Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Gãy răng hàm có làm sao không? Ảnh hưởng và cách khắc phục

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra gãy răng hàm, và dù là bất kỳ nguyên nhân nào, răng hàm bị gãy đều có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không chỉ sức khỏe răng miệng mà còn cho thẩm mỹ của người bệnh. Hãy cùng với Parkway tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Giới thiệu sơ qua về răng hàm là gì?

Để trả lời cho câu hỏi gãy răng hàm có làm sao không, chúng ta cần tìm hiểu trước răng hàm là gì.

Răng hàm đảm nhiệm một vai trò quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta, nằm ở vị trí số 6 và số 7 trong cung hàm – tính từ ngoài vào trong. Răng khôn (răng số 8) cũng được tính là răng hàm nếu mọc và phát triển bình thường. 

Răng hàm có cấu tạo tương tự các răng khác trong hàm, gồm 3 phần: men răng, ngà răng, tủy răng – tuy nhiên kích thước của răng hàm to hơn, nhiều chân răng hơn nên đảm nhận vai trò nhai, nghiền, cắn chính. Bên trong đó:

  • Men răng: Là màn bao bọc chắc chắn để bảo vệ ngà răng và tủy răng. Vì có tỷ lệ chất vô cơ Hydroxyapatite lên đến 96%, nên men răng được biết đến là thành phần cứng nhất trong cơ thể.
  • Ngà răng: Là lớp thứ 2, nằm ở trong men răng, chiếm thể tích lớn nhất của răng. Ngà răng có chứa buồng tủy và ống tủy. Độ cứng của ngà răng kém hơn so với men răng khi chỉ có 70% là chất vô cơ.
  • Tủy răng: Bộ phận duy trì sự sống cho răng. Trong tủy răng có chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh, giúp răng có cảm giác.

Có thể vì nguyên nhân bệnh lý (sâu răng, nhiễm khuẩn,… ) hoặc nguyên nhân chấn thương, răng hàm của bệnh nhân bị gãy.

Răng hàm là gì?

Răng hàm và cấu trúc răng hàm

Những nguyên nhân làm gãy răng hàm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy răng hàm, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Người bệnh nên xác định được trước đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc răng hàm mình bị gãy để có thể điều chỉnh hoặc bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng cũng như đi khám nha khoa kịp thời.

Do vệ sinh kém

Vệ sinh răng miệng là không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng răng hàm bị gãy. Việc chải răng sai cách có thể khiến men răng của người bệnh bị tổn thương, hoặc việc lười chải răng, không sử dụng chỉ nha khoa/ tăm nước vệ sinh răng miệng kỹ sẽ dẫn tới tình trạng sâu răng và viêm nướu, lâu dài đẫn đến tình trạng gãy răng hàm.

Những nguyên nhân làm gãy răng hàm

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân gây ra gãy răng hàm

Do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Bữa ăn hàng ngày thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng hàm bị gãy. Canxi và các khoáng chất có vai trò giữ cho răng chắc khỏe, nếu cơ thể thiếu hụt những chất này, răng sẽ dần trở nên mềm yếu và dễ gãy. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm chứa đường và axit cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng tổn thương, gãy răng hàm.

Do thói quen xấu

Thói quen nghiến răng đứng đầu danh sách thói quen dẫn đến tình trạng răng hàm bị gãy. Nghiến răng tạo ra một áp lực lớn lên răng, tình trạng nghiến răng kéo dài có thể khiến răng hàm bị yếu, dần nứt vỡ rồi gãy. Hút thuốc lá thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, lâu dài dễ gây gãy răng.

Những nguyên nhân làm gãy răng hàm

Hút thuốc lá là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng hàm bị gãy

Do bị chấn thương răng từ tác động lực bên ngoài

Chơi thể thao không đeo dụng cụ bảo vệ răng chuyên dụng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy răng hàm. Hoặc tai nạn tạo ra tác động vật lý vào vị trí răng hàm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng hàm bị gãy.

Do tuổi cao

Đến một độ tuổi nhất định, cơ thể chúng ta sẽ dần lão hóa, các cơ quan trên cơ thể cũng vậy. Men răng cũng nằm trong danh sách những bộ phận trên cơ thể ta bị lão hóa, dễ dẫn tới tình trạng gãy răng hàm.

Do thay đổi về hormone

Phụ nữ đang trong thai kỳ  hoặc giai đoạn tuổi dậy thì cũng có thể gặp tình trạng gãy răng hàm. Khi mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone tăng lên có thể gây ảnh hưởng xấu đến một số mô chuyên biệt như nha chu, mô xương bao quanh nâng đỡ răng ở thai phụ.

Không những thế, nướu răng vô cùng nhạy cảm trong giai đoạn này nên càng dễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho nhiễm trùng và gây ra tình trạng răng hàm bị gãy.

Những nguyên nhân làm gãy răng hàm

Giai đoạn mang thai phụ nữ cũng rất dễ gặp tình trạng gãy răng hàm

Do không kiểm tra định kỳ

Thói quen đến nha khoa 6 tháng một lần để được lấy cao răng và kiểm tra răng định kỳ không được thực hiện sẽ gây ra tình trạng tích tụ cao răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác phát triển. Lâu dài, những bệnh lý này có thể gây ra tình trạng mất răng.

Do các bệnh lý răng miệng khác

Các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, tiêu xương hàm,… cũng có thể gây ra tình trạng răng hàm bị gãy nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Do kết cấu của răng yếu

Một số người có kết cấu răng yếu hơn so với bình thường, do di truyền hoặc do bất thường trong cơ thể. Dù không phổ biến nhưng đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy răng hàm.

Những nguyên nhân làm gãy răng hàmMắc các bệnh lý răng hàm là nguyên nhân phổ biến gây gãy răng

Gãy răng hàm có làm sao không?

Khi răng hàm bị gãy, cấu trúc ngà răng và men răng bảo vệ răng bị phá hủy. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại tấn công vào phần tủy răng cũng như các cấu trúc bên trong răng, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Ngà răng là phần vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là với nhiệt độ. Khi răng hàm của bạn bị gãy lộ ngà răng, bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Với trường hợp răng hàm bị gãy lộ tủy răng, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tấn công vào tủy răng gây ra tình trạng viêm tủy, hoại tử tủy, áp xe răng… nếu không được điều trị kịp thời.

Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi gãy răng hàm có làm sao không, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín và chuyên nghiệp để thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt khi gặp tình trạng này.

Gãy răng hàm có làm sao không?

Răng hàm bị gãy sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

Bị gãy răng hàm có mọc lại không?

Gãy răng hàm có mọc lại được không là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, một khi răng hàm hoặc các loại răng vĩnh viễn khác gãy, sẽ không thể nào mọc lại được. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp nha khoa để phục hình răng hàm bị gãy, nứt hay tổn thương vì bất kỳ lý do nào. Vậy nên bạn cũng không cần quá lo lắng khi răng hàm của mình bị gãy.

Gãy răng hàm có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?

Gãy răng hàm làm ảnh hưởng đến việc ăn uống đặt biệt là nhai

Khi gãy răng hàm, cấu trúc răng hoàn chỉnh sẽ bị phá hủy. Điều này sẽ gây ra sự cản trở vô cùng lớn đối với chức năng ăn nhai của răng. Lý do là vì khi gãy răng hàm, khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới sẽ không khít nhau, gây trở ngại trong việc cắn xé thức ăn dẫn đến đau đớn và khó chịu gây ra bởi răng hàm bị gãy sẽ làm suy giảm chức năng nhai.

Thức ăn khi không được nghiền nát đi xuống dạ dày lâu ngày dễ sinh ra các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, đại tràng,…

Trường hợp răng bị gãy quá sâu vào sát tủy hoặc lộ tủy, người bệnh sẽ gặp tình trạng ê buốt, đau buốt bất thường. Khi đó, răng hàm sẽ trở nên nhạy cảm hơn, khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, hoặc về đêm bạn sẽ cảm nhận những cơn đau buốt dữ dội.

Hơn nữa, việc gãy răng hàm lâu dần cũng diễn ra tình trạng nhai một bên, dẫn đến tình trạng lệch lạc giữa hai hàm, ảnh hưởng nặng nề đến khớp thái dương hàm (khớp nối xương hàm và xương thái dương).

Gãy răng hàm có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?

Khi răng hàm bị gãy, ăn uống sẽ khó khăn hơn

Gãy răng hàm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng

Răng hàm nằm khuất trong hàm, vậy nên khi răng hàm bị gãy, bạn sẽ chưa thấy được ảnh hưởng của răng bị mẻ về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu tình trạng gãy răng hàm không được điều trị kịp thời, những bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng chân răng… sẽ xảy ra do những vụn thức ăn vướng vào vết mẻ không được vệ sinh triệt để.

Khi răng hàm bị gãy, dù là gãy một phần hay toàn bộ răng cũng đều sẽ ảnh hưởng đến bề mặt răng, tạo ra các hốc, rãnh. Việc có các hốc rãnh trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn gây hại cho răng. 

Ngoài ra, việc gãy xương hàm cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Không thể làm sạch mọi góc cạnh của răng, làm tăng khả năng mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Lâu dần, bộ phận còn lại của chiếc răng bị gãy cũng sẽ bị phá hủy.

Gãy răng hàm có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?Răng hàm bị gãy làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng

Gãy răng hàm làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Từ việc gặp khó khăn trong quá trình nhai thức ăn, gãy răng hàm cũng sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày. Lý do là vì việc khó khăn trong ăn nhai, thức ăn không được nhai kỹ càng sẽ trở nên khó tiêu hóa.

Ngoài ra, việc đau nhức khi răng bị gãy cũng gây ra các tình trạng đau đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Lâu dần, tình trạng này sẽ khiến cho sức khỏe suy giảm, cơ thể kiệt quệ, mất sức.

Gãy răng hàm có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?

Răng hàm bị gãy cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hóa

Gãy răng hàm làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Một hàm răng chắc khỏe không chỉ hỗ trợ việc ăn nhai, mà còn giúp cho chúng ta tự tin khi giao tiếp, cười nói với mọi người xung quanh. Do đó, việc răng bị gãy cũng gây ra dẫn đến tình trạng kém thẩm mỹ trên gương mặt. Từ đó khiến cho người bệnh trở nên tự ti khi giao tiếp xã hội.

Ngoài ra, nếu gãy răng hàm nghiêm trọng dẫn đến mất chân răng và gây ra tình trạng tiêu xương hàm. Lúc này gương mặt của bạn cũng sẽ trở nên biến dạng vì cấu trúc hàm không còn được ổn định. 

Gãy răng hàm có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?Gãy răng gây ra sự tự ti khi cười nói, giao tiếp 

Gãy răng hàm không giống với mất răng

Nhiều người lầm tưởng rằng việc gãy răng hàm chính là mất răng. Trên thực tế, gãy răng và mất răng là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau.

Khi gãy răng, bạn có thể sẽ chỉ gãy thân răng, lúc này chân răng vẫn còn nằm trong khuôn hàm. Tùy vào từng tình trạng của răng, người bệnh có thể đưa ra các giải pháp để điều trị răng cũ hoặc trồng răng mới.

Còn ngược lại, việc mất răng chính là cả thân răng lẫn chân răng đều không còn trong khuôn hàm. Lúc này người bệnh chỉ có thể sử dụng các kỹ thuật nha khoa để phục hình răng hàm mới.

Những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị gãy răng hàm kịp thời

Có nhiều người bệnh bị gãy răng hàm nhưng vẫn chủ quan và không điều trị, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không điều trị, răng hàm gãy có thể gây ra sâu răng nặng, viêm tuỷ, chết tủy và mất răng vĩnh viễn. 

Việc bỏ qua điều trị gãy răng hàm cũng có thể làm xô lệch các răng còn lại và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Khi mất răng hàm, sự lệch lạc giữa hai hàm cũng như ảnh hưởng đến khớp thái dương có thể xảy ra. Nếu bỏ qua điều trị, tiêu xương hàm có thể gây nên tình trạng má hóp và lão hoá khuôn mặt sớm. Ngoài ra, chức năng ăn nhai cũng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ cơ thể, đặc biệt là với những người lớn tuổi.

Những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị gãy răng hàm kịp thời

Hiện tượng răng hàm bị gãy nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi

Cách khắc phục hiệu quả tình trạng gãy răng hàm tại nha khoa

Khi răng hàm bị gãy, cần phải đến ngay cơ sở nha khoa để điều trị tránh tình trạng lâu dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng răng hàm bị gãy bạn đọc có thể tham khảo.

Trám răng hàm bị gãy

Trám răng là một trong những phương pháp phục hình răng giả phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp được đánh giá cao không chỉ bởi hiệu quả ở mức tốt mà còn vì giá thành hợp lý. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi răng hàm bị gãy không quá 1/3 răng.

Với phương pháp này, bác sĩ thường sẽ sử dụng các vật liệu trám răng như Composite hoặc Amalgam, sau đó đắp lên phần răng đã mất để khôi phục lại hình dáng răng.

Phương pháp trám răng có thể khôi phục lại phần đã mất của răng hàm, tái tạo chức năng của răng. Răng hàm sau khi trám có thể nhai và nghiền thức ăn hiệu quả.

Ngoài ra, phương pháp trám răng có thời gian điều trị vô cùng nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có thể phục hình răng hàm.

Bên cạnh các ưu điểm thì nhược điểm lớn nhất của phương pháp trám răng chính là hiệu quả điều trị không lâu dài. Miếng trám răng có thể rơi ra ngoài sau vài năm hoặc thậm chí vài tháng sử dụng. Khi miếng trám rớt ra ngoài, bạn cần phải đến nha khoa để thực hiện quy trình trám răng mới.

Cách khắc phục hiệu quả tình trạng gãy răng hàm tại nha khoa

Phương pháp trám răng

Bọc sứ cho người bị gãy răng hàm

Bọc răng sứ cũng là phương pháp phổ biến được sử dụng để phục hình răng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài chân răng theo một tỷ lệ nhất định, sau đó bọc lớp mão sứ phù hợp vào nhằm khôi phục hình thái và chức năng của răng. 

Trường hợp răng bị gãy toàn bộ phần thân răng vào đến hoặc gần vào đến tủy răng, chỉ còn chân răng, bọc sứ hoặc úp mão răng giả lên chân răng là phương pháp duy nhất có thể xử lý dứt điểm được những biến chứng có thể xảy ra. 

Có rất nhiều loại mão răng như kim loại, sứ, kim loại kết hợp với sứ, nhựa… nhưng mão răng sứ là loại được ưa chuộng nhất nhờ tính thẩm mỹ và sự bền đẹp.

Trường hợp răng viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng đến tủy răng, thì trước khi chỉ định bọc răng hoặc úp răng sứ, bác sĩ sẽ điều trị phần tủy răng để tránh nhiễm trùng lan rộng. Sau khi điều trị, vị trí của tủy răng đã được xử lý sẽ được lấp lại bằng các vật liệu trám răng chuyên dụng trước khi thực hiện các bước tiếp theo gắn mão răng giả.

Cách khắc phục hiệu quả tình trạng gãy răng hàm tại nha khoa

Phương pháp bọc răng sứ

Trồng răng implant

Đối với những trường hợp chết tủy, mô sâu răng chiếm gần hết mô răng thật và không thể sử dụng các biện pháp phục hình trên các mô răng còn lại hoặc răng hàm vỡ đôi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chiếc răng đó để tránh xảy ra những biến chứng như viêm chóp răng hoặc các bệnh nha chu liên quan.

Để tránh hoàn toàn những tổn thương lâu dài gây ra bởi việc mất chân răng và tiêu xương hàm, phương pháp trồng răng implant là giải pháp tốt nhất.

Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, thay thế chân răng bằng trụ kim loại giống như một chiếc vít – thay thế răng bị hỏng bằng răng nhân tạo, có chức năng và hình dáng như răng thật với điểm cộng là thời gian thực hiện nhanh chóng. Thay vào đó chi phí trồng răng Implant khá cao.

Cách khắc phục hiệu quả tình trạng gãy răng hàm tại nha khoa

Phương pháp trồng răng implant

Cấu tạo của một chiếc răng implant bao gồm: 

  • Trụ implant: Trụ implant chính là một yếu tố quan trọng giúp phương pháp cấy ghép implant tạo cảm giác y như răng thật, do nhiệm vụ chính của nó là thay thế chân răng. Được thiết kế dạng ren xoắn như một chiếc ốc vít, được cấy thẳng vào xương hàm vị trí răng trống. Trụ có tác dụng nâng đỡ cầu răng, mão răng hay một hàm răng giả để thay thế cho răng đã mất.
  • Mão răng sứ: Đây là phần trên cùng, có hình dáng và chức năng của thân răng thật, gắn trên khớp nối Abutment.
  • Khớp nối Abutment: Là thành phần có chức năng khớp nối, kết nối trụ implant ở dưới và phần mão răng ở phía trên.

Quá trình để cấy ghép Implant hoàn thiện thường lâu hơn so với các phương pháp khác, kéo dài khoảng từ 3-6 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả của kỹ thuật này được đánh giá là tốt nhất hiện nay, có thể mang lại cho bạn chiếc răng giả trông như thật. 

Một số ưu điểm của trồng răng Implant:

  • Răng sứ Implant có độ chắc chắn vô cùng cao, giúp răng đảm nhiệm tốt chức năng ăn nhai.
  • Trồng răng implant mang tính độc lập. Gãy răng nào sẽ trồng răng đó, hoàn toàn không can thiệp vào các răng xung quanh.
  • Răng sứ implant được chế tác từ các chất liệu cao cấp bậc nhất trong nha khoa. Đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, có màu sắc và hình dáng tương đồng với răng thật.

Răng được trồng implant có khả năng ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm cho răng như tiêu xương hàm, teo nướu,…

Cách điều trị người bị gãy răng hàm theo từng trường hợp

Như đã nói ở phần trên, gãy răng hàm có thể chia ra nhiều trường hợp gãy và mỗi trường hợp sẽ tương ứng với một cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp răng hàm bị gãy và phương pháp điều trị thích hợp, bạn đọc có thể tham khảo

Trường hợp gãy răng hàm ít

Trong trường hợp mô răng bị gãy ít, chưa tổn thương vào đến tủy răng thì phương pháp trám răng hoặc bọc răng sức sẽ đảm bảo được chức năng nhai cho răng và ít tốn kém. Tuy nhiên nên nhớ trường hợp này chỉ tính khi vết gãy chưa tổn thương vào đến tủy răng.

Cách điều trị người bị gãy răng hàm theo từng trường hợp

Răng hàm gãy ít có thể điều trị bằng trám răng

Trường hợp gãy răng hàm ngang

Tình trạng răng hàm bị mất ⅓ hay một nữa, cả thân răng chỉ còn lại chân răng được gọi là tình trạng gãy răng hàm ngang. Trường hợp này không thể điều trị bằng phương pháp trám răng mà chỉ có thể dùng phương pháp bọc răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng hàm.

Cách điều trị người bị gãy răng hàm theo từng trường hợp

Răng hàm gãy ngang có thể điều trị bằng cầu răng sứ

Trường hợp gãy chân răng hàm dưới nướu

Răng hàm bị gãy mất đi nhiều mô răng, chỉ còn chân răng nằm dưới nướu không thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ do không có đủ thân răng làm trụ cho mão răng sứ tồn tại chắc chắn. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chân răng và dùng phương pháp phục hồi răng bằng trồng răng implant để đảm bảo được đầy đủ chức năng cho chiếc răng đã mất.

Cách điều trị người bị gãy răng hàm theo từng trường hợp

Trường hợp răng hàm gãy dưới nướu buộc phải nhổ đi trồng implant

Lưu ý những biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng để tránh và hạn chế tình trạng gãy răng hàm. Để giữ gìn một hàm răng khỏe mạnh, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.

Không dùng răng để khui những vỏ chai

Không nên dùng răng sai mục đích, như mở bao bì, nút thắt,… đặc biệt là dùng để khui vỏ chai. Độ cứng chắc của vỏ và nắp chai nước ngọt hoàn toàn có thể khiến răng bạn bị gãy, vỡ. Một thói quen vô cùng thân thuộc nhưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng răng hàm bị gãy ở người lớn.

Hạn chế ăn đồ cứng

Dùng răng nhai những thực phẩm cứng như xương, đá, kẹo cứng,… không những gây ra tình trạng gãy răng mà còn gây tổn thương cho các mô mềm quanh răng, nướu. Để giữ gìn hàm răng khỏe mạnh, bạn nên hạn chế nhai những thực phẩm quá cứng.

Lưu ý những biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Hạn chế ăn đồ quá cứng để giữ sức khỏe răng miệng

Điều trị bệnh lý răng miệng

Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, mòn men răng hoặc những chấn thương, tai nạn khi tham gia chơi thể thao, điều khiển phương tiện giao thông gây ra gãy răng hàm, bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa gần nhất để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Tránh tình trạng tổn thương tiến triển làm tổn thương cấu trúc răng.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để đảm bảo răng chắc khỏe. Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước muối để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hại cho răng.

Đến nha khoa khám răng định kỳ

Bạn nên khám răng định kỳ tại nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng. Nếu gặp bất thường, bác sĩ cũng sẽ thăm khám và điều trị kịp thời.

Đeo bảo hộ răng khi tham gia chơi thể thao

Dụng cụ bảo vệ răng nên là món đồ thân thiết khi bạn là người đam mê chơi thể thao. Răng sẽ rất dễ gãy nếu gặp các va chạm mạnh lúc chơi thể thao.

Lưu ý những biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Đeo bảo hộ răng khi chơi thể thao

Địa chỉ nha khoa uy tín giúp điều trị tình trạng gãy răng hàm tốt nhất

Để được tư vấn, điều trị và phục hình răng hàm bị gãy bền đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng, bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng.

Nha khoa Parkway cung cấp hệ thống dịch vụ chỉnh nha đa dạng, được điều hành bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, lành nghề, đảm bảo đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời và thoải mái nhất. Ngoài ra, Nha khoa Parkway sở hữu nhiều cơ sở tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương. 

Lựa chọn dịch vụ điều trị gãy răng hàm tại Nha khoa Parkway:

  • Đa dạng mão răng sứ và trụ implant.
  • Sử dụng răng implant được nhập khẩu và sản xuất bởi các công ty phân phối răng implant hàng đầu tại Thụy Sĩ, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp,…
  • Tuổi thọ răng lâu dài, có bảo hành.
  • Phục hình răng đã mất giống răng thật đến 99%, đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
Địa chỉ nha khoa uy tín giúp điều trị tình trạng gãy răng hàm tốt nhất

Nha khoa Parkway – Điểm đến tin cậy của mọi gia đình

Mong là qua bài viết này của Parkway, bạn đọc có thể hiểu rõ về gãy răng hàm có sao không và những ảnh hưởng của tình trạng răng hàm bị gãy tới sức khỏe răng miệng mỗi người. 

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết