Lợi ích lấy cao răng là gì? 5 Quy trình lấy cao răng đúng cách
Cao răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý răng miệng và khiến răng trở nên kém sắc. Không chỉ vậy, tồn đọng cao răng còn gây ra mùi hôi khó chịu. Do vậy, việc lấy cao răng định kỳ là vô cùng cần thiết. Vậy “lợi ích lấy cao răng hay cạo cao răng là gì?” “quy trình lấy cao răng như thế nào”, chăm sóc răng sau khi thực hiện các bước cạo cao răng là gì? Cùng Parkway tìm hiểu nhé!
Lấy cao răng là gì?
Lấy cao răng hay lấy cao răng là hoạt động loại bỏ cao răng ra khỏi răng và khoang miệng của chúng ta. Cao răng hay vôi răng là mảng bám tích tụ dưới chân răng và xung quanh bề mặt răng. Men răng dần cứng lại do tác dụng với các khoáng chất có trong nước bọt. Bạn có thể cảm nhận cao răng giống như một tấm màng mỏng bao bên ngoài răng. Cao răng có thể được nhận biết bằng mắt thường một cách dễ dàng vì chúng có màu ố vàng, đen hoặc nâu đỏ. Chúng xuất hiện nhiều ở thân răng và cổ răng.
Cao răng là môi trường thích hợp để hơn 500 loại vi khuẩn tấn sản sinh và phát triển. Từ đó gây hôi miệng trầm trọng và một số bệnh lý răng miệng nguy hại khác. Ngoài ra, cao răng gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng. Do đó, chúng ta cần cạo cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Cao răng có tác hại gì? Có nên cạo vôi răng hay không?
Cao răng gây ra rất nhiều tác hại cho răng miệng của chúng ta. Về mặt thẩm mỹ, cao răng khiến răng bị ố màu, xỉn đen. Bên cạnh đó, cao răng còn gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, làm ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt cho chúng ta. Nguy hiểm nhất là cao răng gây ra các bệnh lý nghiêm trọng cho răng miệng. Vì vậy mà quy trình lấy cao răng nha khoa là rất cần thiết.
Vì vây, cạo vôi răng là việc làm cần thiết. Bạn nên đi lấy cao răng và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để phát hiện sớm những bệnh về răng miệng và điều trị kịp thời để có một sức khoẻ răng miệng khoẻ mạnh.
Ảnh hưởng nướu và răng
Cao răng bám dày và không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nướu và răng. Cụ thể là gây tụt nướu, viêm nhiễm và sâu răng,… Đây chính là lý do mà chúng ta nên lấy cao răng định kỳ.
Gây mất thẩm mỹ
Cao răng có màu vàng ố hoặc màu đen rất kém sắc nên khi xuất hiện trên bề mặt răng thì sẽ khiến hàm răng trở nên xấu xí và làm chúng ta kém tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hơn.
Gây bệnh nướu lợi, viêm nha chu
Như đã nêu ở trên, cao răng tạo ra điều kiện phát triển cho các vi khuẩn gây hại. Độc tố của các loại vi khuẩn này sẽ gây ra viêm nhiễm. Lâu ngày, cao răng bám càng dày và kích thước cao răng càng lớn thì sẽ lan dần xuống chân răng và dễ gây tụt lợi, tình huống nguy hiểm nhất là làm tụt răng.
Ngoài ra, cao răng có thể khiến nướu răng bị kích ứng, gây ra triệu chứng nướu sưng tấy, chảy máu nướu.
Dễ gây sâu răng
Vi khuẩn trong cao răng sẽ lên men đường từ thức ăn, tạo ra acid và những hoạt chất có tính acid gây hư hại men răng và dần dần dẫn đến sâu răng nghiêm trọng.
Lý do nên lấy cao răng là gì?
Dưới đây là các lý do nên lấy cao răng định kỳ:
Loại bỏ vi khuẩn tích tụ lâu ngày ở vùng chân răng và ngăn chặn quá trình viêm nướu. Nếu để xảy ra tình trạng viêm nướu kéo dài, xương răng có thể bị tiêu và tụt chân răng, gây ra hiện tượng ê buốt răng.
Hạn chế các bệnh lý về răng miệng và các bệnh ở niêm mạc miệng cũng như bệnh lý tai mũi học, tim mạch.
Lấy cao răng có tốt không?
Quá trình lấy nha khoa được thực hiện bằng các dụng cụ nha khoa đã được sát khuẩn nên không gây ra những biến chứng nguy hiểm nào. Do đó khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuy nhiên nếu lạm dụng việc lấy cao răng hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây nên hiện tượng chảy máu chân răng. Vì vậy bạn nên thực hiện lấy cao răng 2-3 lần/năm.
Cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không? Những lợi ích của việc lấy cao răng
Việc cạo vôi răng quá thường xuyên và không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây nên tình trạng chảy máu chân răng và hơi ê buốt do tác động đến chân răng và nướu. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất. Lấy cao răng định kỳ giúp bạn phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm về răng.
Sớm phát hiện bệnh lý răng miệng
Việc phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng có thể giúp các bác sĩ đưa ra giải pháp phù hợp nhất để điều trị tình trạng răng miệng của khách hàng. Đồng thời, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý cũng giúp hạn chế các biến chứng liên quan đến răng miệng.
Phòng tránh sâu răng và bệnh về răng nướu
Khi thực hiện lấy sâu răng, bạn đã loại bỏ đi các mảng bám chứa rất nhiều vi khuẩn. Trong khi đó vi khuẩn là tác nhân hàng đầu gây nên sâu răng. Do đó lấy cao răng cũng là một biện pháp phòng ngừa sâu răng và viêm nướu.
Ngăn ngừa hôi miệng
Mảng bám trên răng là nơi tích tụ vi khuẩn có mùi nên khi lấy cao răng, khách hàng sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và loại bỏ các vi khuẩn gây mùi.
Tác hại của việc cạo cao răng là gì?
Bạn sẽ gặp phải một vài tác hại của việc lấy cao răng khi thực hiện ở những nha khoa không uy tín, thiếu trang thiết bị hiện đại và các nha sĩ trình độ non yếu:
Nếu bạn được cạo lớp cao phủ răng bởi một bác sĩ ít kinh nghiệm, có thể gây ảnh hưởng đến men răng, làm tổn thương mài mòn men răng. Lâu dần sẽ làm hỏng men răng, từ đó gây ra ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng.
Việc sử dụng những trang thiết bị cũ, thiếu vệ sinh để xử lý cao răng có thể gây ra chảy máu, ê buốt, phần nướu cũng bị tổn thương. Tuy vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng này xuất hiện ngay sau khi cạo cao răng hoặc sau lúc đó vài giờ đồng hồ. Một vài trường hợp nghiêm trọng sẽ thấy hàm răng liên tục rỉ máu và cần đi điều trị ở một nha khoa uy tín khác.
Những ai là người nên lấy cao răng?
Tất cả mọi người đều nên thực hiện lấy cao răng định kỳ. Riêng các trường hợp sau cần đặc biệt chú ý đến việc lấy cao răng:
Cao răng tích tụ nhiều dù chưa đến thời gian lấy cao răng.
Có nhiều vết dính ở dưới chân răng.
Bị viêm nha chu.
Thai phụ có cao răng.
Trước khi trám răng hoặc tẩy trắng răng.
Trước khi điều trị bằng phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật.
Những ai là người không nên lấy cao răng?
Những trường hợp sau được các bác sĩ khuyến cáo không nên lấy cao răng:
Người bị viêm nha chu nặng đã chuyển sang tình trạng nướu hoại tử cấp tính.
Bị đau khi há miệng.
Không có khả năng hô hấp bằng mũi.
Người bị tắc nghẽn đường hô hấp.
Dị ứng với nước lạnh hoặc độ rung.
Bệnh nhân bị tiểu đường có các biến chứng nguy hiểm.
Lấy cao răng có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân hay không?
Việc lấy cao răng được thực hiện nhanh chóng và an toàn nên không ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu thực hiện lấy cao răng quá nhiều hoặc quá mạnh có thể gây ra các tổn thương nướu như chảy máu chân răng.
Các phương pháp lấy cao răng
Hầu hết các nha khoa hoặc cơ sở y tế chuyên nha khoa đều sử dụng 1 trong 2 phương pháp dưới đây để lấy cao răng:
Sử dụng dụng cụ cầm tay để lấy cao răng.
Dùng máy siêu âm để lấy cao răng.
Quy trình lấy cao răng đúng kỹ thuật từng bước
Dù là kỹ thuật nha khoa đơn giản nhưng để loại bỏ cao răng triệt để và làm giảm tốc độ quá trình tái phát của cao răng thì lấy cao răng phải đầy đủ các bước dưới đây:
Thăm khám ban đầu
Khám tổng quát ban đầu là thao tác bắt buộc cho tất cả hoạt động điều trị nha khoa từ đơn giản đến phức tạp. Khi lấy lớp cao răng, nha sĩ sẽ kiểm tra mức độ cao răng của bạn đang ở mức nào. Hiện nay có 3 mức độ cao răng phổ biến:
Mức độ 1: Cao răng ít, không nhiều mảng bám.
Mức độ 2: Cao răng có khá nhiều, che phủ toàn bộ chân răng.
Mức độ 3: Tình trạng nghiêm trọng, vôi răng bám dày và gây tụt lợi, viêm lợi hoặc viêm nha chu.
Với mỗi mức độ, bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn.
Vệ sinh răng miệng
Sau khi khám tổng quát và xác định mức độ cao răng thì bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng của chúng ta. Vai trò của bước này là để loại bớt các vi khuẩn đang tồn đọng trong miệng và hạn chế rủi ro nhiễm khuẩn khi lấy cao răng.
Tiến hành lấy cao răng
Để thực hiện các bước cạo cao răng thì bác sĩ sẽ sử dụng dao siêu âm để tác dụng sóng siêu âm lên mảng bám khiến chúng tự động tách ra khỏi chân răng, kết hợp cùng dụng cụ hút nước để giữ vệ sinh trong suốt quá trình lấy cao răng. Bác sĩ sẽ xử lý lớp cao lần lượt từ hàm dưới rồi đến hàm trên và kết quả là tất cả cao răng được loại bỏ hoàn toàn.
Hoạt động lấy cao răng thường không gây chảy máu và đau nhức. Tuy nhiên, với một số trường hợp vôi răng quá dày và đã ăn sâu xuống chân răng thì có thể sẽ chảy một ít máu trong quá trình lấy cao răng. Việc chảy máu này hoàn toàn không nguy hiểm. Ngoài ra, một số người có cơ địa nhạy cảm thì có thể sẽ cảm thấy hơi ê buốt trong thời gian tiến hành.
Đánh bóng răng
Khi cao răng đã bị loại bỏ hết thì bác sĩ sẽ vệ sinh lại khoang miệng của bạn một lần nữa và đánh bóng răng để răng có độ nhẵn, mịn và sáng hơn.
Vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn
Sau khi lấy cao răng và đánh bóng răng xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng sao cho ngăn ngừa cao răng tái phát ở mức tối đa. Bạn hãy nhớ vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn đó và cạo lớp cao răng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bao lâu lấy cao răng một lần?
Đối với các trường hợp ít cao răng sau 6 tháng từ lần lấy cao răng đầu tiên là thời gian thích hợp để tái lấy cao răng.
Đối với người thường xuyên sử dụng thuốc lá, cà phê hoặc bia rượu dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám, nên thực hiện lấy cao răng sau 3-4 tháng.
Với trẻ em dưới 10 tuổi cần có sự chỉ định của bác sĩ và thực hiện hết sức nhẹ nhàng.
Lấy cao răng có đau không?
Thông thường, lấy cao răng không gây đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm hoặc mức độ vôi răng bám quá dày thì khách hàng có thể sẽ cảm thấy hơi ê nhức. Các yếu tố quyết định tới mức độ đau nhức khi lấy cao răng cụ thể như sau:
Sức khỏe răng miệng của khách hàng
Nếu khách hàng đã có nền bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, răng yếu,… thì khi lấy cao răng sẽ có cảm giác ê buốt hơn những khách hàng có điều kiện sức khỏe răng miệng tốt.
Tình trạng cao răng
Cao răng bám dày, chặt và bám xuống bên dưới nướu răng khiến nướu bị viêm, sưng thì chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy ê buốt khi lấy cao răng. Nhưng đừng quá lo lắng, cảm giác này sẽ biến mất rất nhanh chóng chỉ sau vài ngày và không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Kỹ thuật lấy cao răng của nha sĩ
Trước đây, kỹ thuật lấy cao răng thông dụng là sử dụng bộ dụng cụ cầm tay hoặc máy thổi cát. Ngày nay, các nha sĩ ưa chuộng sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ cao răng hơn. Kỹ thuật sóng siêu âm rất an toàn và nhanh chóng, hạn chế cảm giác ê buốt khi làm xong.
Tay nghề bác sĩ khéo léo, tỉ mỉ, nhẹ nhàng thì khi lấy vôi răng sẽ không gây ảnh hưởng tới mô mềm, không gây đau nhức cho khách hàng.Cạo cao răng xong nên ăn gì, kiêng gì?
Sau khi thực hiện đầy đủ quy trình các bước lấy cao răng thì chế độ ăn uống là rất quan trọng. Hãy ăn đúng cách để răng không bị yếu đi và hạn chế cao răng trở lại. Dưới đây là những lưu ý vể các món nên ăn và nên kiêng khi chúng ta thực hiện.
Các món nên kiêng và nên ăn sau khi lấy cao răng
Các món nên kiêng sau khi lấy cao răng
Tránh thực phẩm chứa nhiều đường: Chất tạo ngọt như đường là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta bị sâu răng và viêm nhiễm răng miệng. Vì vậy, chúng ta cần tránh những món ăn chứa quá nhiều đường để bảo vệ răng miệng tốt hơn.
Tránh đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn: Những loại đồ uống này có thể khiến răng của chúng ta bị ố vàng nên cần hạn chế sử dụng bạn nhé!
Tránh đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay, quá chua: Những thực phẩm này sẽ khiến răng của bạn bị ê buốt sau khi lấy cao răng. Vì vậy, bạn nên kiêng hoàn toàn các món này trong 24 tiếng đầu sau khi làm xong.
Cạo vôi răng xong có ăn được không? Các món nên ăn sau khi lấy cao răng
Uống nhiều nước để giúp làm ẩm khoảng miệng sau một quá trình làm sạch kỹ càng.
Bổ sung các chất xơ từ rau củ quả, như rau diếp, súp lơ, rau cải, cà rốt, dưa chuột,…
Uống sữa tươi và ăn các chế phẩm từ sữa để tăng cường canxi cho quá trình tạo men răng mới.
Nạp thêm vitamin từ những loại quả như chuối, cam, táo,… để răng ngày một chắc khoẻ và hạn chế hình thành cao răng mới.
Một số kỹ thuật lấy cao răng ngay tại nhà
Bạn có thể kết hợp quy trình ở nha khoa và tại nhà thường xuyên để gia tăng hiệu quả loại bỏ mảng bám. Các phương pháp lấy cao răng tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên thường rất an toàn và mang đến hiệu quả tuyệt vời cho chúng ta.
Chải răng với baking soda
Baking Soda là loại nguyên liệu có tính chất tẩy rửa, làm trắng tốt. Vì vậy việc sử dụng Baking Soda có thể giúp bạn loại bỏ cao răng hiệu quả ngay tại nhà. Phương pháp này khá an toàn và dễ dàng thực hiện.
Cách thực hiện như sau:
Hoà một nửa muỗng Baking Soda với nước ấm để tạo nên hỗn hợp sệt.
Thoa hỗn hợp lên bề mặt răng sau mỗi lần đánh răng và xoa nhẹ trong vài phút.
Súc lại miệng với nước ấm để loại bỏ mảng bám vôi răng ra ngoài.
Tuy Baking Soda được đánh giá là an toàn nhưng vì đặc tính tẩy khá mạnh mà nguyên liệu này có thể gây mòn men răng. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần một tuần.
Sử dụng giấm trắng
Giấm trắng không chỉ giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn có công dụng làm sạch, tẩy trắng bề mặt răng. Giấm có công dụng này là bởi thành phần chính của nó có chứa Axit Axetic. Chất này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng màu của thực phẩm bám lên răng.
Cách thực hiện lấy cao răng bằng giấm trắng như sau:
Cách 1: Sau khi đánh răng thì bạn súc miệng khoảng 2 – 3 phút bằng giấm trắng nguyên chất, không cần pha loãng. Sau đó súc lại miệng với nước sạch.
Cách 2: Nhỏ một vài giọt giấm lên kem đánh răng, thêm một chút muối để tạo nên một hỗn hợp sệt. Sử dụng hỗn hợp này để đánh răng vào mỗi tối bạn nhé!
Lưu ý, tương tự như Baking Soda thì chất Axit Axetic của giấm trắng cũng có thể gây mòn men răng nên bạn cũng chỉ nên sử dụng phương pháp này tối đa 3 lần một tuần nhé!
Sử dụng vỏ cam, chanh
Sau khi ăn cam, chanh thì bạn đừng bỏ vỏ của chúng nhé! Bởi vỏ cam, vỏ chanh chứa một lượng vitamin và axit rất tốt cho răng đó! Những axit trong vỏ cam, vỏ chanh có thể loại bỏ mảng bám cao răng khá tốt. Cách thực hiện lấy cao răng bằng vỏ cam, vỏ chanh như sau:
Bạn thu thập một lượng vỏ cam, vỏ chanh rồi rửa sạch, phơi khô. Khi vỏ cam, vỏ chanh đã khô thì xay nhỏ thành bột.
Bảo quản bột vỏ cam, vỏ chanh trong hũ thuỷ tinh đậy kín. Mỗi lần đánh răng thì bạn lấy một ít bột này và rắc lên kem đánh răng, đánh răng trong 3 phút.
Sau khi đánh răng thì súc lại miệng thật sạch với nước nhé!
Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả tốt và an toàn nếu bạn áp dụng khoảng 1 – 2 lần một tuần.
Cách chăm sóc răng sau khi lấy cao
Sau khi lấy cao răng thì răng chúng ta sẽ trắng và sạch hơn. Để duy trì hiệu quả của việc lấy cao răng thì bạn cần hết sức chú ý tới việc chăm sóc sau khi lấy cao răng. Dưới đây là những lưu ý về chăm sóc răng miệng sau khi xử lý lớp cao răng mà bạn nên áp dụng.
Đánh răng đúng cách
Đánh răng là thao tác mà chúng ta bắt buộc phải làm hàng ngày sau khi lấy cao răng. Hãy ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám một cách tối ưu bằng việc đánh răng ngay sau khi ăn các bữa chính. Điều này sẽ giúp răng hạn chế tình trạng hình thành mảng bám và vôi hoá do vi khuẩn và các khoáng chất trong miệng
Sử dụng thêm chỉ nha khoa
Chải răng thôi thì chưa thể loại bỏ hết các vụn thức ăn tồn đọng sâu trong kẽ răng bởi lông bàn chải không thể làm sạch hết những vị trí đó. Do vậy, bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch triệt để các kẽ răng.
Súc miệng để làm sạch toàn bộ khoang miệng
Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên nghiệp sẽ giúp chúng ta vệ sinh tổng thể cả khoang miệng. Nhờ vậy mà khoang miệng của chúng ta sẽ được làm sạch triệt để và có hương thơm thanh mát.
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Các món ăn quá nhiều chất xơ không chỉ giúp răng trở nên sạch sẽ mà còn tốt cho răng và nướu của chúng ta. Vì vậy, hãy ăn đồ ăn chứa nhiều chất xơ mỗi ngày và hạn chế ăn các món mềm, dính vì chúng rất khó làm sạch nhé!
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để ngăn ngừa mảng bám
Mỗi tuần bạn nên thực hiện các phương pháp làm trắng răng với nguyên liệu tự nhiên để kéo dài thời gian hình thành mảng bám cao răng. Các nguyên liệu bạn nên sử dụng là baking soda, vỏ cam, muối,… Mỗi tuần chỉ cần thực hiện 2 lần là răng sẽ ít có cao răng hơn.
Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ
Dù bạn có cố gắng chăm sóc răng tốt như thế nào thì cao răng vẫn sẽ hình thành theo thời gian. Nếu bạn để cao răng tồn tại trong khoang miệng lâu ngày thì rất dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng, răng nhiễm màu, viêm nướu,… Do vậy việc khám răng và lấy cao răng định kỳ là rất cần thiết. Nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc thêm bài viết cách chữa hôi miệng tại nhà cực kỳ hiệu quả nhé.
Những thông tin cần biết khi lấy cao răng
Trước khi thực hiện lấy cao răng
Thủ thuật lấy cao răng được thực hiện đơn giản nên trước khi lấy cao răng, bác sĩ không cần gây tê. Trong trường hợp bệnh nhân quá nhạy cảm, các bác sĩ sẽ tiến hành bôi tê.
Khi đang thực hiện lấy cao răng
Trong quá trình lấy cao răng, bạn nên chú ý thả lỏng người và thở bằng mũi.
Lúc này răng có thể hơi ê buốt tuy nhiên không hề bị đau.
Nếu thấy quá đau cần đưa ra tín hiệu cho bác sĩ.
Lấy cao răng có thể bị chảy máu răng nướu nhiều cao răng dưới nướu.
Sau khi thực hiện lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng cần hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Vệ sinh miệng bằng nước muối sinh lý.
Không dùng nước muối tự pha để vệ sinh răng miệng.
Tình trạng ê buốt sẽ giảm dần sau 24h.
Tái khám nếu phát hiện ra các vấn đề bất thường.
Thực hiện chải răng đúng cách theo khuyến cáo của ác sĩ.
Sử dụng chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch.
Không hút thuốc là để hạn chế hình thành cao răng.
Tái khám sau 4-6 tháng.
Lưu ý sau khi lấy cao răng
Những điểm lưu ý sau khi lấy cao răng sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc hàm răng của mình:
Lấy cao răng xong bị buốt răng
Cạo đi phần cao răng xong bị buốt răng là một phản ứng thông thường vì khi tiến hành cạo cao răng, phần nào các dụng cụ cũng sẽ tác động nhẹ đến men răng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, sự nhạy cảm của men răng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và sẽ nhanh chóng quang trở lại bình thường.
Lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục
Việc lấy cao răng chỉ tác động lên bề mặt của răng nên thường sẽ không chảy máu. Nhưng có một vài trường hợp lớp cao quá dày, lại sát phần nướu răng khiến cho bác sĩ cần mạnh tay hơn để cạo phần cao răng này. Do vậy, có thể xảy ra tình trạng chảy máu, nhưng nó sẽ nhanh chóng dứt chứ không liên tục.
Tuy nhiên, nếu lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục, chứng tỏ rằng tay nghề của bác sĩ còn chưa tốt, nha khoa chưa đáp ứng các loại máy móc hiện đại để đảm bảo xử lý tốt cho khách hàng. Phương án giải quyết lúc này là tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín và kiểm tra cẩn thận lại, sau đó có giải pháp kịp thời.
Lấy cao răng xong bị ê răng
Lấy cao răng xong bị ê răng là tình trạng thường gặp của người nhiều, không quá đáng lo ngại. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khoảng vài giờ. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng này, một số lưu ý về vệ sinh ăn uống sẽ giúp bạn, ví dụ như:
Ăn các loại đồ mềm, chủ động kiêng đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá lạnh.
Uống nước ấm vừa đủ.
Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng nhẹ dịu cũng giúp bảo vệ hàm răng của bạn.
Lấy cao răng uy tín tại nha khoa Parkway
Nếu bạn đang cần giải đáp thắc mắc cũng như một địa chỉ lấy cao răng uy tín, hãy đến Nha khoa Parkway. Nha khoa Parkway là một đơn vị uy tín có hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn Singapore. Cơ sở Parkway được đánh giá sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và tân tiến nhất hiện nay.
Nha khoa Parkway sở hữu đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi có kinh nghiệm lâu năm sẵn sàng giúp đỡ bạn. Hiện nay các cơ sở Nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP.HCM giúp bạn thuận tiện thăm khám và trải nghiệm dịch vụ, liên hệ cho chúng tôi qua hotline (024) 9999 8059 hoặc (028) 9999 8059 để nhận được sự tư vấn và phương án trị liệu tốt nhất.
Giá cạo cao răng có đắt không?
Giá cạo cao răng hiện nay không hề đắt đỏ và phù hợp với kinh tế của hầu hết mọi người. Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ lấy cao răng tại Nha khoa Parkway để có một sự chuẩn bị phù hợp về kinh tế nhé!
Như vậy bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến lấy cao răng. Hãy đến thăm khám tại Nha khoa Parkway để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]