Hôi miệng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho người mắc trở nên kém tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, tình trạng hôi miệng kéo dài còn báo hiệu nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng. Trong bài viết này, nha khoa Parkway xin gửi đến bạn danh sách 9 loại lá cây trị hôi miệng cực hiệu quả, giúp hơi thở thơm mát và nhanh chóng lấy lại sự tự tin. Tham khảo ngay!
Hôi miệng là dấu hiệu của bệnh lý nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như: ăn thực phẩm gây mùi, thói quen vệ sinh răng miệng kém, khoang miệng bị khô,… Nhưng bên cạnh đó, tình trạng hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy những bất ổn của sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.
Trong đó, hôi miệng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một số bệnh lý như:
Bệnh lý nha chu: Hôi miệng có thể xuất phát từ các bệnh lý nha chu, viêm nướu, viêm chân răng hoặc áp xe nướu,… gây ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở.
Hội chứng Sjogren: Hội chứng rối loại hệ miễn dịch mãn tính và thường không rõ nguyên nhân, bệnh có các dấu hiệu đặc trưng như khô miệng, khô mắt, hơi thở có mùi hôi,…
Nhiễm nấm Candida ở miệng: Candida là một vi nấm ký sinh bình thường trong miệng nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển quá mức và gây ra các tổn thương thương trên lưỡi, má trong, khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Tác dụng của một số loại thuốc, xạ trị, hóa trị: Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc thì có khả năng hơi thở sẽ có mùi do tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Các bệnh về xương: Viêm xương và nhất là viêm ổ răng khô cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây hôi miệng.
Nếu tình trạng hôi miệng không phải tạm thời mà kéo dài, đi kèm với một số biểu hiện bất thường của răng miệng hoặc sức khỏe, bệnh nhân cần ngay lập tức đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Top 9 loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả
Lá bàng
Lá bàng là một loại lá quen thuộc trong Đông y, có tác dụng trị hôi miệng rất hiệu quả nhưng ít ai biết đến. Loại lá cây trị hôi miệng này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng virus và kháng khuẩn cao nên có khả năng loại bỏ các loại vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng viêm tốt mà lá bàng còn được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị loét miệng, viêm da cơ địa, trị sâu răng,… Để trị hôi miệng bằng lá bàng, bạn có thể tạo dung dịch nước súc miệng từ loại lá này, cách làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 250g lá bàng tươi, 1 lít nước.
Bước 2: Thêm một ít muối và đun sôi lá bàng cho đến khi lượng nước còn lại một phần tư so với ban đầu.
Bước 3: Súc miệng với dung dịch nước lá bàng thu được hai lần một ngày, mỗi lần 10 phút để cải thiện tình trạng hôi miệng.
Lá bàng là một loại lá quen thuộc trong Đông y, có tác dụng trị hôi miệng rất hiệu quả
Lá húng quế
Trong số những loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả chắc chắn không thể thiếu lá húng quế. Theo nhiều nghiên cứu, nước súc miệng làm từ lá húng quế có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám trong khoang miệng cũng như tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây mùi hôi miệng rất hiệu quả.
Chất diệp lục có trong húng quế được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nước súc miệng nhờ khả năng trung hòa mùi hôi tốt. Bên cạnh đó, người bị hôi miệng còn có thể nhai trực tiếp lá húng quế để cải thiện tình trạng hôi miệng, đồng thời phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác như: viêm nha chu hay viêm nướu.
Người bị hôi miệng còn có thể nhai trực tiếp lá húng quế để cải thiện tình trạng hôi miệng
Lá ổi
Trong số các loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả, thì lá ổi là một cái tên rất quen thuộc. Thành phần của loại lá này rất giàu chất tanin, acid maslinic, co alpha-limonene,… đây đều là các hợp chất có khả năng kháng khuẩn và hữu hiệu trong việc đẩy lùi mùi hôi miệng khó chịu.
Bên cạnh khả năng trị hôi miệng hiệu quả, lá ổi còn có thể làm trắng răng cũng như loại sạch những mảng bám trên răng nhờ chứa nhiều oxalic và phosphoric. Để sử dụng lá ổi trị hôi miệng, bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một ít lá ổi non, mật ong, ít bột nghệ và bột quế.
Bước 2: Rửa sạch lá ổi và cho vào nồi nấu khoảng 10 phút.
Bước 3: Cho bột nghệ, bột quế và mật ong đã chuẩn bị vào nồi để khuấy đều.
Bước 4: Cho dung dịch thu được vào chai rồi bỏ tủ lạnh bảo quản để dùng dần, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Lá ổi có thành phần giàu chất tanin, có công dụng trị hôi miệng tốt
Lá bạc hà
Bạc hà là một trong số những loại lá trị hôi miệng cực kỳ hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn và khử mùi nhanh chóng. Trong đó, bạc hà có mùi thơm cùng vị cay nhẹ, được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc răng miệng như: kem đánh răng hay nước súc miệng.
Bạc hà cũng được cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại công nhận về hiệu quả trị hôi miệng. Cũng có rất nhiều phương pháp sử dụng lá bạc hà trị hôi miệng như:
Nhai trực tiếp: Nhai lá bạc hà sẽ giúp làm sạch mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng, đem lại hơi thở thơm mát, tự tin.
Làm nước súc miệng bạc hà: Giã nát lá bạc hà để lấy nước, pha thêm muối và nước ấm để tạo thành hỗn hợp nước súc miệng bạc hà.
Kết hợp bạc hà với nước chanh: Trộn nước cốt bạc hà với nước cốt chanh, dùng hỗn hợp thu được để đánh răng và súc miệng.
Bạc hà là loại lá trị hôi miệng kỳ hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn và khử mùi
Lá ngò gai
Ngò gai (mùi tàu) là một trong những loại lá trị hôi miệng hiệu quả và dễ tìm. Theo Đông y, ngò gai có tính mát và tinh dầu có mùi thơm, chứa nhiều thành phần như vitamin B1, sắt, canxi cùng nhiều khoáng chất có lợi,… được ứng dụng rộng rãi trong y học để chữa nhiều loại bệnh cũng như trị hôi miệng vô cùng hiệu quả.
Để sử dụng ngò gai trị hôi miệng, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị một nắm ngò gai.
Bước 2: Rửa sạch và thái khúc, sau đó cho phần ngò gai vừa thái vào nồi nước sôi.
Bước 3: Nấu ngò gai cho đến khi nước cô đặc lại khoảng một chén.
Bước 4: Để phần nước ngò gai vừa thu được nguội lại, cho thêm một ít muối và khuấy đều.
Bước 5: Sử dụng phần dung dịch thu được để súc miệng trong một tuần và chờ đợi kết quả.
Ngò gai (mùi tàu) là một trong những loại lá trị hôi miệng hiệu quả và dễ tìm
Lá chè xanh
Chè xanh là một trong số 9 loại lá trị hôi miệng hiệu quả nhất mà bạn nên biết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hợp chất Polyphenol trong chè xanh có khả năng ngăn ngừa được sự gia tăng của các vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả. Bởi chất Polyphenol sẽ tác dụng lên các vi khuẩn có hại, khiến chúng không thể tiết ra hydrogen sulfide, thành phần gây ra mùi hơi thở khó chịu.
Để sử dụng lá chè xanh trị hôi miệng, bạn chỉ cần nhai lá chè xanh đã rửa sạch trong khoảng 5 – 10 phút rồi nhả bã ra, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Đây là một phương pháp chữa hôi miệng khá đơn giản nhưng có hiệu quả rất cao, mặc dù có thể lúc đầu bạn chưa quen với mùi vị của lá chè xanh nên sẽ hơi khó nhai.
Hợp chất Polyphenol trong chè xanh có khả năng ngăn ngừa được sự gia tăng của các vi khuẩn gây hôi miệng
Lá tía tô
Trong danh sách các loại lá trị hôi miệng hiệu quả thì tía tô là cái tên mà bạn không nên bỏ qua. Thành phần của lá tía tô có chứa hợp chất chống khuẩn và khử mùi, có khả năng làm sạch môi trường khoang miệng cũng như giảm mùi hôi của hơi thở một cách nhanh chóng.
Bạn có thể nhai tía tô trực tiếp để khử mùi hôi trong miệng. Nếu việc nhai tía tô quá khó, thì bạn có thể dùng để nấu nước súc miệng mỗi ngày, cách làm như sau:
Bước 1: Rửa sạch một nắm tía tô và cho vào 200ml, sau đó đun sôi với lửa nhỏ
Bước 2: Chắt lấy phần nước tía tô đã nguội, sau đó súc miệng với nước này 3 – 4 lần một ngày cho đến khi chứng hôi miệng giảm.
Thành phần của lá tía tô chứa hợp chất chống khuẩn và khử mùi, có khả năng giảm mùi hôi của hơi thở
Lá lốt
Lá lốt là một loại thực vật được cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại chứng minh có nhiều công dụng trong việc chữa nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có chứng hôi miệng. Bởi vì trong lá lốt có hàm lượng tinh dầu cao cùng chất alcaloid có tác dụng chống viêm, giảm sưng và đặc biệt là khử mùi hơi thở hiệu quả.
Để sử dụng lá lốt trị hôi miệng, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 – 5 lá lốt già đã rửa sạch và để khô.
Bước 2: Cho lá lốt vào nồi nước và đun sôi khoảng 10 phút.
Bước 3: Đun cho đến khi nước chuyển sang màu đen tím thì thêm vào một muỗng muối và khuấy đều.
Bước 4: Để nước nguội và dùng để súc miệng mỗi ngày một lần đến khi tình trạng hôi miệng được cải thiện.
Lá lốt được cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại chứng minh có nhiều công dụng trong việc chữa chứng hôi miệng
Lá hương nhu
Hương nhu trong y học cổ truyền là một loại thảo dược có tính ấm, vị cay, chủ yếu được dùng để trị đau bụng, cảm mạo, nhức đầu,… Tuy nhiên, hương nhu cũng là một loại lá trị hôi miệng hết sức hiệu quả nhờ thành phần chứa tinh dầu giàu các chất như: carvacrol, thymol, caryophyllene, humelene,… tạo nên mùi thơm đặc trưng vô cùng dễ chịu.
Ngoài ra, hương nhu còn hỗ trợ làm sạch khoang miệng, làm ấm miệng tốt, hạn chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh nha chu hay sâu răng hiệu quả. Để sử dụng lá hương nhu trị hôi miệng, bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một nắm hương nhu tươi và rửa sạch với nước muối
Bước 2: Cho hương nhu vào nồi và đun sôi cùng nửa lít nước trong vài phút
Bước 3: Lọc lấy phần nước hương nhu, sau đó để nguội và dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi tình trạng hôi miệng được kiểm soát.
Lá hương nhu chứa nhiều tinh dầu, giúp mang đến hơi thở thơm mát và tự tin
Một số lưu ý để phòng tránh hôi miệng tại nhà
Hôi miệng có thể gây mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh, nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để phòng tránh tình trạng này:
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng và cạo lưỡi để làm sạch hoàn toàn khoang miệng, ngăn vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.
Súc miệng bằng nước lọc hoặc nước muối để cuốn trôi phần thức ăn thừa trong khoang miệng, giúp cải thiện hơi thở.
Duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để môi trường khoang miệng không bị khô
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nặng mùi, chứa nhiều tinh dầu như hành, tỏi, đường và thực phẩm giàu chất béo, để không để lại mùi lâu trong miệng.
Tránh lạm dụng các loại thức uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng là nguyên nhân hàng đầu gây khô miệng và dẫn đến hơi thở có mùi.
Dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway
Bằng cách duy trì vệ sinh răng miệng tốt, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, bạn sẽ có thể đẩy lùi được mùi hôi miệng khó chịu và lấy lại hơi thở thơm mát. Bên cạnh đó, việc thăm khám nha khoa tổng quát cũng là một cách giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng như sâu răng hay vấn đề hơi thở có mùi hôi.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi thăm khám nha khoa tổng quát tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:
Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng
Trên đây là nội dung bài viết Tổng hợp 9 loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày!
Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]
Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]
Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]
Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]