- Khôi phục khả năng nhai ở mức trung bình. Tùy vào chất liệu hàm mà khả năng nhai cũng có sự khác biệt.
- Phương pháp này có thể thêm răng giả nếu như trong tương lai gần có thêm răng bị mất.
- Nhược điểm
- Cần thời gian nhất định để phù hợp với hàm mới và cảm thấy thoải mái
- Hằng ngày cần phải tháo ra để làm vệ sinh
- Cần phải thực hiện thay thế và chỉnh sửa định kỳ để phù hợp khi bị tiêu xương hàm
- Dễ gãy vỡ hoặc bị mất vì thường xuyên phải tháo lắp ra
- Gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, có thể là nói lắp. Nhất là với những trường hợp hàm bị lỏng.
- Quy trình thực hiện
- Bước 1: Nha sĩ thực hiện khám tổng quan
- Bước 2: Lấy dấu hàm
- Bước 3: Vệ sinh khoang miệng
- Bước 4: Thực hiện lắp hàm giả và kết thúc điều trị
- Khi nào thì nên thực hiện răng giả tháo lắp bán phần?
- Đây có thể là lựa chọn tốt cho những ai chưa có khả năng cấy ghép Implant. Hoặc nếu bạn không có điều kiện thực hiện cầu răng sứ hoặc 2 răng thật không đủ điều kiện để làm cầu răng sứ.
5. Cầu răng trên Implant
Cầu răng trên Implant cũng được thực hiện nguyên tắc tương tự câu răng sứ. Điểm khác biệt là thay vì dùng răng thật sẽ dùng Implant làm trụ nâng đỡ cho cầu răng. Răng Implant được cắm vào vị trí những răng bị mất và khoảng cách răng mất được thu hẹp. Vì vậy, phương pháp trồng răng này phục hồi được nhiều răng hoặc cả hàm với số lượng Implant ít hơn.
- Ưu điểm
- Mang lại tính thẩm mỹ cao và tương tự răng thật.
- Khôi phục được khả năng ăn uống và giao tiếp như bình thường.
- Vệ sinh răng miệng tương đối dễ dàng
- So với trồng răng Implant đơn lẻ, phương pháp này sẽ tiết kiệm hơn
- Tuổi thọ răng tương đối lâu
- Nhược điểm
- Chỉ áp dụng được khi bị mất từ 3 răng liên tục trở lên gần cạnh nhau
- Nếu thực hiện cả hàm thì chi phí tương đối cao khi cần 8 Implant cho hàm 14 răng
- Thời gian thực hiện mất khá nhiều thời gian, lịch hẹn gặp bác sĩ
- Cần thực hiện nhiều lần phẫu thuật để lắp đủ số trụ Implant
- Xương hàm cần đáp ứng đủ chất lượng, thể tích. Vậy nên thường cần thực hiện thêm nâng xoang, ghép xương,…
- Quy trình
- Bước 1: Đến cơ sở y tế để khám tổng quát và tư vấn thêm
- Bước 2: Thực hiện các bước tiền phẫu thuật
- Bước 3: Lấy dấu răng, tạo cầu răng sứ
- Bước 4: Cấy ghép Implant
- Bước 5: Đặt cầu răng sứ
- Khi nào bạn nên chọn cầu răng trên Implant?
- Cầu răng trên Implant là phương pháp trồng răng phù hợp những trường hợp mất răng cả hàm để phục hồi lại một hàm răng chắc khỏe, ổn định như răng tự nhiên.
6. Quy trình trồng răng Implant All-on-4
Implant All on 4 là phương pháp trồng răng tốt nhất sử dụng 4 trụ Implant cho 1 hàm 12 răng nhờ hỗ trợ của Multi-unit Abutment. Trong đó, 2 Implant được đặt thẳng tại vị trí răng số 2 và 2 Implant được đặt nghiêng từ 30-45 độ tại vị trí răng số 5. (4)
Phương pháp này được áp dụng với trường hợp ở hàm dưới, còn với hàm trên thì thường hạn chế và nên đặt tù 6 Implant.
- Ưu điểm
- Chi phí phải chăng do giảm được số lượng Implant cần để nâng đỡ cả hàm.
- Răng giả cả hàm khi làm răng Implant All-on 4 sẽ vững chắc hơn khi so với răng giả tháo lắp
- Khả năng nhai tốt, có thể ăn được những thức ăn dai, cứng
- Vệ sinh không quá khó khăn.
- Nhược điểm
- Với phương pháp này, mỗi hàm được chỉ định chỉ đạt đến 12 răng thay vì 14 răng
- Phù hợp với những trường hợp có lực nhai trung bình và nhẹ. Nếu lực nhai mạnh nên áp dụng từ 6 Implant/hàm/
- So với răng giả tháo lắp hay cầu răng sứ thì phương pháp này có chi phí cao hơn
- Độ bền phụ thuộc nhiều vào tay nghề và trình độ chuyên môn của nha sĩ. Vì số lượng Implant khá ít.
- Quy trình
- Bước 1: Khám tổng quát
- Bước 2: Đặt trụ Implant
- Bước 3: Tái khám và gắn hàm tạm thời
- Bước 4: Tái khám cắt chỉ.
- Bước 5: Tái khám, kiểm tra hồi phục
- Bước 6: Tái khám và lấy dấu Implant để làm phục hình
- Bước 7: Kiểm tra độ chính xác dấu Implant
- Bước 8: Tiến hành thử trước khung sườn Titanium CAD/CAM
- Bước 9: Gắn hàm
- Khi nào thì nên chọn trồng răng Implant All-on-4?
- Trồng răng Implant All-on-4 dành cho những ai mất răng cả hàm hoặc đang đeo hàm giả tháo lắp, chuẩn bị nhổ hết những răng còn lại. Đây cũng là lựa chọn phù hợp với những trường hợp không thể đáp ứng được việc đặt được số Implant đúng số lượng như tiêu xương hàm,…
7. Cầu răng dán
Cầu dán răng chủ yếu được dùng cho 1 răng phía trước và các răng trụ bên cạnh phải khỏe mạnh. Phương pháp này gồm 2 cánh răng giả để dán cố định lên mặt trong của 2 răng nằm bên cạnh vị trí răng bị mất.
- Ưu điểm
- Giá tiết kiệm hơn so với phương pháp cầu răng sứ truyền thống
- Phục hồi được thẩm mỹ răng trước, khả năng nhai và giao tiếp hàng ngày
- Không cần mài 2 răng trụ bên cạnh như cầu răng sứ
- Nhược điểm
- Răng giả không cứng cáp, vững chắc để chịu được lực nhai lớn. Nên trong tương lai, cầu răng dán cần được thay thế
Chống chỉ định không áp dụng được với những trường hợp các khớp cắn chéo và khớp cắn sâu.
- Răng giả không cứng cáp, vững chắc để chịu được lực nhai lớn. Nên trong tương lai, cầu răng dán cần được thay thế
- Quy trình
- Bước 1: Khám tổng quát
- Bước 2: Đo khoảng răng bị mất, làm cầu dán răng
- Bước 3: Vệ sinh răng miệng
- Bước 4: Gắn cầu răng dán
- Trường hợp áp dụng cầu răng sứ
- Phương pháp này là lựa chọn tốt nếu bạn sử dụng trong một thời gian ngắn tạm thời. Hoặc bạn mong muốn lựa chọn một phương pháp trồng răng giả ít tốn kém.
8. Hàm khung liên kết
Hàm khung liên kết thích hợp với những trường hợp mất nhiều răng. Phương pháp Attachment được gắn trên những răng thật. Vì vậy các răng thật bị hàm giả phân bổ lực một phần lớn và giúp người dùng hàm khung liên kết có cảm giác nhai tốt hơn.
- Ưu điểm
- Giá thành của khung hàm liên kết tương đối thấp
- Giúp người mất răng phục hồi lại khả năng nhai
- Vững chắc và ổn định hơn so với các loại hàm giả tháo lắp bán phần thông thường, nhất là đối với những răng nằm phía trong.
- Nhược điểm
- Nếu thực hiện lâu dài phương pháp này có thể ảnh hưởng đến răng trụ
- So với hàm giả tháo lắp bán phần, khung hàm liên kết yêu cầu kỹ thuật và chi phí cao hơn
- Cần phải thực hiện kiểm tra, gia cố để đảm bảo khung hàm được ổn định.
- Quy trình
- Bước 1: Tiến hành khám tổng quan
- Bước 2: Do khung hàm để tạo mẫu hàm khung liên kết
- Bước 3: Vệ sinh khoang miệng và hàm
- Bước 4: Lắp khung hàm liên kết
- Chọn khung hàm liên kết khi nào?
- Người bệnh mất răng bán phần muốn làm răng hàm giả ổn định, vững chắc hơn hàm giả tháo lắp bán phần. Hoặc là lựa chọn thay thế cho những trường hợp chưa thể làm Implant hoặc không thể hay không muốn làm cầu răng.
Với 8 phương pháp trồng răng mới an toàn và chất lượng phía trên trồng răng nào tốt nhất thì trồng răng Implant được xem là phương pháp hiện đại và tối ưu nhất. Nhưng nên trồng răng loại nào còn phù thuộc vào nhiều yếu tố khác bạn nên cân nhắc thêm.
Nên trồng răng ở đâu uy tín hiện nay và vì sao nên chọn nha Khoa Parkway?
Hiện nay có nhiều cơ sở thực hiện trồng răng giả. Nhưng bạn cần cân nhắc nên trồng răng ở đâu để đạt được hiệu quả mong muốn. Sau đây là một số tiêu chí để bạn lựa chọn được nha khoa uy tín:
- Có nhiều bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm thực hiện trồng răng.
- Trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất hiện đại, vô trùng.
- Nguồn gốc của nguyên vật liệu rõ ràng. Khi đảm bảo vật liệu rõ ràng sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe, hàm răng giả vững chắc, thời gian sử dụng lâu dài hơn,..
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá một phòng khám. Dịch vụ tốt sẽ đem đến những trải nghiệm dịch vụ nha khoa tiện lợi và an toàn cho khách hàng trong quá trình trồng răng.
Với những tiêu chí trên, nha khoa Parkway là một trong những địa chỉ nha khoa trồng răng uy tín bạn không nên bỏ qua. Với dịch vụ ở đây chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng khi đã có nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Một số câu hỏi thường gặp khi trồng răng tại Parkway?
1. Trồng răng có đau lắm không?
Trồng răng có gây ra cảm giác đau. Nhưng mức độ đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn của nha sĩ, phương pháp trồng răng bạn lựa chọn, tình trạng răng, trang thiết bị y tế,… Trong những phương pháp trồng răng hiện nay, cấy ghép Implant được xem là phương pháp ít đau và hiệu quả nhất so với các phương pháp còn lại.
2. Trồng răng có được bảo hiểm y tế không?
Trồng răng không được bảo hiểm y tế. Vì thẻ bảo hiểm y tế chỉ áp dụng cho những trường hợp đau ốm, bệnh tật và chăm sóc sức khỏe tại cơ sở khám chữa bệnh theo danh sách được quy định. Còn làm răng là dịch vụ thẩm mỹ theo yêu cầu.
3. Trồng răng có niềng được không?
Trồng răng có niềng được không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bạn nên đến nha khoa để được thăm khám thêm. Một số trường hợp đã làm răng giả không thể niềng được được như răng sứ cả hàm, cầu răng sứ,..Một số trường hợp có thể niềng như mão răng sứ đơn lẻ…
Với những chia sẻ trên, nha khoa Parkway hy vọng đã mang lại cho bạn những kiến thức liên quan đến các phương pháp trồng răng nào tốt nhất hiện nay. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!