Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bị mẻ răng hàm có sao không? Răng hàm bị mẻ phải làm sao?

Nhiều khách hàng rơi vào trạng thái hoang mang khi bị mẻ răng hàm và không biết phải xử lý như thế nào. Trên thực tế đây không phải là tình trạng nguy hiểm. Bài viết dưới đây của nha khoa Parkway sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về mẻ răng hàm. 

Nguyên nhân bị mẻ răng hàm là gì?

Mẻ răng hàm có rất nhiều nguyên nhân. Đối với răng hàm trên và răng hàm dưới lại có các nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các tình trạng mẻ răng đều xuất phát từ nguyên nhân tác động lực quá mạnh khiến mô răng bị vỡ hoặc thay đổi cấu trúc răng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Do va đập với các tác nhân vật lý bên ngoài khiến răng bị mẻ hoặc vỡ. Các răng bị mẻ sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức hoặc ê buốt khó chịu, đặc biệt là khi thực hiện chức năng ăn nhai hoặc khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Do sử dụng răng để cắn các vật cứng trong quá trình ăn uống, điển hình là thói quen cắn bút hoặc dùng răng mở nắp lon bia. 
  • Do răng thiếu các khoáng chất bổ sung như canxi và flour. Khi đó răng thiếu khỏe mạnh và dễ bị mẻ vỡ khi có va chạm nhẹ. 
  • Do sâu răng và các bệnh lý khác về răng miệng. 
Răng hàm bị mẻ một bên răng
  • Do thói quen nghiến răng khiến răng hàm bị vỡ mẻ. Khi nghiến răng, hai hàm răng sẽ siết chặt vào nhau và tạo nên lực tác động tương đối lớn. Lâu dần sẽ khiến men răng bị bào mòn và làm răng trở nên yếu hơn. 
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây mẻ răng hàm như thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước có ga hay thực phẩm có tính axit cao như cam, bưởi… Các loại thực phẩm này rất dễ làm mòn men răng và gây mẻ răng. 

Bị mẻ răng hàm có sao không?

Mặc dù mẻ răng hàm là tình trạng răng miệng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng kéo theo đó lại là rất nhiều hậu quả. 

Vị trí bị mẻ ở răng hàm nên không gây ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ. Tuy nhiên không được chữa trị kịp thời, thức ăn sẽ bị mắc tại vị trí mẻ và rất khó vệ sinh. Nếu không giải quyết sớm, người bệnh phải đối mặt với tình trạng sâu răng và viêm tủy răng

Nếu tình trạng mẻ răng tương đối nặng thì ngà răng và tủy răng có thể bị lộ gây nên hiện tượng ê buốt răng khi nhaiê buốt răng khi uống nước đá. Ngoài ra, mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, người bệnh cũng gặp phải những cơn đau tại vị trí răng bị mẻ. 

Ngoài ra mẻ răng còn tạo ra các gờ sắc nhọn có thể làm chảy máu lưỡi, tổn thương vùng má trong hoặc gây viêm loét miệng. 

Không chỉ vậy, vì răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai nên nếu bị mẻ răng hàm, khả năng nghiền nhỏ thức ăn sẽ bị suy giảm. Từ đó gây nên các bệnh về đường tiêu hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn. 

Mẻ răng hàm còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, đặc biệt là các âm gió. Với những bạn bị mẻ răng hàm sẽ gặp đôi chút khó khăn khi học ngoại ngữ. 

cô gái ôm mặt vì răng hàm bị đau

Không chỉ mẻ răng hàm mà răng nào trong hàm bị mẻ đều mang lại những hậu quả không tốt đẹp

Mẻ răng hàm phải làm sao?

Hàm trám răng 

Bị mẻ răng phải làm sao? Phương pháp phổ biến nhất thường dùng để khắc phục mẻ răng hàm là hàn trám răng thẩm mỹ. Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu chất trám răng chuẩn nha khoa để tạo hình vào vị trí mẻ răng hàm. Sau khi trám răng, mô răng sẽ được bảo vệ không bị tấn công bởi vi khuẩn. 

Chiếc răng bị sâu đang được hàn trám

Bọc sứ cho răng

Bọc sứ là sử dụng mão sứ thẩm mỹ bao bọc lớp ngoài của răng giúp hạn chế các khuyết điểm trên răng. Phương pháp này đòi hỏi các bác sĩ phải mài đi phần cùi răng để tạo lớp tiếp xúc cho răng thật và mặt sứ. Ưu điểm của phương pháp này là cho tính thẩm mỹ nhanh chóng. Tuy nhiên bọc sứ lại tốn một khoản chi phí khá lớn.

bọc răng sứ cho răng

Nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất

Hàn trám răng và bọc sứ là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất để khắc phục tình trạng mẻ răng hàm. Tuy nhiên để đánh giá mức độ mẻ răng và đưa ra  phương pháp điều trị tối ưu nhất, cần có sự chỉ định của các bác sĩ. Lý do là bởi để đưa ra giải pháp cho khách hàng, cần quan tâm đến sức khỏe răng, nguyên nhân khiến răng bị mẻ 

và mức độ tổn thương răng,… Bạn nên tới trực tiếp nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Tuyệt đối không nghe theo lời khuyên thiếu căn cứ khoa học trên các hội nhóm hoặc các mẹo truyền miệng. 

Nếu tình trạng mẻ răng hàm của bạn ở mức nhỏ, trám răng có thể là phương pháp hiệu quả nhất để tái tạo phần răng đã mất và bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn gây hại. Phương pháp này vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ vừa cải thiện được khả năng ăn nhai. 

Ngược lại, trong trường hợp răng bị mẻ tương đối lớn hoặc đã làm tổn thương tủy răng, các bác sĩ thường đưa ra phương pháp bọc sứ để mang lại hiệu quả phục hồi tối ưu nhất cho khách hàng. 

bác sĩ khám răng cho cô gái

Cách chăm sóc răng bị mẻ tại nhà

Nếu điều kiện của bạn chưa cho phép để gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc răng bị mẻ tại nhà dưới đây. Lưu ý đây chỉ là những biện pháp tạm thời, bạn nên tới nha khoa càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng tới các chức năng khác của răng. 

Ăn thức ăn mềm, không nên ăn đồ cứng dai

Khi răng hàm bị mẻ, răng trở nên yếu hơn rất nhiều. Do đó bạn nên sử dụng những loại đồ ăn mềm và tránh xa những thức ăn quá dai hoặc quá cứng. Điều này giúp làm giảm áp lực lên răng. Bạn nên duy trì thói quen ăn uống này cho tới khi có sự can thiệp y tế.

cô gái đang thưởng thức chiếc bánh mì

Lựa chọn thức ăn mềm để không làm răng bị tổn thương khi nhai

Hạn chế ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

Răng bị vỡ hoặc bị mẻ sẽ trở nên nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt là các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Chính vì vậy bạn nên tránh xa những loại đồ ăn này để tình trạng đau buốt răng không trở nên trầm trọng. 

cô gái nhăn mặt vì ăn kem lạnh tê răng

Uống thuốc giảm đau răng khi cần thiết

Nếu mẻ răng hàm gây cho bạn những cơn đau buốt vượt quá giới hạn chịu đựng, đặc biệt là vào ban đêm, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm cơn đau tại nhà. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh tình trạng bị nhờn thuốc. 

cô gái đang uống thuốc

Súc miệng bằng nước muối thường xuyên

Súc miệng bằng nước muối thường xuyên có thể giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm nướu và tủy răng. 

cô gái súc miệng bằng nước muối

Nhai bằng bên hàm không có chiếc răng bị mẻ, vỡ

Bạn nên tránh ăn nhai vào vị trí răng bị mẻ hoặc bị vỡ để không làm răng bị tổn thương thêm. Sau đó hãy tới cơ sở y tế về răng miệng càng sớm càng tốt để tình trạng này không kéo dài. 

Điều trị mẻ răng hàm ở đâu? 

Nha khoa Parkway hiện đang là chuỗi cơ sở nha khoa uy tín trên thị trường. Mặc dù là cái tên mới nhưng Nha khoa Parkway đã điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân gặp vấn đề về răng miệng. Ngoài điểm mạnh về cơ sở vật chất đạt chuẩn 5 sao, đội ngũ y bác sĩ tại nha khoa cũng đáp ứng yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và tay nghề. 

Dịch vụ chính tại Nha khoa Parkway hiện nay là niềng răng. Tuy nhiên Nha khoa Parkway còn cung cấp các dịch vụ nha khoa khác, trong đó có điều trị mẻ răng hàm. Hãy đến với Nha khoa Parkway tại các cơ sở Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP.HCM để được thăm khám và điều trị tốt nhất. 

Như vậy bài viết đã đem lại những thông tin cơ bản nhất về điều trị tình trạng mẻ răng. Chúc bạn luôn có sức khỏe răng miệng khỏe mạnh. 

Nha khoa Parkway - Nơi chăm sóc răng miệng uy tín cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết