Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bị mẻ răng có sao không? Răng bị mẻ phải làm sao?

Mẻ răng không phải là tình trạng hiếm gặp cũng như không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết khi bị mẻ răng phải làm sao. Bài viết hôm nay của Parkway sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Răng bị mẻ là gì?

Theo nghiên cứu khoa học, răng được bao phủ bởi lớp men răng rất chắc chắn. Tuy nhiên lớp men răng này lại rất dễ bị tổn thương bởi các lực tác động từ bên ngoài. Một trong các tổn thương là mẻ răng.

Răng bị mẻ là hiện tượng men răng bị ảnh hưởng tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau do các va đập khiến thay đổi cấu trúc răng và làm răng bị vỡ một phần. Thường các điểm mẻ thường xảy ra ở phần cạnh răng hoặc đỉnh răng làm cho phần răng trở nên sắc nhọn hơn. Khi răng bị mẻ, các mô mềm cũng có khả năng bị tổn thương.

Bên cạnh đó, khi răng bị mẻ, chức năng ăn nhai của răng cũng bị ảnh hưởng khiến người bệnh dễ gặp các vấn đề nguy hiểm về răng.

Ảnh răng cửa hàm trên bị mẻ

Những nguyên nhân khiến răng bị mẻ

Răng bị mẻ thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo thống kê, các nguyên nhân khiến răng bị mẻ thường gặp nhất là:

  • Do chấn thương và các va đập bên ngoài khiến răng bị gãy hoặc bị vỡ một phần. Đi kèm với hiện trạng này là các cơn ê buốt răng khi nhai rất khó chịu.
  • Do sử dụng răng để cắn các vật thể cứng như nắp chai, đá hoặc kẹo cứng. Đặc biệt một số bạn có thói quen dùng răng để mở nắp bia khiến răng dễ bị mẻ hơn.
  • Do răng bị thiếu canxi, thiếu flour hoặc các khoáng chất khiến sức khỏe răng bị suy giảm và dễ bị vỡ mẻ hơn khi ăn nhai.
  • Do sâu răng hoặc các bệnh lý về răng cũng khiến răng bị đau buốt khó chịu và mẻ răng.
  • Do tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều chất ngọt hoặc đồ ăn chứa nhiều axit như bưởi, chanh, cam, đồ uống có ga, đồ uống có cồn… Tất cả những loại thực phẩm này có thể khiến răng phải đối mặt với nguy cơ bị hỏng men răng và dễ bị mẻ.
  • Do thói quen nghiến răng, đặc biệt là nghiến răng khi ngủ. Nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng siết chặt vào nhau, đôi lúc có thể phát ra âm thanh khó chịu. Thói quen nghiến răng có thể khiến răng bị yếu hơn bình thường và tình trạng hỏng men răng cũng diễn ra nhanh hơn.
Ảnh răng cửa hàm trên bị mẻ và ố vàng

Răng dễ bị mẻ

Ngoài các tác động trực tiếp từ bên ngoài, răng dễ bị mẻ hơn nếu bị sâu răng. Đây là hậu quả từ việc sử dụng nhiều thực phẩm không lành mạnh như đồ ngọt, đồ cay hoặc rượu, cafe,… làm tăng axit và mòn men răng. Với những người mắc chứng trào ngược dạ dày và ợ nóng, axit từ dạ dày thường xuyên trào lên miệng, gây ảnh hưởng tới men răng.

Thêm vào đó, tuổi tác càng cao thì men răng càng yếu. Thông thường, những người trên 50 tuổi có nguy cơ bị mẻ răng cao hơn hẳn so với những người ở độ tuổi thấp hơn. Một số người bị thiếu canxi làm răng yếu hơn và có thể gặp tình trạng răng tự nhiên bị mẻ. Viêm tủy răng cũng nằm trong số những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị mẻ dần.

Các trường hợp răng bị mẻ thường gặp

Trường hợp bị mẻ răng phổ biến nhất là mẻ răng cửa hoặc bị vỡ một mảng nhỏ. Lúc này tình trạng mẻ răng chưa nghiêm trọng và chưa ảnh hưởng đến ngà răng hoặc tủy răng và rất dễ phục hồi về mặt thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, tình trạng thường gặp hơn là mẻ răng hàm. Răng hàm giữ chức năng nghiền nát thức ăn. Vì vậy nếu bị mẻ tại vị trí răng này, chức năng ăn nhai của người bệnh có thể bị ảnh hưởng

Ngoài ra, trường hợp thường gặp khác là mẻ chân răng. Tình trạng này sẽ gây nguy hiểm bởi có thể làm gãy răng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Chiếc răng hàm trên bị mẻ

Bị mẻ răng có sao không?

Cấu tạo của răng khỏe mạnh gồm 3 lớp bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Bao phủ ở ngoài cùng là men răng bao bọc cho các mô nhạy cảm ở phía trong.

Khi răng bị mẻ hoặc bị vỡ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng và khả năng bảo vệ của men răng. Cụ thể, khi men răng bị mài mòn, ngà răng và tủy răng có thể bị lộ ra bên ngoài khiến người bệnh dễ gặp các vấn đề ê buốt hoặc đau nhức răng khi ăn hay khi tiếp xúc với các loại đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.

Khi men răng bị hỏng kéo theo vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh răng miệng sẽ có điều kiện thuận lợi tấn công vào các mô răng và tủy răng bên trong. Điều này làm gia tăng các nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng hay viêm tủy hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Khi đó, bắt buộc người bệnh phải can thiệp bằng nha khoa để tránh tình trạng mất răng.

Ngoài ra, khi răng bị mẻ đồng nghĩa với việc bề mặt răng đã trở nên sắc nhọn và dễ gây ra các tổn thương khác cho các cấu trúc mềm trong khoang miệng như má, lưỡi. Các tổn thương này có thể tùy mức độ như hằn vết thương hoặc chảy máu, đau rát.

Chính vì vậy, răng bị mẻ không chỉ gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn gây đau nhức và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của bệnh nhân. Do đó cần tìm ra giải pháp hiệu quả giúp phục hồi chức năng răng.

Ảnh minh họa cô gái bị đau do răng mẻ

Răng bị mẻ phải làm sao?

Cách chữa răng bị mẻ tại nhà

Khi nhận thấy dấu hiệu của răng bị mẻ, bạn cần làm theo các cách sau để chữa trị bước đầu tại nhà.

Khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài

Bước đầu tiên, bạn cần đẩy mảnh vỡ ra khỏi khoang miệng càng sớm càng tốt để không nuốt phải mảnh vỡ. Nếu bạn bị mẻ răng trong quá trình nhai thức ăn, hãy nhổ cả miếng thức ăn đang nhai ra ngoài. Nếu tiếp tục nhai mảnh răng vỡ có thể làm tổn thương nướu răng. Trong trường hợp bạn tiếp tục nuốt miếng thức ăn đang nhai, mảnh vỡ sắc nhọn có thể đi xuống các cơ quan tiêu hóa.

Không chạm vào gờ răng bị mẻ

Không tự ý dùng tay hoặc lưỡi kiểm tra phần răng bị mẻ, đặc biệt là gờ răng. Khi bị mẻ răng, gờ răng sẽ trở nên sắc nhọn. Nếu bạn dùng lưỡi để chạm vào phần gờ răng có thể bị chảy máu lưỡi. Thay vào đó, bạn nên đặt một cục bông gòn vào phần răng bị mất và căn chặt để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng răng.

Giữ lại các mảnh răng vỡ

Nếu có thể hãy giữ lại các mảnh răng bị vỡ. Điều này có thể giúp các bác sĩ hàn răng thuận tiện hơn. Hãy bảo quản các mảnh vỡ trong hộp kín và vệ sinh nhất. Bạn có thể thêm một ít nước bọt hoặc một ít sữa vào hộp đựng mảnh vỡ. Bạn cần lưu ý không được tự gắn lại các mảnh vỡ để tránh làm nướu răng bị tổn thương nặng hơn.

Súc miệng

.Khi bị mẻ răng, ngà răng và tủy răng có thể bị lộ ra ngoài dẫn đến các vi khuẩn có thể xâm nhập gây tổn thương và nhiễm trùng răng. Do đó bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để làm sạch gờ răng, tránh các tổn thương nghiêm trọng. Sau khi đã làm sạch, bạn nên cắn lại bằng một cục bông mới.

Ảnh minh họa ngậm nước muối

Hẹn gặp Bác sĩ

Sau khi đã sơ cứu phần răng bị mẻ, bạn cần tới các cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt để được can thiệp y tế và giảm nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng.

Nha sĩ dùng gương và dụng cụ để kiểm tra răng miệng cho khách hàng

Che phủ gờ răng sắc nhọn

Nếu điều kiện chưa thể đến gặp bác sĩ, hãy sử dụng sáp nha khoa hoặc kẹo cao su không đường để che phủ các gờ răng sắc nhọn. Điều này giúp tạm thời không làm tổn thương các mô mềm bên trong khoang miệng. Sáp nha khoa hiện này được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc nên không khó để tìm mua.

Cẩn thận trong ăn uống

Khi bị mẻ răng, bạn cần cẩn trọng trong ăn uống hàng ngày để tránh làm tổn thương phần răng còn lại. Bạn nên sử dụng những thực phẩm mềm và hạn chế tối đa các loại đồ ăn cứng hoặc quá dai. Bên cạnh đó, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, hãy sử dụng các răng còn lành lặn để nhai thức ăn, tránh sử dụng răng bị mẻ.

Cách chữa răng bị mẻ tại nha khoa

Hàn trám răng

Nhiều bạn thắc mắc răng mẻ phải làm sao? Cách thông dụng nhất được áp dụng tại các nha khoa là hàn trám răng. Đây là phương pháp phục hình răng vừa giúp tiết kiệm được thời gian vừa tốn một khoản chi phí rất nhỏ nếu so sánh với các phương pháp khác. Tuy nhiên để có thể hàn trám răng, vết mẻ răng phải đáp ứng điều kiện diện tích nhỏ.

Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để đắp lên răng và tạo hình thân răng sao cho tự nhiên nhất. Việc trám răng có thể giúp bạn phục hồi chức năng ăn nhai trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.

Mặc dù đây là phương pháp nhanh nhất để phục hồi răng bị mẻ, tuy nhiên vết trám lại không giữ được lâu. Sau một khoảng thời gian sử dụng ngắn, miến trám có thể bị bong ra. Khi đó bạn phải thực hiện trám răng lại.

Dùng dụng cụ hàn y tế để trám răng mẻ

Dán sứ Veneer

Tương tự như hàn trám răng, dán sứ Veneer là giải pháp áp dụng cho các trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ hoặc bị răng bị mòn mặt nhai. Ưu điểm của phương pháp này là không phải mài răng và không gây ê buốt. Chính vì vậy đây là phương pháp được nhiều người ưa chuộng. Nếu tình trạng mẻ răng của bạn không quá nặng, bạn có thể lựa chọn phương pháp dán sứ để tối ưu hiệu quả thẩm mỹ.

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chi phí thực hiện dán sứ Veneer tương đối cao, thường rơi vào khoảng hơn 6 triệu cho 1 mặt sứ. Chính vì vậy nếu bạn không quá dư giả về tài chính, bạn nên lựa chọn phương pháp hàn trám răng.

Hình ảnh minh họa dán sứ cho răng

Bọc răng sứ

Phương pháp tiếp theo giải đáp cho câu hỏi Răng bị mẻ phải làm saobọc răng sứ. Bọc răng sứ có thể giúp cải thiện tình trạng sứt mẻ răng và mang lại một hàm răng trắng đều. Các bác sĩ sẽ sử dụng một mão sứ có hình dạng tương tự như răng thật. Sau khi đã mài cùi răng, mão sứ được bọc bên ngoài răng thật và cố định chắc chắn. Ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài, phương pháp này còn giúp cải thiện khả năng ăn nhai rất tốt.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khách hàng bắt buộc phải mài đi cùi răng. Nếu tay nghề bác sĩ không cao có thể để lại những biến chứng sau khi bọc răng sứ cực nghiêm trọng.

Hình ảnh minh họa bọc răng sứ

Cách phòng tránh răng bị mẻ

Để tránh bị mẻ răng, các bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Đánh răng đúng kỹ thuật: Chải răng theo đúng kỹ thuật nha khoa đều đặn 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Việc sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám còn sót lại ở kẽ răng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm ngọt: Thực phẩm ngọt và đồ ăn chứa nhiều đường không hề tốt cho men răng. Vì vậy bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao: Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa axit cao để tránh bị làm mòn men răng.
  • Loại bỏ thói quen dùng răng để mở nắp bia, xé bao bì thực phẩm hoặc cắn vào đầu bút bi.

Những cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách tránh bị mẻ

Chăm sóc răng tại nhà

Trước khi đi phục hồi răng mẻ, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chăm sóc sau:

  • Đặt kẹo cao su không đường hoặc sáp răng lên chỗ mẻ để bảo vệ lưỡi và nướu.
  • Uống thuốc giảm đau hoặc chườm đá lên má nếu bị đau hoặc kích ứng
  • Tránh dùng răng bị mẻ để nhai
  • Sử dụng chỉ nha khoa lấy hết thức ăn thừa trong răng

Sau khi điều trị, bạn vẫn cần chăm sóc để giữ cho hàm răng luôn đều và đẹp, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài:

  • Đánh răng 2 lần/ ngày
  • Sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng để làm sạch khoang miệng
  • Tránh sử dụng đồ ăn cứng, các chất kích thích ảnh hưởng đến men răng
  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều chất ngọt và đồ cay nóng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi
  • Đeo dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao hoặc khi ngủ nếu có tật nghiến răng
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

Điều trị mẻ răng cửa mất bao lâu?

Thời gian điều trị mẻ răng cửa nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng mẻ răng. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị được lựa chọn. 

Mài răng hay trám răng là hai phương pháp có thời gian thực hiện ngắn nhất, chỉ rơi vào khoảng 15-20 phút thực hiện. Ngoài ra, nếu bác sĩ có tay nghề cao thì thời gian thực hiện càng được rút ngắn. 

Nếu khách hàng lựa chọn phương pháp bọc sứ, thời gian thực hiện có thể mất từ 2 đến 4 ngày và bệnh nhân buộc phải tới nha khoa ít nhất 2 lần. 

Nếu tình trạng mẻ răng của bạn đã ảnh hưởng tới tủy hoặc gây chết tủy, lúc này thời gian thực hiện sẽ kéo dài hơn do cần điều trị tủy răng trước khi thực hiện phục hồi về mặt thẩm mỹ cho răng cửa bị mẻ. 

Điều trị mẻ răng ở đâu?

Bên cạnh câu hỏi mẻ răng phải làm sao, nhiều bạn còn băn khoăn phải điều trị mẻ răng ở cơ sở nha khoa nào chất lượng. Nha khoa Parkway là cái tên mà chúng tôi muốn đề cập đến. Parkway là chuỗi cơ sở nha khoa đạt tiêu chuẩn Singapore.

Mặc dù là cái tên còn khá mới trên thị trường nhưng nha khoa Parkway đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi nhờ dịch vụ nha khoa uy tín. Các bác sĩ tại đây đều có tay nghề cao và không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Đến với nha khoa Parkway, bạn sẽ được chăm sóc sức khỏe răng miệng trong môi trường đạt chuẩn 5 sao. Đội ngũ nha sĩ tại Parkway

Như vậy bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi mẻ răng phải làm sao. Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài có thể giúp bạn phục hồi được tình trạng mẻ răng. Để được chăm sóc tốt nhất, hãy liên hệ với Nha khoa Parkway để tận hưởng dịch vụ nha khoa đẳng cấp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Sài Gòn và Bình Dương.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết