Nguyên nhân hàm răng giả bị lỏng và Cách khắc phục hiệu quả
Hàm răng giả bị lỏng là tình trạng thường xuyên diễn ra với những ai dùng hàm giả tháo lắp. Bài viết này, hãy cùng Parkwaytìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hàm răng giả bị lỏng nhé!
Nguyên nhân hàm răng giả bị lỏng
Có rất nhiều nguyên nhiên khiến hàm răng giả bị lỏng. Tuy nhiên, đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu hàm răng giả là gì.
Hàm răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng thật phổ biến hiện nay. Hàm giả tháo lắp có cấu tạo 2 phần gồm nền hàm và răng giả đính phía trên. Trong đó, nền hàm có thể sử dụng bằng kim loại hoặc nhựa dẻo. Răng giả tháo lắp giúp phục hình răng đã mất, cải thiện khả năng ăn nhai và nâng cao tính thẩm mỹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàm răng giả bị lỏng
Trong quá trình sử dụng, có nhiều nguyên do khiến cho hàm răng giả bị lỏng. Một số lý do nổi bật có thể kể đến như:
Do thiết kế hàm giả không chuẩn
Một trong số các lý do khiến hàm răng giả bị lỏng chính là do bác sĩ thực hiện lấy mẫu hàm giả chưa chuẩn xác. Điều này có thể khiến phần nền hàm không ôm sát nướu. Sử dụng lâu ngày có thể sẽ làm hàm bị cộm, lỏng lẻo và rơi ra ngoài.
Do răng chưa thích nghi với hàm răng giả
Một số trường hợp hàm giả bị lỏng lẻo là do răng chưa kịp thích nghi với hàm giả. Lý do là vì sự lão hóa của xương hàm và nướu theo thời gian khiến chúng co rút lại, răng bị mòn đi.
Khi làm lại răng hàm giả, nền hàm sẽ được thiết kế sao cho bù đắp phần xương và nướu bị teo đi. Do đó, sự thay đổi này cần mất một khoảng thời gian để lưỡi, môi thích nghi và giữ hàm giả nằm đúng vị trí.
Do nền hàm nhựa bị biến dạng
Sự tiện lợi của hàm giả chính là có thể tháo lắp bất kỳ lúc nào. Và đây cũng có thể là nguyên nhân khiến hàm răng giả bị lỏng.
Trong quá trình tháo lắp, răng giả của bạn có thể sẽ gặp va đập hoặc bị tác động bởi nhiệt độ, khiến nền hàm nhựa bị biến dạng. Khi biến dạng, hàm răng giả của bạn sẽ không còn phù hợp với nướu răng. Điều này dẫn đến trường hợp đeo răng vào không khít nướu, dễ lỏng lẻo và rơi ra ngoài.
Nền hàm nhựa bị biến dạng dễ dàng khiến hàm răng giả bị lỏng
Do cấu tạo nướu lợi và xương hàm thay đổi
Khi mất đi răng thật lâu ngày mà không điều trị kịp thời, bạn có thể sẽ gặp tình trạng tiêu xương hàm. Trồng răng giả tháo lắp chỉ có thể phục hình thân răng chứ không thể phục hồi chân răng. Điều này đồng nghĩa với việc không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Theo thời gian, tiêu xương hàm xảy ra sẽ khiến cấu trúc răng của bạn bị thay đổi. Vì vậy mà xương hàm sẽ không còn khít với răng giả như lúc ban đầu. Răng giả cũng từ đó mà lỏng lẻo và rơi ra ngoài.
Do tác động của lưỡi
Lưỡi là bộ phận cơ hoạt động thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến răng. Trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày, nếu bạn thường xuyên dùng lưỡi tác động một lực mạnh lên hàm răng giả, khả năng cao răng sẽ dần trở nên lỏng lẻo và không khít với nướu theo thời gian.
Do khớp cắn không đều
Khớp cắn không đều cũng là một trong những lý do khiến hàm răng giả bị lỏng lẻo. Khi khớp cắn không đều, áp lực trên răng giả không được phân bố đồng đều. Điều này khiến răng giả có xu hướng chuyển động và lỏng lẻo dần.
Một trong số những nguyên nhân khiến hàm giả bị lỏng là do sai lệch khớp cắn
Và một vài lý do khác
Ngoài các nguyên do trên, cũng có một số trường hợp lỏng lẻo răng giả do các tác nhân:
Sử dụng răng giả quá lâu: Nếu sử dụng một hàm răng giả trong thời gian dài, răng của bạn có thể bị mòn hoặc bị hỏng, dẫn đến tình trạng lỏng lẻo.
Viêm lợi: Viêm lợi răng hàm nếu không điều trị kịp thời có thể làm giảm độ chắc chắn của răng giả.
Cách khắc phục khi hàm răng giả bị lỏng
Xác định được nguyên nhân hàm răng giả bị lỏng bạn có thể tìm ra được phương pháp phù hợp để khắc phục. Các phương pháp khắc phục hàm răng giả bị lỏng nổi bật mà bạn không thể không biết đến như:
Sử dụng keo dán răng giả
Răng giả tháo lắp thường được thiết kế để phù hợp với răng hàm của từng người. Bạn không cần phải sử dụng keo để làm răng dính chặt trên cung hàm. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện khoảng cách giữa hàm giả và nướu răng, lúc này cần phải có sự hỗ trợ của keo dán hàm để tạo ra sự liên kết chặt chẽ.
Tác dụng của keo dán trong trường hợp này chính là giúp ngăn chặn sự chuyển động của răng. Hạn chế sự lỏng lẻo.
Đi làm lại răng giả mới
Trường hợp hàm răng giả bị lỏng do răng đã sử dụng lâu hoặc vì một số nguyên do như tiêu xương hàm, tụt lợi, răng giả bị rơi vỡ, gãy nứt,… khiến nền răng không thể bám khít với nướu, lúc này bạn cần phải làm lại răng giả mới tại nha khoa.
Răng giả mới sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ bám khít nướu, không gây ra khó chịu bởi sự lỏng lẻo.
Trồng răng giả mới tại nha khoa cho trường hợp răng giả cũ không thể điều chỉnh
Phẫu thuật – Cấy ghép Implant
Cuối cùng, nếu răng lỏng lẻo gây khó chịu, bạn có thể thay thế răng giả tháo lắp bằng răng giả cố định. Trong đó, cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng giả mà bạn không thể bỏ lỡ.
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng giả cố định cao cấp nhất hiện nay. Bằng cách sử dụng răng sứ cao cấp gắn trên trụ titanium được cắm cố định vào chân răng, cấy ghép Implant có khả năng phục hình cả mão răng lẫn chân răng đã mất.
Cấy ghép Implant được hoàn thiện với 3 thành phần chính, gồm: mão răng sứ, khớp nối abutmentvà trụ titanium. Trong đó, chức năng của từng bộ phần bao gồm:
Mão răng sứ: Là răng sứ giả có lõi rỗng, được thiết kế để úp vào trụ Implant.
Khớp nối Abutment: Đóng vai trò là mối liên kết chặt chẽ giữ mão răng và trụ.
Trụ titanium: Được làm bằng titanium lành tính, có chức năng thay thế chân răng thật.
Răng sứ cố định được phục hình bởi kỹ thuật Implant sẽ giúp bạn cải thiện tối đa khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ lẫn ngăn chặn tiêu xương hàm.
Cấy ghép implant là phương pháp phục hình răng giả hiện đại nhất hiện nay
Những điều cần phải lưu ý khi sử dụng hàm răng giả
Khi sử dụng răng giả tháo lắp, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề để tránh tình trạng hàm răng giả bị lỏng. Một số lưu ý mà bạn cần phải quan tâm để răng giả được bền:
Vệ sinh răng giả thường xuyên để tránh vi khuẩn tồn đọng trong răng miệng.
Không nên sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh. Tránh trường hợp răng giả bị mòn trong thời gian dài sử dụng.
Tháo hàm giả khi đi ngủ và ngâm vào nước muối sinh lý để vệ sinh. Điều này sẽ giúp răng giả của bạn loại bỏ các mảng bám thức ăn ở các kẽ răng. Ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.
Ngâm răng giả trong nước muối để đảm bảo vệ sinh răng, ngăn ngừa vi khuẩn
Cách phòng ngừa việc hàm răng giả bị lỏng
Bên cạnh một số lưu ý khi sử dụng hàm giả, bạn cũng nên tuân thủ một số cách để phòng ngừa việc hàm răng giả bị lỏng. Các cách phòng ngừa được nha sĩ khuyên dùng phải kể đến như:
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sau mỗi bữa ăn. Nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm để tránh tình trạng lông bàn chải đâm vào nướu răng.
Đánh răng nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh để đánh răng giả, điều này có thể khiến răng hao mòn.
Kết hợp đánh răng với chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối để vệ sinh khoang miệng. Đây là cách để giảm thiểu tối đa sự tồn tại của vi khuẩn có hại cho răng.
Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh. Các loại thức ăn này có thể khiến cho hàm răng giả bị lỏng.
Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích, tránh tình trạng răng giả bị xỉn màu, gây mất thẩm mỹ.
Đánh răng nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh để tránh răng giả bị lỏng
Nha khoa Parkway địa chỉ làm răng giả uy tín, chất lượng
Nằm trong danh sách những nha khoa uy tín nhất hiện nay, Parkway từ khi thành lập vẫn luôn được đánh giá cao bởi phương pháp khám chữa bệnh hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ giàu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Với dịch vụ trồng răng giả implant, Nha khoa Parkway còn sở hữu công nghệ tối tân từ đối tác chiến lược Straumann Group, đứng đầu thế giới về công nghệ Implant, kỹ thuật hội chẩn và máng hướng dẫn phẫu thuật.
Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nơi làm răng giả phù hợp, hãy đến ngay Nha khoa Parkway để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và lập phác đồ điều trị phù hợp nhé.
Ngoài các dịch vụ làm răng giả, Parkway còn cung cấp đa dạng các dịch vụ khám chữa bệnh răng miệng gồm:
Điều trị các bệnh về răng như nhổ răng khôn, sâu răng, điều trị tủy,…
Niềng răng trẻ em, nhổ răng sữa, tiền chỉnh nha.
…
Tạm kết
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn tất cả các thông tin về nguyên nhân hàm răng giả bị lỏng và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Cuối cùng, đừng quên truy cập website Nha khoa Parkway thường xuyên để đón xem những tin tức hấp dẫn về sức khỏe răng miệng nhé!
Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]
Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]
Bọc răng sứ hiện nay là phương pháp phổ biến được nhiều người ưa chuộng, giúp khôi phục và cải thiện tình trạng thẩm mỹ trên răng, mang lại nụ cười tự tin và tỏa sáng. Vậy bọc răng sứ là gì? Cần lưu ý những điều gì khi làm răng sứ? Cùng nha khoa […]