Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi một cách triệt để
Chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đang là mối bận tâm của các bậc phụ huynh nhằm giúp con tránh khỏi cơn đau nhức, ê buốt, khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe hàng ngày mà có tác động tiêu cực đến sự hình thành răng vĩnh viễn sau đó. Vậy trẻ 4 tuổi bị sâu răng cần phải làm gì, cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nhé!
Chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đang là mối bận tâm của các bậc phụ huynh
Tình trạng sâu răng ở trẻ em
Nhiều năm trở lại đây, tình trạng sâu răng ở trẻ em đang diễn ra với tần suất đáng báo động tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê, hiện nay có đến 85% trường hợp răng bị sâu xuất phát từ nguyên nhân sau:
Trẻ em ăn vặt quá nhiều, bao gồm bánh kẹo, nước ngọt có ga…
Bé có thói quen chăm sóc răng miệng sai cách.
Không giống răng vĩnh viễn, răng sữa khi bị sâu thì tốc độ phát triển bệnh nhanh hơn đáng kể. Bởi vậy, nếu cha mẹ không sớm phát hiện, bé có thể chịu những tổn hại nặng nề về sức khỏe. Không chỉ vậy, nếu không chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi thì bệnh có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí óc và chiều cao của con.
Nguyên nhân trẻ em 4 tuổi bị sâu răng hàm
Việc chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi cần phải xác định được lý do dẫn đến tình trạng này. Thông thường, vấn đề đều xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 4 tuổi thường bị sâu răng
Sức khỏe răng miệng
Các bệnh lý liên quan đến răng miệng là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ em. Điển hình như viêm nướu hay viêm tủy răng,…Mặt khác, răng mọc lệch cũng góp phần cản trở quá trình vệ sinh răng miệng của bé. Theo đó, những mảnh vụn thức ăn thừa sẽ dễ dàng tích tụ trên bề mặt dẫn đến sâu răng.
Đồng thời, cấu tạo răng sữa của bé tương đối yếu so với răng trưởng thành nên cũng khiến vi khuẩn tấn công để gây bệnh. Bởi vậy, các bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho con nhằm duy trì sức khỏe răng miệng.
Do ăn vặt
Trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm do vi khuẩn cùng nhiều yếu tố khác gây ra. Khi con ăn các thực phẩm chứa carbohydrate(đường và tinh bột) có thể bám vào kẽ răng. Khi đó, vi khuẩn trong miệng sẽ tiêu thụ lượng thức ăn thừa này để sản sinh ra axit gây hại cho răng. Bất kể ai cũng có nguy cơ sâu răng nhưng một số trẻ sẽ dễ mắc phải hơn nếu mang các yếu tố sau đây:
Lượng vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng cao.
Chế độ ăn nhiều đường cùng tinh bột.
Uống ít nước.
Vệ sinh răng miệng kém.
Lượng nước bọt của trẻ tiết ra ít hơn bình thường.
Di truyền từ bụng mẹ
Bên cạnh việc tìm hiểu cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi thì nguyên nhân gây bệnh còn có thể xuất hiện trước khi con chào đời. Bị viêm nha chu có lây không? theo một số nghiên cứu nếu mẹ bầu bị viêm nha chu thì khả năng sinh non cao gấp đôi người bình thường. Đồng thời, tình trạng này còn có thể mang đến những di chứng sau này ở thai nhi như:
Gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của con.
Tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng khiếm khuyết ở men răng phát sinh như thiếu khoáng chất hay dễ bị mẻ, vỡ.
Vệ sinh răng miệng kém
Trẻ nhỏ chưa thể ý thức rõ hết các tác hại từ việc vệ sinh răng miệng kém nên thường làm qua quýt cho xong. Bởi vậy, cha mẹ cần đồng hành cũng như chỉ dẫn con ngay từ giai đoạn đầu tiên.
Tác hại của trẻ em 4 tuổi bị sâu răng hàm
Mặc dù răng sữa chỉ hiện diện trong vài năm nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe tổng thể của con. Đặc biệt, nếu răng sữa bị sâu có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng cho trẻ như:
Nếu răng sữa bị sâu có thể dẫn đến một số vấn để nghiêm trọng cho trẻ
Vi khuẩn có hại không chỉ tấn công răng sữa mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến mầm răng vĩnh viễn và phần nướu sau đó.
Đôi khi trẻ phải tiến hành nhổ bỏ sớm nếu sâu răng sữa khiến răng vĩnh viễn có nguy cơ mọc không đúng vị trí, làm ảnh hưởng đến khung xương hàm. Mặt khác, nếu con bị sún răng cũng khiên việc phát âm trở nên khó khăn hơn.
Răng sữa sâu còn làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bé. Những cơn đau nhức kéo dài có thể khiến trẻ mắc chứng biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, với một số trường hợp sâu răng nặng làm viêm tủy răng còn có nguy cơ gây áp xe răng. Từ đó, tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến viêm nhiễm vùng hàm mặt hay thậm chí là nhiễm trùng máu.
Răng hàm giúp xé, nhai và nghiền nát thức ăn nên nếu bị sâu sẽ khiến bé cảm thấy đau nhức, khó chịu làm ảnh hướng đến quá trình xử lý thức ăn trong miệng. Theo đó, thức ăn không được nghiền kỹ đã nuốt xuống dưới dạ dày vì con tránh nhai mạnh. Điều đó khiến những bộ phần tiêu hóa tiếp theo phải hoạt động nhiều hơn.
Bởi vậy, nếu không chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi kịp thời thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
Áp xe răng khiến trẻ sốt, đau dữ dội cùng nhiều nhiễm trùng khác.
Ngoài ra, sâu răng cũng khiến con trở nên khó chịu, không được vui chơi thoải mái. Đồng thời, việc ăn uống không còn ngon miệng dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng.
Bé 4 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao tại nhà
Trường hợp bé gặp vấn đề về răng miệng mà cha mẹ chưa thể đưa con đến ngay nha khoa điều trị thì có thể áp dụng cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đơn giản dưới đây. Cụ thể như sau:
Những cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đơn giản tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng
Dùng nước muối sinh lý
Trong muối có chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt nên sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt, đau nhức răng hiệu quả. Bởi vậy, các mẹ có thể áp dụng cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi này như sau:
Bước 1: Sử dụng khoảng 100ml nước muối sinh lý có bán tại hiệu thuốc.
Bước 2: Sau khi đánh răng, mẹ hãy hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối từ 1 – 2 phút đều đặn mỗi ngày.
Dùng lá chè
Lá chè xanh rất giàu các thành phần chất cần thiết giúp bảo vệ răng khỏe mạnh như catechin, axit tannic, florua. Bởi vậy, đây cũng là cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đơn giản, hiệu quả được rất nhiều bậc phụ huynh sử dụng. Cụ thể như sau:
Bước 1: Lấy một nắm lá chè xanh đem đi rửa sạch vào đun sôi cùng 1lit nước trong khoảng 2 phút.
Bước 2: Sau khi nước đã nguội hẳn, mẹ lọc lấy phần nước vừa đun và bỏ bã.
Bước 3: Sử dụng nước chè xanh cho con ngậm và súc họng trong khoảng 5 phút. Hãy thực hiện cách này đều đặn ít nhất ngày 2 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Dùng rượu hạt cau
Trong cao có chứa khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây sâu răng rất tốt. Bởi vậy, các mẹ hãy thử áp dụng phương pháp này để chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi nhé!
Bước 1: Chuẩn bị 100gr hạt cau đem rửa sạch và để ráo nước.
Bước 2: Đem ngâm cùng 500ml rượu trắng trong khoảng 30 ngày đến khi rượu ngả sang màu vàng là có thể sử dụng được.
Bước 3: Hãy cho trẻ súc miệng thường xuyên với rượu hạt cau ngày 2 lần với một lượng vừa đủ để đạt được hiệu quả cao.
Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi một cách triệt để
Những phương pháp chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi tại nhà kể trên đều dễ thực hiện nhưng chỉ có tác dụng giảm đau cấp tốc mà không thể trị dứt điểm. Bởi vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm nha khoa để được điều trị chuyên sâu.
Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi một cách dứt điểm
Đối với trường hợp sâu nhẹ
Đối với những trường hợp bệnh mới chớm, lỗ sâu còn nhỏ và chưa ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng thì cha mẹ có thể áp dụng ngay biện pháp trám răng cho con. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành hàm lại phần sâu một cách vô cùng an toàn, hiệu quả mà không hề đau đớn với quy trình sau:
Vệ sinh khoang miệng, loại bỏ mô răng bệnh cùng vi khuẩn gây viêm nhiễm và làm sạch lỗ sâu.
Sử dụng vật liệu trám đặc biệt để bít lại giúp bảo vệ mô răng khỏi những các nhân gây bệnh như thức ăn, mảng bám hay vi khuẩn.
Hóa cứng miếng trám bằng cách chiếu đèn là đã hoàn tất quá trình xử lý răng sâu bằng phương pháp trám răng.
Sau khi thực hiện chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi này, răng của con được khôi phục chức năng ăn nhai tốt. Nhờ đó, bé không còn cảm giác đau nhức, ê buốt mà có thể ăn uống và phát triển bình thường.
Đối với trường hợp sâu nặng
Trường hợp trẻ bị sâu răng mà tình trạng dần trở nên trầm trọng hơn thì phải làm gì? Lúc này, nếu nhận thấy mô răng đã tổn thương nặng mà không thể bảo tồn được nữa, các bác sĩ sẽ chỉ định nhỏ bỏ để bảo vệ những răng kế cận.
Cách phòng ngừa trẻ 4 tuổi bị sâu răng
Bên cạnh các phương pháp chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi thì bé có thể phòng ngừa bệnh lý nha khoa bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ cùng chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể như sau:
Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi một cách dứt điểm
Chế độ ăn uống lành mạnh
Những thực phẩm mà con ăn uống hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bởi vậy, để phòng ngừa sâu răng, cha mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học như sau:
Trẻ dưới 4 -6 tháng tuổi chỉ nên sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Trẻ từ 6 tháng – dưới 1 tuổi cần tránh sử dụng sữa có đường hoặc nước ép hoa quả.
Trẻ trên 1 tuổi có thể dùng những thực phẩm ít đường sẽ giảm nguy cơ gây hư hỏng men răng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến cách con ăn uống bởi trẻ thường có thói quen ngậm đồ ăn lâu trong miệng. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ hình thành axit cũng như gây sâu răng.
Cha mẹ có thể chia nhỏ bữa để tránh làm con chán và ngậm thức ăn.
Cho bé ngồi vào bàn khi ăn giúp con tập trung khi ăn uống.
Cho trẻ ăn đúng giờ.
Khuyến khích con uống nước lọc thường xuyên thay vì nước ép trái cây.
Cắt giảm quà vặt của bé bởi những đồ ăn này thường chứa một lượng lớn đường làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ 4 tuổi.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Các bậc cha mẹ cần bắt đầu xây dựng cho con một thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay từ khi còn nhỏ ví dụ như hướng dẫn bé cách đánh răng đúng. Đối với trẻ từ 18 tháng – 6 tuổi, bạn nên sử dụng bàn chải nhỏ, lông mềm kèm lượng kem đánh răng chứa ít fluoride. Hãy luôn vệ sinh dọc đường viền nướu của con mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Khám nha khoa định kỳ
Việc kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp con tránh mắc các bệnh lý nha khoa. Bởi vậy, ngoài cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi thì cha mẹ nên dẫn bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lời kết
Thông qua bài viết này, hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh biết cách phòng ngừa cũng như chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi hiệu quả. Đây là giai đoạn cấu trúc xương hàm của trẻ chưa ổn định nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý để tránh những rủi ro đáng tiếc về sau. Hãy thường xuyên đến các phòng khám uy tín như hệ thống nha khoa Parkway để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho con yêu nhé!
Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]
Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]
Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]
Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]