Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

22 cách chữa hôi miệng tận gốc tại nhà cấp tốc bằng dân gian

Hôi miệng thực sự là bệnh lý gây ức chế và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Vậy có phương pháp làm thế nào để trị hôi miệng dứt điểm mà không cần đến nha khoa không? Cùng tìm hiểu 22 cách chữa hôi miệng tận gốc tại nhà bằng phương pháp dân gian trong bài viết hướng dẫn giảm mùi thối mồm nhanh chóng, vĩnh viễn dưới đây của Nha khoa Parkway nhé!

Cách chữa hôi miệng dứt điểm tại nhà

Nguyên nhân gây hôi miệng là như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bệnh hôi miệng, một số nguyên nhân phổ biến là: (1, 2)

  • Vệ sinh răng miệng sai cách, đánh răng ít tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Đường hô hấp có bệnh lý ảnh hưởng.
  • Mắc bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng hoặc viêm nha chu.
  • Đường tiêu hoá hoạt động bất ổn, mắc chứng trào người dạ dày.
  • Ăn thực phẩm nặng mùi.
  • Nghiện rượu bia, thuốc lá.
Người đàn ông thở vào bàn tay để kiểm tra mức độ hôi miệng

Vệ sinh răng miệng sai cách, đánh răng ít tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi

Hướng dẫn cách chữa hôi miệng tại nhà bằng các phương pháp dân gian hiệu quả cao

Nếu bạn tự hỏi liệu hôi miệng có chữa được không, thì chắc chắn câu trả lời là hoàn toàn có thể xử lý triệt để, dứt điểm. Chỉ cần đảm bảo áp dụng các mẹo giảm mùi hôi miệng đơn giản từ thiên nhiên nhanh chóng dưới đây là được. (3, 4)

1. Nước muối

Nước muối lành tính và có khả năng sát khuẩn tốt. Để hết hôi niệng, bạn cần ngậm nước muối ít nhất 3 lần trong một ngày. Nước muối không chỉ cải thiện tình trạng hôi miệng mà còn giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.

Bạn chỉ cần pha muối vào nước sạch sao cho dung dịch không quá mặn và sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, nước muối tự pha tỷ lệ sẽ không được chính xác nên Parkway khuyên bạn hãy mua nước muối sinh lý pha sẵn để hiệu quả cao hơn.

2. Tinh dầu tràm

Sử dụng tinh dầu tràm để trị hôi miệng

Tinh dầu tràm có thể sát trùng kết hợp kháng khuẩn rất tốt cho răng miệng

Tinh dầu tràm có thể sát trùng kết hợp kháng khuẩn rất tốt cho răng miệng. Các vi khuẩn gây hôi miệng sẽ bị loại bỏ, ngoài ra thì mùi hương tinh dầu dịu nhẹ cũng sẽ khiến hơi thở chúng ta thơm mát.

  • Thực hiện như sau: Nhỏ một đến hai giọt tinh dầu trực tiếp lên bàn chải và đánh răng như bình thường. Đừng quên súc sạch miệng bằng nước nhé!

3. Lá bạc hà – Mẹo vặt trị hôi miệng dứt điểm từ bên trọng

Lá bạc hà là nguyên liệu của rất nhiều loại nước súc miệng và kem đánh răng nổi tiếng. Lá này có tính mát kết hợp khả năng sát khuẩn nên là vũ khí hiệu quả để bạn đánh bại hôi miệng.

Để sử dụng lá bạc hà trị hôi miệng, bạn hãy nhai lá trực tiếp hoặc ăn kèm các món ăn. Nếu không thể nhai sống thì có một cách khác là cắt nhỏ lá, vắt lá lấy nước cốt. Sau đó pha nước cốt với nước ấm và súc miệng hàng ngày. Lưu ý là để hiệu quả thì hãy dùng lá bạc hà tươi và tuyệt đối không dùng hương liệu bạc hà hoá học nhé.

4. Chanh

Trị hội miêng bằng chanh hiệu quả nhấtChanh có nhiều vitamin C giúp răng sáng bóng và khử mùi hôi miệng cực kỳ hiệu nghiệm. Những gì bạn cần làm là sử dụng vỏ chanh hoặc nước cốt chanh. Nếu dùng vỏ chanh thì vỏ phải tươi và được rửa sạch. Bạn cắt nhỏ vỏ chanh và nhai nhiều lần trước khi nuốt. Cách này có thể hơi đắng một chút. Bạn có thể áp dụng bí quyết khử mùi hôi miệng hiệu quả nhất từ thiên nhiên khác là pha nước chanh với muối và súc miệng mỗi ngày 3 lần.

5. Trà xanh

Trong trà xanh có chất chống oxy hóa rất tốt cho việc khắc phục hôi miệng và chữa viêm nướu. Cách sử dụng trà xanh khá đơn giản. Bạn hãy đun sôi lá trà tươi rồi hãm lấy nước, để nguội và súc miệng sau mỗi lần ăn uống. Chất polyphenol trong trà xanh sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.

6. Mật ong – Cách chữa hôi miệng tại nhà giảm mồm thối nhanh

Mật ong được ví von như thực phẩm vàng cho sức khỏe và làm đẹp. Mật ong chứa các thành phần kháng sinh với chức năng diệt khuẩn. Khi dùng mật ong bạn cần kết hợp với các nguyên liệu khác như bột quế, nước cốt chanh, táo,… để tăng hiệu quả khử mùi hôi. Hoà mật ong vào nước cốt chanh hoặc bột quế và thêm nước ấm, khuấy tan rồi súc miệng vào buổi sáng, buổi tối bạn nhé!

7. Dầu dừa

Dầu dừa là chiến binh làm sạch mảng bám răng và tiêu diệt vi khuẩn tồn đọng trong lưỡi nên có công hiệu khử hôi miệng rất tốt. Cách chữa hôi miệng tự nhiên bằng dầu dừa rất đơn giản. Bạn nhỏ dầu dừa lên bàn chải đã quết kem đánh răng và chải răng kỹ trên 2 phút. Sau đó súc miệng kỹ với nước sạch để không bị nhờn răng. Dầu dừa có thể dùng làm nước súc miệng bằng cách pha với nước và súc miệng trong vòng 5 phút. Khi súc miệng nhớ đảo đều luồng nước để dầu dừa len lỏi vào các kẽ răng nhé!

8. Baking soda

Trị mùi hôi miệng bằng banking sodaBaking Soda vừa làm đẹp cho làn da lại vừa giảm hôi miệng, làm trắng răng. Bạn tạo hỗn hợp Baking Soda, nước cốt chanh kết hợp cùng kem đánh răng và sử dụng 2 lần/tuần nhé! Khi cho bột Baking Soda vào chanh, bạn hãy đợi bọt sủi hết rồi chấm bàn chải vào hỗn hợp và chải răng như bình thường. Đừng quên chải lại răng với kem đánh răng và súc miệng nhé! Đây thật sự là 1 trong các phương pháp làm sao hết thối mồm đơn giản.

9. Mùi tàu (ngò gai)

Lá mùi tàu hay được dùng trong ẩm thực để thêm hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, lá này còn là phương thuốc hữu hiệu cho một số bệnh lý như đầy hơi, khó tiêu, cảm mạo,… và cũng là cách chữa hôi miệng tại nhà.

Bạn rửa sạch rồi cắt nhỏ lá mùi tàu, tiếp theo, đun sôi lấy nước uống. Chắt nước lá mùi tàu ra bát và thêm ít muối, sau đó dùng nước lá mùi tàu để súc miệng mỗi ngày nhằm có hơi thở thơm tho.

10. Lá ổi

Lá ổi thường được ông bà ta coi là mẹo vặt chữa hôi miệng bởi lá này có thể tẩy sạch mảng bám ố vàng và loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau để chữa hôi miệng bằng lá ổi:

  • Cách 1: Nhai lá ổi non trong khoảng 3 – 4 phút rồi nhổ ra ngoài và súc lại miệng bằng nước sạc h. Lưu ý là lá ổi cần được rửa sạch trước khi nhai.
  • Cách thứ hai là nấu lá ổi non với nước và dùng nước này để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

11. Gừng

Dùng gừng trị hôi miệng

Vị gừng cay nồng, gừng kháng khuẩn và khử mùi rất tốt

Gừng là nguyên liệu thân quen trong căn bếp của người Á Đông. Vị gừng cay nồng, gừng kháng khuẩn và khử mùi rất tốt. Cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà bằng gừng như sau: Gừng tươi không cần bỏ vỏ, thái thành từng lát mỏng đun với nước sôi khoảng 10 phút. Đợi khi nguội thì sử dụng làm nước súc miệng hàng ngày. Để tăng tính hiệu quả thì bạn có thể kết hợp thêm trà xanh.

12. Vỏ bưởi

Tinh dầu dồi dào trong vỏ bưởi kết hợp cùng chất cay mạnh chính là vũ khí tuyệt vời để bạn loại bỏ mùi hôi miệng. Cách chữa hôi miệng tại nhà từ thiên nhiên bằng vỏ bưởi đơn giản như sau: Rửa sạch vỏ bưởi, cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng. Nhai vỏ bưởi để tinh chất trong vỏ được tiết ra và thấm trực tiếp vào răng miệng chúng ta. Cách này hiệu quả cao nhưng vỏ bưởi đắng và hăng nên khá khó nhai. Bạn có thể áp dụng cách khác là nấu vỏ bưởi lấy nước và súc miệng 2 lần/ngày với nước này. Hơi thở thơm mát sẽ sớm quay trở lại với bạn.

13. Bột quế

Rất nhiều bác sĩ ca ngợi khả năng kháng khuẩn của bột quế. Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết dùng bột quế để như một cách chữa hôi miệng hữu hiệu.

Bạn có thể tự pha nước súc miệng bột quế bằng cách khuấy bột quế với nước ấm đến khi bột quế tan hết. Khi súc miệng thì hãy ngậm trong 30 giây và đảo đều dung dịch khắp khoang miệng để mọi ngóc ngách của miệng chúng ta đều được vệ sinh nhé!

14. Giấm táo – Cách chữa hôi miệng lâu năm dứt điểm nhanh chóng

Giấm táo được lên men tự nhiên nên chứa nhiều axit có lợi cho răng miệng. Tuy hơi khó uống nhưng hãy kiên trì áp dụng cách điều trị hôi miệng này, bạn sẽ nhận được hiệu quả rõ rệt. Bạn pha một muỗng giấm táo vào nước lọc rồi uống trước mỗi bữa ăn, nếu uống sau ăn thì có thể uống trực tiếp giấm mà không cần pha nước.

15. Đinh hương

Đinh hương vẫn còn xa lạ với người Việt và cũng không dễ tìm ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu có cơ hội sử dụng đinh hương thì bạn hãy áp dụng nguyên liệu này để làm cách điều trị tình trạng hôi miệng nhé. Bạn ngậm đinh hương khô sau đó nhai kỹ liên tục trong 5 – 7 phút. Sau đó nhả bã hoa và súc lại miệng với nước tinh khiết. Ngoài ra thì bột hoa đinh hương cũng có công hiệu tương tự, bạn hoà bột với nước ấm và súc miệng cũng là cách hay.

16. Sữa chua

Xử lý miệng hôi thối tại nhà bằng sữa chuaMột nghiên cứu khoa học đã cho thấy các hợp chất khiến bạn bị hôi miệng như hydro sunfua sẽ bị tiêu giảm không ít nếu bạn ăn sữa chua mỗi ngày. Sữa chua cũng khiến lợi của chúng ta chắc khoẻ hơn và giảm mảng bám trên răng.

17. Bột nở

Bột nở không chỉ có công dụng làm bánh mà nhờ tính axit nên nguyên liệu này có thể ngăn cản mùi hôi miệng. Cách xử lý vấn đề hôi miệng bằng bộ nở có hai lựa chọn cho bạn.

  • Lựa chọn thứ nhất: Hoà bột nở với nước ấm rồi súc miệng hai lần sáng tối. Hiệu quả sẽ có sớm.
  • Lựa chọn thứ hai: Trộn bột nở với kem đánh răng và dùng hàng ngày để miệng hết mùi hôi mà răng lại trắng sáng.

18. Cam thảo

Cam thảo rất quen thuộc trong y học phương Đông. Loại thảo mộc này có mùi thơm và vị thanh ngọt. Bạn chỉ cần uống nước sắc cam thảo mỗi ngày để miệng dần hết mùi khó chịu. Ngoài ra thì có thể kết hợp cam thảo với một số vị thuốc khác như táo nhục, quất bì, tế tâm,… nặn thành viên hoàn uống 1 – 2 viên sau ăn, mỗi ngày uống một lần.

19. Nước vo gạo

Nước vo gạo chứa rất nhiều vitamin B nên bạn đừng bỏ đi nhé! Hàm lượng vitamin B1, B3, B5 kết hợp với các khoáng chất tốt và axit amin trong nước gạo sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng răng miệng. Đặc biệt, vitamin PP trong nước vo gạo có công dụng tuyệt vời là đẩy lùi mảng bám, phòng ngừa sâu răng và hạn chế hôi miệng. Để sử dụng nước vo gạo thì bạn cần đun sôi trong vòng hai phút và pha thêm một chút muỗi. Tiếp theo là súc miệng và thực hiện 2 lần một ngày là sẽ thấy kết quả.

20. Rau mùi tây

Rau mùi tây có nhiều chất diệp lục và hương thơm đặc biệt nên có thể tiêu diệu vi khuẩn gây mùi khó chịu ở miệng của bạn. Công thức chữa trị chứng bệnh hôi miệng bằng lá mùi tây như sau: Ép mùi tây lấy nước, pha nước này với muối tinh khiết. Bảo quản dung dịch trong chai sạch và súc miệng mỗi ngày. Khi súc miệng thì ngậm trong vòng 3 – 5 phút để hiệu quả đạt tối đa.

21. Thay đổi những thói quen gây hại để không còn hôi miệng

Hôi miệng có thể phát sinh do chính những thói quen xấu hàng ngày của chúng ta. Vì vậy bạn cần thay đổi những thói quen đó để cải thiện tình trạng răng miệng. Hãy tập giữ các thói quen tốt như sau:

  • Đánh răng ngay sau khi ăn các bữa chính: Việc đánh răng sau khi ăn sẽ khiến vi khuẩn không có cơ hội phát triển trong khoang miệng của bạn. Ngoài ra thì nên sử dụng kem đánh răng có fluor và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa ở kẽ răng.
  • Vệ sinh lưỡi: Đừng bỏ qua phần lưỡi vì lưỡi là nơi tồn đọng nhiều vi khuẩn. Lưỡi có những mảng trắng, vàng, nâu chính là nguyên nhân gây hôi miệng. Làm sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng sau đó súc miệng sẽ giúp tình trạng hôi miệng giảm đáng kể.
  • Không để miệng bị khô: Hạn chế sử dụng chất kích thích và uống nước đầy đủ mỗi ngày. Nhai kẹo cao su cũng là cách hay để tiết nước bọt giúp miệng đỡ khô hơn.
  • Ăn uống lành mạnh và tránh thực phẩm gây mùi: Hãy ăn uống đủ chất và hạn chế các loại thực phẩm, gia vị gây mùi hôi. Đặc biệt là bạn nên ít ăn đồ chứa nhiều đường để phòng ngừa sâu răng.
  • Giữ thói quen thăm khám nha khoa thường xuyên: Hãy khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần và lấy cao răng khoảng 2 lần/năm. Ngoài ra, bạn nên xem thêm quy trình lấy cao răng là gì để hiểu rõ hơn.

22. Vệ sinh răng miệng thật tốt

Vệ sinh răng miệng rất quan trọng đối với việc điều trị hôi miệng. Để mùi hôi nhanh chóng bị loại bỏ thì bạn cần đánh răng sau bữa ăn chính và dùng chỉ nha khoa loại bỏ những thức ăn thừa trên kẽ răng. Sau đó dùng nước súc miệng để khử sạch mùi hôi. Ngoài ra bạn có thể dùng Baking Soda để tẩy răng 2 lần một tuần  giữ răng luôn sạch sẽ.

Làm thế nào để phòng tránh hôi miệng?

Bên cạnh các công thức làm thế nào để hết hôi miệng từ thiên nhiên lẫn khoa học phía trên, chúng ta cần phải biết cách làm sao để ngăn ngừa tình trạng miệng bị hôi thối. Điều này sẽ giúp cho tình trạng răng miệng khỏe hơn cũng như giúp cho bạn thêm tự tin khi trò chuyện cùng người khác. (4, 5)

1. Vệ sinh răng miệng

Mô phỏng nướu răng bị sưng

Việc đánh răng sau khi ăn sẽ khiến vi khuẩn không có cơ hội phát triển trong khoang miệng của bạn

Cách tốt nhất để tránh hôi miệng chính là làm sạch răng miệng đầy đủ và đúng cách. Bên cạnh việc đánh răng sau ăn bữa chính 30 phút thì bạn cũng cần làm sạch các bộ phận khác trong miệng như lưỡi, khí cụ niềng răng,…Tăm nước cũng là dụng cụ rất cần thiết để làm sạch răng hoàn toàn. Và để có hơi thở thơm mát thì đừng quên dùng nước súc miệng nhé!

2. Nạp đủ nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý

Uống nhiều nước sẽ giúp chúng ta tiết ra nước bọt nhiều hơn và miệng không bị khô, từ đó ngăn cản vi khuẩn gây mùi. Bên cạnh đó thì nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt trừ vi khuẩn tốt hơn.

3. Hạn chế thực phẩm nặng mùi

Các thực phẩm nặng mùi sẽ khiến hơi thở của chúng ta cũng bị nhiễm mùi đó. Những gia vị như tỏi, hành, mắm tôm,…hay các món ăn như sầu riêng, mắm chưng tép,…ám mùi rất lâu trong khoang miệng. Vì vậy nên hãy hạn chế ăn những thực phẩm này. Nếu ăn thì bạn hãy nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo bạc hà để khử mùi hôi. Tốt nhất vẫn là đánh răng và súc miệng ngay sau khi ăn xong để áp dụng phương pháp làm đỡ hôi miệng hiệu quả cao nhất.

Trên đây là toàn bộ các thông tin quan trọng hướng dẫn cách chữa hôi miệng tận gốc tại nhà nhanh chóng mà hiệu quả bất ngờ. Nếu bạn thật sự đang tìm phương pháp làm thế nào để trị miệng hôi thối vĩnh viễn, hãy tham khảo các bí quyết trên đây cùng với sự tư vấn nhiệt tình từ các chuyên gia nha khoa hàng đầu tại Parkway nhé!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết