Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Bé đến một độ tuổi nhất định sẽ diễn ra quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn chắc khỏe và bền vững hơn. Nhiều cha mẹ lựa chọn cách nhổ răng sữa bằng chỉ cho bé. Liệu cách nhổ răng sữa bằng chỉ cho bé có an toàn không? Thực hiện nhổ răng sữa cho bé bằng chỉ lưu ý những gì? Chăm sóc răng cho trẻ như thế nào sau nhổ răng là đúng cách. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé.
Một điều quan trọng khi tìm hiểu về nhổ răng sữa cho bé là cha mẹ cần biết rõ về quá trình thay răng sữa, lịch thay răng sữa ở trẻ. Khi hiểu được lịch thay răng sữa cha mẹ sẽ xác định được thời điểm phù hợp để loại bỏ răng sữa, tạo điều kiện thuận lợi cho răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.
Hầu hết khi trẻ khoảng 5 đến 6 tuổi sẽ bước vào giai đoạn thay răng sữa. Quá trình này có thể diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn ở một số trẻ do thể chất cũng như đặc điểm dinh dưỡng khác nhau. Điều này vẫn là bình thường chỉ cần quá trình này diễn ra không quá sớm hoặc quá muộn so với thời gian trung bình ở trẻ.
Theo quan sát và đánh giá từ các chuyên gia y tế ở những bé gái sẽ thường có xu hướng thay răng sữa sớm hơn là ở những bé trai. Răng sữa cuối cùng được thay diễn ra khi bé đủ 12 hoặc 13 tuổi. Thường thì thứ tự thay răng sữa sẽ tương ứng với thứ tự mà răng sữa mọc lên nghĩa là răng nào mọc trước thì sẽ được thay trước và những răng nào mọc sau sẽ được thay sau. Vì thế ngay từ khi bé bắt đầu mọc răng cha mẹ có thể ghi lại thứ tự mọc răng của bé để có thông tin theo dõi khi bé bắt đầu thay răng.
Mỗi răng khác nhau sẽ có khoảng cách thời gian từ lúc răng có dấu hiệu lung lay đến khi răng tự rụng khác nhau tùy theo đặc điểm từng loại răng và vị trí của chúng. Như đối với răng một chân, thời gian mà răng lung lay đến rụng diễn ra ngắn trong 1 đến 2 tuần. Còn đối với răng nhiều chân như răng hàm thì quá trình này có thể diễn ra dài hơn kéo dài từ 1 đến 2 tháng.
Vai trò quan trọng của hàm răng sữa trong định hướng vị trí của răng vĩnh viễn mọc lên sau này, giúp trẻ phát âm rõ ràng, sinh hoạt, ăn uống dễ dàng. Việc răng sữa nhổ quá sớm hay quá muộn cũng đều để lại những ảnh hưởng đến mọc răng vĩnh viễn ở trẻ, dẫn đến tình trạng như răng mọc khấp khểnh, sai khớp cắn, mọc lệch, xô đẩy răng khác… cần phải can thiệp nha khoa để chỉnh nha.
Quá trình thay răng sữa có thể diễn ra một cách tự nhiên khi trẻ đến độ tuổi thay răng. Khi đó răng sữa dưới tác động mọc của răng vĩnh viễn sẽ yếu dần và tự rụng. Hoặc trẻ có thể dùng ngón tay, lưỡi để đẩy giúp răng long chân nhanh hơn và rụng dễ dàng hơn. Khi răng chuyển từ trạng thái lỏng lẻo sang lung lay mềm trẻ có thể dễ dàng tự nhổ bỏ chiếc răng lung lay của mình. Một số trường hợp răng lung lay nhưng khó rụng khiến trẻ đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt cha mẹ có thể hỗ trợ để nhổ răng sớm cho trẻ.
Lưu ý, cha mẹ không được tự nhổ răng sữa cho trẻ nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây:
Trong những trường hợp cha mẹ không chắc chắn có nên nhổ răng sữa lung lay cho bé hay không hay nhổ răng sữa cho bé khó thì cần cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Khi trẻ đã đến độ tuổi thay răng sữa, trẻ phát triển bình thường, sức khỏe tốt. Cha mẹ thấy răng của trẻ có dấu hiệu lung lay, răng vĩnh viễn bắt đầu trồi lên nhưng răng cũ vẫn chưa rụng thì cha mẹ có thể hỗ trợ để nhổ răng sữa cho bé tại nhà nhanh chóng và tạo cảm giác thoải mái cho bé.
Tuy vậy một số trường hợp mà cha mẹ cũng nên nhổ răng cho bé dù răng chưa lung lay như sau:
Những trường hợp này cha mẹ cần cho bé đến cơ sở nha khoa uy tin để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp không tự nhổ răng tại nhà cho bé. Cha mẹ cần đợi đến tuổi thay răng sữa của bé mới nên quyết định có nên nhổ răng sữa tại nhà cho bé không tránh trường hợp nhổ quá sớm sẽ ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ cũng như việc mọc răng sau này.
Nhổ răng sữa cho bé bằng chỉ là cách thức khá đơn giản, nhanh chóng được nhiều cha mẹ thực hiện để nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Dưới đây là một số cách hay gặp khi nhổ răng sữa bằng chỉ tại nhà.
Khi răng sữa đã lung lay đạt đến độ nhất định, đủ lỏng và mềm để nhổ được cha mẹ có thể dùng chỉ tơ nha khoa hoặc chỉ thường để nhổ răng cho bé bằng cách giật mạnh.
Các bước thực hiện:
Phương pháp này áp dụng với răng đã thực sự lung lay mềm và dễ rụng. Thực hiện như sau:
Đây là cách phổ biến và được nhiều phụ huynh lựa chọn để nhổ răng cho bé, các bước làm như sau:
Lưu ý cần làm dứt khoát để răng có thể rụng ra sau 1 lần thực hiện, trẻ ít cảm thấy đau đớn. Nếu răng khó rụng thì không được cố làm thêm tránh làm tổn thương chân răng, gây nhiễm trùng chảy máu răng.
Sau nhổ răng sữa cho bé bằng chỉ cho bé ngậm miếng bông để cầm máu trong trường hợp nhổ răng xong vị trí nhổ chảy máu. Vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ sau khi nhổ và không cho bé ăn gì ngay sau nhổ răng.
Cách nhổ răng sữa bằng chỉ cho bé không được các chuyên gia, bác sĩ Nha khoa khuyến khích và là không nên. Vì dù đây là cách thực hiện đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chi phí nhưng lại là một phương pháp không an toàn và dễ gây tâm lý sợ hãi cho trẻ. Ngoài ra phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không mong muốn đối với sức khỏe răng miệng của trẻ.
Trong mọi trường hợp cha mẹ không nên ép con nhổ răng sữa lung lay nếu răng chưa mềm hẳn, cha mẹ cần kiên nhẫn để đợi răng đạt đến một độ lỏng và mềm nhất định để có thể dễ dàng nhổ hoặc tự rụng. Hầu hết các răng sữa đều có thể tự rụng một cách tự nhiên đặc biệt khi chiếc răng vĩnh viễn đã bắt đầu nhú lên. Nếu chiếc răng “cứng đầu”, khó rụng cần xin hướng dẫn tư vấn của bác sĩ trước khi có ý định nhổ răng tại nhà cho bé.
Bên cạnh đó thì việc nhổ răng sữa đúng thời điểm và đúng cách còn quyết định đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ, việc nhổ răng bằng chỉ sai cách có nguy cơ gây ra tình trạng răng hô, móm, mọc lệch, chen chúc xô đẩy răng khác.
Nên hạn chế nhổ răng sữa cho bé bằng chỉ vì có thể gây nguy hiểm cho răng của trẻ
Dù là phương pháp dễ thực hiện, diễn ra nhanh chóng nhưng nhổ răng sữa cho bé bằng chỉ tiềm ẩn một số nguy cơ dưới đây cha mẹ cần lưu ý.
Bất kỳ cách nhổ răng tại nhà nào ở người lớn hay trẻ nhỏ đều tiềm ẩn nguy cơ biến chứng về sau. Một số nguy cơ thường gặp là chảy máu không dừng, tổn thương mô mềm, hại xương hàm, viêm nha chu…
Dù đã vệ sinh răng miệng của trẻ và tay của người thực hiện nhổ răng nhưng việc tự nhổ răng tại nhà cho bé vẫn khó đảm bảo được vệ sinh, vẫn có một tỷ lệ khả năng nhiễm trùng nhất định. Nếu không biết cách chăm sóc, vệ sinh sau nhổ thì đây là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng làm tổn thương vị trí răng vừa nhổ.
Cha mẹ nhổ răng tại nhà khi chiếc răng có dấu hiệu lung lay nhưng chân răng còn bám khá chắc và răng chưa thực sự sẵn sàng để nhổ nhưng vẫn cố nhổ răng khi không có dụng cụ nha khoa hỗ trợ. Việc này sẽ dẫn đến đau đớn nhiều cho trẻ, khiến trẻ sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ trong những lần nhổ răng tiếp theo.
Chuẩn bị: Một nhúm bông y tế hoặc bông gòn sạch đã được sát trùng. Rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện.
Thực hiện:
Chuẩn bị một quả táo giòn, sạch sẽ có thể thay bằng quả khác như lê, ổi chỉ cần không quá cứng.
Thực hiện: Khi răng đã lung lay đến độ nhất định và dễ rụng, cha mẹ cho bé cầm gặm quả táo bằng vùng răng có chiếc răng lung lay đó, cắn mạnh để răng bị kéo ra ngoài.
Đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng hiệu quả thì không cao.
Cách tốt nhất là để răng sữa của bé tự rụng một cách tự nhiên hoặc để bé tự lung lay răng và tự nhổ cho chính mình. Trong trường hợp bé cần sự hỗ trợ của cha mẹ, cha mẹ có thể thực hiện nhổ răng sữa cho bé theo cách sau:
Nếu trẻ lo lắng về việc nhổ răng đau có thể đặt một túi đá sạch lên vị trí lợi gần răng chuẩn bị nhổ trong 1 vài phút để làm tê khu vực này, giảm cảm giác đau.
Một số điều mà cha mẹ thực sự cần chú ý khi nhổ răng sữa cho bé là:
Đầu tiên, việc cần làm sau khi nhổ răng là quan sát xem xét xem chiếc răng cũ đã được loại bỏ hoàn toàn chưa. Nếu cha mẹ thấy phần hỗ răng mới được nhổ có những dấu hiệu bất thường như còn chân răng cũ, chân răng chảy máu nhiều và không cầm được trong thời gian dài thì cần đưa ngay bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Nếu chân răng đã được loại bỏ hoàn toàn thì cha mẹ có thể chăm sóc cho bé sau nhổ răng như sau:
Để bé có một hàm răng đẹp ngoài cách vệ sinh chăm sóc răng hàng ngày thì quá trình thay từ răng sữa thành răng vĩnh viễn cũng đóng 1 vai trò quan trọng. Quá trình thay răng này diễn ra thuận lợi, răng mới mọc lên đúng vị trí, đều đẹp là cơ sở cho sức khỏe răng miệng tốt sau này.
Theo bác sĩ khuyến cáo để bé có hàm răng đều đẹp thì cần khám định kỳ nha khoa 6 tháng một lần giúp:
Ngoài thăm khám nha khoa thì cha mẹ cần lưu ý thêm cho bé:
Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ Nha khoa để nhổ răng sữa cho bé uy tín? Hãy lựa chọn Nha khoa Parkway, cơ sở nha khoa uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Đến với nha khoa Parkway bé sẽ được kiểm tra đánh giá và theo dõi bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao với những thiết bị hỗ trợ nha khoa tiên tiến hiện đại. Các bé nhổ răng tại nha khoa đảm bảo tính an toàn cao, hạn chế tối đa nhất cảm giác khó chịu hay đau đớn khi nhổ răng. Không gian phòng khám thân thiện tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho bé cũng như các khách hàng đến với nha khoa.
Nha khoa Parkway khẳng định vị thế lâu năm trong ngành, lựa chọn sức khỏe của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Ngoài nhổ răng sữa cho bé, nha khoa còn chuyên về niềng răng và xử lý những vấn đề về răng khác như sâu răng, mất răng… cho mọi lứa tuổi. Hiện tại nha khoa có nhiều cơ sở tại các thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bắc Ninh, Bình Dương.
Lựa chọn nha khoa Parkway là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn và cả gia đình. Hãy thường xuyên thăm khám răng định kỳ để có được sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]