Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng hô là gì? Có nên niềng răng để hết hô không?

Cùng với răng khấp khểnh và răng sâu, răng hô là hiện tượng răng miệng phổ biến nhất. Cùng Parkway tìm hiểm những kiến thức phổ thông nhất về tình trạng răng hô và cách điều trị trong bài viết dưới đây. 

Răng hô là gì?

Răng hô (răng hô vẩu) là bắt nguồn từ các yếu tố do răng, do xương, thậm chí là do cả hai khiến răng nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ và tự tin. Đây là tình trạng xảy ra khi răng hoặc xương hàm hoặc cả 2 phát triển quá mức, nhô ra phía trước so với khung xương của người bệnh. Điều trị răng hô có thể can thiệp bằng chỉnh nha hoặc thực hiện phẫu thuật. Trong một số trường hợp, người bệnh cần thực hiện kết hợp cả hai phương pháp nay. Tình trạng răng hô có thể được khắc phục bằng chỉnh nha hoặc phẫu thuật hàm hô, hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Răng hô có 2 mức độ: 

  • Răng hô nhẹ: Tình trạng răng hô nhẹ khiến răng người bệnh đưa về phía trước, mọc không thẳng đứng nhưng ở mức độ nhẹ. Một số trường hợp thể hiện không quá rõ ràng, muốn biết chính xác có phải răng có hô vẩu không cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán trực tiếp. Ở mức độ răng hô nhẹ có các giải pháp chữa răng hô nhẹ cực kì hiệu quả.
  • Răng hô nặng: Trường hợp này dễ nhận biết hơn vì răng hàm trên nhô ra nhiều so với hàm dưới. 

Răng hôRăng hô

Nguyên nhân gây ra răng hô

Nguyên nhân gây ra răng hô xuất phát từ 2 yếu tố chính: Xương hàm và răng. Bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân được liệt kê dưới đây:

  • Răng và xương hàm không tương thích: Trong một vài trường hợp, kích thước răng lớn hơn hàm dẫn đến các răng không tuân theo phương thẳng đứng và bị hô.
  • Hình thành do thói quen xấu: Trẻ em rất hay có thói quen mút tay hoặc ngậm ti giả. Nếu thói quen này không được thay đổi trong quá trình thay răng sữa, hàm răng của trẻ có thể bị hô tùy mức độ. 
  • Yếu tố gen di truyền: Tỉ lệ bị hô răng ở những đứa trẻ có ông, bà hoặc bố mẹ bị hô cao hơn những đứa trẻ khác. 
  • Bệnh lý về xương hàm: Sự phát triển không bình thường ở xương hàm cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hô vẩu. Ở nguyên nhân này, bệnh nhân cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật hoặc kết hợp giữa phẫu thuật và niềng răng

Các kiểu răng hô thường gặp

Răng vẩu do răng

Răng hô do răng là một trong những nguyên nhân thường gặp ở người bệnh. Thông thường, tình trạng răng hô xảy ra do bản thân chúng ta chủ quan, không để ý răng mọc lệch, mọc sai vị trí trong quá trình thay răng vĩnh viễn. Lúc này, răng sắp xếp lệch lạc khiến vòm răng hàm trên (thường là răng hàm trên) không mọc song song theo hướng thẳng đứng mà có xu hướng mọc chìa ra ngoài quá mức so với răng hàm dưới, dẫn đến tình trạng hô răng.

Răng vẩu do răngRăng vẩu do răng

Răng hô do xương hàm

Khác với hô do răng, khi một trong hai hàm bị phát triển quá mức so với hàm còn lại hoặc trường hợp hai hàm đều bị phát triển quá mức so với cấu trúc xương của khuôn mặt, hàm sẽ bị đưa ra nhiều hơn, gây ra tình trạng mất cân đối cho vùng xương trên gương mặt.

Răng hô do Xương hàmRăng hô do xương hàm

Răng hô do cả xương và hàm

Răng vẩu hô do hàm và răng là trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng khớp cắn lệch lạc nhiều hơn những người gặp tình trạng hô răng ở 2 trường hợp trên.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là răng hàm trên mọc lệch ra phía trước, đồng thời xương hàm phát triển mạnh mẽ kéo căng phần môi của người bệnh khiến cho môi trông dày hơn. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt cũng như việc ăn nhai thường ngày của người bệnh.

Có những loại răng vẩu hô nào?

Răng vẩu hô có thể chia thành những loại như sau:

  • Răng hô hàm trên: Đây là loại răng hô hàm trên với biểu hiện là cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, khiến phần xương hàm trên nhô ra, gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn, lệch mặt, ảnh hưởng đến việc ăn nhai cũng như phát âm của người bệnh.
  • Răng hô hàm dưới: Đây là loại răng hô với biểu hiện cằm bị lệch, răng hàm dưới nhô ra phía trước so với răng hàm trên. Nếu không được điều trị, phần răng và xương hàm sẽ bị ảnh hưởng gây ra tình trạng lệch khớp cắn, khiến người bệnh gặp vấn đề với việc ăn nhai.
  • Răng hô hở lợi: Tình trạng này khiến người bệnh gặp tình trạng cười hở lợi, phần lợi răng lộ ra do phần thân răng quá ngắn, không tỷ lệ với lợi. Khi cười sẽ xảy ra tình trạng lợi bị lộ ra dù người bệnh chỉ nâng môi nhẹ nhàng.
  • Răng hô làm môi dày: Môi dày răng hô là trường hợp xảy ra do tình trạng mất cân đối giữa răng hàm trên và hàm dưới, dẫn đến tình trạng khớp cắn bị sai lệch. Người bệnh gặp phải tình trạng này sẽ thấy răng hàm trên bị nhô ra ngoài so với răng hàm dưới, môi nhọn và dày và miệng khó khép lại. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng hô này là do răng, do xương hàm hoặc do cả răng và xương hàm.
  • Răng hô cằm lẹm: Người bệnh gặp tình trạng này có biểu hiện cằm bị lẹm vào trong do cấu trúc xương cằm quá ngắn. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, có thể do tai nạn, mất răng làm xương hàm bị tiêu biến, do yếu tố di truyền hoặc do các bệnh lý răng miệng khác.
Có những loại răng vẩu hô nào?

Cách phân biệt hô hàm hay hô răng chuẩn xác nhất

Hướng dẫn cách nhận biết hô hàm hay hô răng tại nhà

Dựa vào đặc điểm được đề cập phía trên, bạn cũng có thể tự phân biệt tình trạng hô răng của mình là do hàm hay do răng ngay tại nhà. Thông thường, bạn có thể nhận biết bằng cách quan sát ở nhiều vị trí khác nhau và nhiều hình thức khác nhau. 

  • Cách 1: Sử dụng máy ảnh

Bạn hãy sử dụng camera trước của máy ảnh để chụp chính diện khuôn mặt, góc nghiêng và góc từ trên xuống. Nếu độ gãy khuôn miệng quá lớn, nhiều khả năng tình trạng răng hô của bạn là do xương, hoặc do cả xương hàm và răng. 

  • Cách 2: Dùng gương

Bạn hãy soi gương để nhìn được thấy toàn bộ vùng răng và lợi của cả hàm trên và hàm dưới. Nếu răng hàm trên thẳng so với xương hàm, bạn đang bị hô do hàm. Ngược lại nếu các răng chìa ra ngoài và xương hàm không bị gồ thì tình trạng hô của bạn là do răng. 

Tuy nhiên, hai cách nhận biết này chỉ cho độ chính xác khoảng 20%. Vì vậy rất khó để bạn tự khẳng định được chính xác kiểu hô của mình. Thay vào đó, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám cụ thể. 

Cách phân biệt hô hàm hay hô răng chuẩn xác nhất

Cách nhận biết hô hàm hay hô răng bằng chụp CT

Trên thực tế, rất khó để xác định bằng mắt thường tỉ lệ giữa xương hàm và răng. Chính vì vậy việc xác định bằng mắt với những người không được đào tạo về nha khoa gần như bất khả thi. 

Chụp CT xương hàm mặt theo các góc 3D sẽ cho kết quả đạt tỉ lệ chuẩn xác tuyệt đối để xác định răng hô vẩu do răng hay do hàm. Chụp CT là yêu cầu bắt buộc để chẩn đoán răng hô. Nếu không có phương pháp này, các bác sĩ cũng không thể hình dung chính xác tương quan giữa xương hàm và răng của người bệnh. 

Cách nhận biết hô hàm hay hô răng bằng đo khớp cắn

Đây là cách trực tiếp lấy được tỷ lệ tương quan của hai hàm răng trên và dưới. Tỷ lệ này mang nhiều ý nghĩa, không chỉ cho biết tỷ lệ của hai hàm mà còn cho biết bệnh nhân có dấu hiệu bị hô do răng hay không. Đây là những thao tác kiểm tra chuyên sâu để xác định và phân biệt hô hàm và hô răng một cách chuẩn xác nhất.

Các phương pháp điều trị răng hô hiệu quả 

Phương pháp điều trị răng hô còn phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chữa răng hô vẩu dưới đây.

Phương pháp niềng răng điều trị răng hô là gì?

Niềng răng hô được coi là một trong những phương pháp chữa răng hô vẩu phổ biến nhất hiện nay. Niềng răng điều trị răng hô là phương pháp sử dụng mắc cài và dây cung để tạo lực kéo răng về đúng vị trí mong muốn. Thời gian hoàn thành quá trình niềng răng thường kéo dài từ 2 đến 3 năm tùy tình trạng răng của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn các dịch vụ niềng răng hô tại nha khoa hoặc bệnh viện với các phương pháp như: Niềng răng tháo lắp, niềng răng mắc cài mặt ngoài, niềng răng mắc cài mặt trong, niềng răng bằng hàm trong suốt. Mỗi loại dịch vụ sẽ có chi phí và những đặc điểm riêng. Bạn có thể lựa chọn các loại mắc cài tùy thuộc vào tình trạng răng và khả năng tài chính cá nhân. Đừng hoang mang, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất cho bạn. 

Các phương pháp điều trị răng hô hiệu quả 

Chữa răng hô không cần niềng bằng phương pháp bọc răng sứ

Răng hô kèm theo bề mặt răng xấu hoặc không đều thì có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ. Việc sử dụng phương pháp này cần can thiệp sâu vào cấu trúc răng, đó là mài răng thật để úp mão răng sứ lên. Vậy nên sẽ khó thực hiện với răng hô do răng bị chìa ra quá nhiều. Phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp người bệnh bị hô răng nhẹ.

Kết hợp phẫu thuật hàm với niềng răng

Nếu tình trạng hô răng do cả xương hàm và răng, lúc này người bệnh cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật hàm. Sau khi phục hồi hoàn toàn, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng kỹ thuật niềng răng để đem lại hiệu quả tối ưu nhất. 

Phẫu thuật chỉnh hàm

Phẩu thuật chỉnh hàm cho răng hôPhẩu thuật chỉnh hàm cho răng hô

Trong trường hợp răng hô do xương hàm, không còn cách nào khác ngoài can thiệp bằng phẫu thuật chỉnh hàm. Lý do là bởi niềng răng cũng không thể giúp ngụy trang hiệu quả. Nhờ phẫu thuật, các bác sĩ sẽ loại bỏ phần xương hàm phát triển quá mức ở hàm trên. Bạn nên thực hiện ca phẫu thuật tại các bệnh viện uy tín, tránh nghe theo các quảng cáo trên mạng Internet. 

Niềng răng hô có đau không? Niềng răng hô đau nhất giai đoạn nào?

Niềng răng hô có đau không?

Niềng răng chắc chắn sẽ đau:

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để can thiệp lực vào răng và cung hàm, giúp cho khớp cắn và răng trở nên chuẩn hơn. Can thiệp sớm bằng niềng răng với các trường hợp hô do răng sẽ giúp khách hàng lấy lại sự tự tin trong cuộc sống. Tuy nhiên niềng răng chắc chắn sẽ đau và mỗi người sẽ cảm nhận được mức độ khác nhau. Lý do nằm ở lực mà dây cung được siết để kéo răng dịch chuyển. Quá trình này sẽ khiến khách hàng cảm thấy đau và ê buốt khó chịu. Tuy nhiên những cơn đau sẽ giảm dần khi bạn đã làm quen với mắc cài và lực kéo. Sau giai đoạn này, bạn có thể ăn uống bình thường mà không lo đau nhức. 

Niềng răng hô đau nhất giai đoạn nào?

Thời gian niềng răng thường kéo dài ít nhất 1,5 năm và có thể đạt tới 4 năm tùy từng trường hợp. Trong thời gian này, răng của bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong một số những giai đoạn đặc biệt dưới đây:

  • Khi tách kẽ răng: Trước khi gắn mắc cài, khách hàng sẽ được đặt chun tách kẽ răng nhằm tạo ra các khoảng trống giúp cho răng dịch chuyển thuận lợi hơn. Giai đoạn này, chúng ta sẽ thấy cộm và khó chịu, thậm chí không thể thực hiện hành động nhai hoặc cắn. Tuy nhiên sau khi đã quen với sự xuất hiện của khí cụ này, các cơn đau sẽ tan biến dần. 
  • 1 tuần sau gắn mắc cài: Một số bạn sinh hoạt khá bình thường sau khi gắn mắc cài được một tuần. Tuy nhiên với một số bạn, khi chưa làm quen được mắc cài sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu cả khi giao tiếp lẫn ăn uống. Lúc này các mắc cài có thể làm xước nước, môi hoặc má trong, đồng thời có thể dẫn đến nhiệt miệng hoặc viêm lợi răng hàm. Không chỉ vậy, thời gian này cũng khiến cho răng bạn bị đau âm ỉ do lực kéo của dây cung được siết để dịch chuyển răng. Thật không dễ chịu chút nào, tuy nhiên tất cả chỉ kéo dài lâu nhất 1 tuần sau khi niềng răng mà thôi. 
  • Khi nhổ răng tạo khoảng trống di chuyển răng: Đây có thể là giai đoạn ám ảnh đối với nhiều người. Tuy nhiên mọi chuyện không đáng sợ như vậy bởi nó vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng của khách hàng. Có thể bạn sẽ có chút giật mình ở mũi thuốc tê đầu tiên, sau đó bạn hoàn toàn không có bất cứ cảm giác đau nào. 
  • Thời hạn siết răng định kỳ: Các cơn đau sau mỗi lần siết răng cũng giống hệ với lần đầu tiên gắn mắc cài. Các cơn đau sẽ kéo dài sau vài ngày do lực được tác động mạnh hơn. 

Hàm răng hô vẩu gây ảnh hưởng gì?

Răng hô vẩu nhìn ở khía cạnh nào cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Sức khỏe và tinh thần của người bệnh đều bị tác động nghiêm trọng. Dễ nhận thấy nhất, răng hô sẽ khiến bạn mất tự tin và ngại giao tiếp với cộng đồng, lâu dần dẫn đến hiện tượng khép mình với thế giới bên ngoài. Điều này không hề tốt cho công việc và các mối quan hệ xung quanh bạn. 

Người bị hô vẩu thường có khớp cắn sai lệch khiến cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Nếu thức ăn không được nghiền nát tốt có thể tạo áp lực cho hệ tiêu hóa và gây nên các bệnh lý khác về dạ dày. 

Người có hàm răng hô vẩu còn gặp vấn đề vệ sinh răng miệng khó khăn bởi các răng lộn xộn khó làm sạch mà lại dễ mắc kẹt mảng bám thức ăn. Bạn sẽ phải chú ý hơn khi chải răng ở các vị trí kẽ răng để có thể làm sạch răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, hàm răng hô còn khiến người bệnh khó phát âm chính xác, dễ nói ngọng, nói không rõ chữ.

Việc vệ sinh răng miệng đối với những người có răng hô vẩu còn trở nên khó khăn hơn người bình thường. Các mảng bám thức ăn rất dễ bị mắc kẹt lại giữa các răng. Bên cạnh đó, một hàm răng hô còn khiến người bệnh không thể phát âm chính xác, rất dễ bị ngọng hoặc nói không rõ chữ. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển. 

Chi phí niềng răng hô là bao nhiêu?

Điều trị răng hô thường khá khó khăn, đặc biệt nếu nguyên nhân hô của khách hàng do cả răng và hàm. Chính vì vậy, khách hàng nên lựa chọn cho mình cơ sở nha khoa uy tín. Nếu bạn đang băn khoăn về một cơ sở chất lượng, hãy gửi trọn niềm tin tại nha khoa Parkway. Parkway là hệ thống nha khoa chuẩn Singapore tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP. HCM. Thế mạnh của Parkway nằm ở dịch vụ niềng răng, vì vậy khi tới nha khoa Parkway, khách hàng sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng răng hô và nhận phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chi phí niềng răng hô là bao nhiêu?

Hình ảnh trước và sau khi điều trị răng hô vẫu tại nha khoa Parkway

Bạn có thể tham khảo chi phí chữa răng hô tại nha khoa parkway:

Dịch vụChi phí
Niềng răng mắc cài trong suốt Invisalign33tr-142tr
Niềng răng mắc cài tiết kiệm25tr-52tr
Niềng răng mắc cài truyền thống31.5tr-62tr

Dịch vụ niềng răng

Dịch vụĐơn vị

Chi phí KV Bắc Ninh

Chi phí KV 

Hà Nội

Chi phí KV

 TPHCM

Dịch vụ bọc sứ Emax thẩm mỹRăng6,500,0006,600,0006,980,000
Dịch vụ bọc sứ Ceramill thẩm mỹRăng6,500,0006,600,0006,980,000
Dịch vụ bọc sứ Nacera thẩm mỹRăng8,000,0008,500,0008,900,000
Dịch vụ bọc sứ Lisi thẩm mỹRăng9,000,0009,400,0009,900,000

Dịch vụ bọc răng sứ

Nha khoa Parkway với đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực niềng răng với nhiều tình trạng khác nhau hoàn toàn có thể khiến bạn an tâm khi lựa chọn Nha khoa Parkway để khắc phục tình trạng răng hô của mình. 

Để biết chính xác niềng răng hô nhẹ bao nhiêu tiền, bạn có thể đặt lịch tư vấn với Nha khoa qua ba cách sau:

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết