Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng móm là gì và 4 cách khắc phục răng móm tốt nhất

Một nụ cười đẹp sẽ thu hút nhiều ánh nhìn, tuy nhiên đối với những người có khuyết điểm về răng ví dụ như răng móm thì nụ cười lại là điểm tự ti. Trong thời đại hiện nay, với sự hỗ trợ của các thiết bị y khoa tân tiến, việc khắc phục răng khiếm khuyết, điển hình như răng móm là một việc vô cùng đơn giản. Cùng với nha khoa Parkway theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin về: Răng móm là gì? Cách cách khắc phục răng móm?…

1. Răng móm là gì?

Răng móm là tình trạng răng sai lệch khớp cắn, khi đó cấu trúc hàm răng bên dưới có xu hướng nhô ra ngoài so với răng hàm trên. Về lâu dài, tình trạng này cũng kéo theo xương hàm răng bị đưa ra trước gây mất thẩm mỹ, khiến bạn tự ti khi giao tiếp, đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động ăn, nhai hằng ngày.

2. Tổng hợp các loại móm phổ biến

2.1. Hàm móm

Hàm móm là răng hàm dưới nhô ra trước

Tình trạng hàm móm xảy ra khi cấu trúc xương hàm dưới của bạn nhô ra trước, tuy nhiên nhóm răng cửa hàm trên vẫn mọc thẳng và tự nhiên. Chính điều này khiến cho bạn khó để ý và phát hiện khiến cho việc điều trị trở nên vô cùng phức tạp. Nhưng nếu được chẩn đoán sớm thì các nha sĩ sẽ có giải pháp phù hợp và từ đó khiến giảm hạn chế mức độ móm và dễ dàng hơn trong phác đồ điều trị.

2.2. Răng móm

Tình trạng răng móm xảy ra khi cấu trúc xương hàm vẫn phát triển bình thường, tuy nhiên nhóm răng cửa phía trên lại quặp vào trong hoặc nhóm răng cửa phía dưới chìa ra ngoài, kéo phần môi dưới bị đẩy ra và tạo thành móm răng.

Đối với trường hợp này, các nha sĩ dễ có giải pháp điều trị hơn và cũng không cần can thiệp quá sâu vào phần xương răng. Tuy nhiên, đối với trẻ em các vị phụ huynh cần lưu ý phát hiện sớm, tránh tình trạng móm khi lớn lên.

2.3. Móm cả răng lẫn hàm

Tình trạng móm cả phần răng và hàm xảy ra khi kết hợp cả hai tình trạng trên, nghĩa là hàm răng bệnh nhân sẽ vừa có cấu trúc xương hàm dưới phát triển quá mạnh, đồng thời nhóm răng cửa hàm dưới chìa ra trước. Đây là trường hợp khó điều trị nhất vì cần có giải pháp cho cả răng và hàm.

3. Cách phân biệt răng móm và hàm móm

Một người bị móm sẽ rất dễ nhận biết, bởi chỉ cần quan sát gương mặt bên ngoài có thể nhận ra. Tuy nhiên, việc phân biệt răng móm hay hàm móm chỉ dựa vào việc quan sát bằng mắt thường là không thể, và cần thiết phải nhờ đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.

Chúng ta có thể áp dụng các cách sau đây để chẩn đoán, dựa trên những đặc điểm của răng, hàm móm được tổng hợp phía trên:

Cách 1: Quan sát trước gương, nghiêng mặt một góc vừa đủ xem phần răng cửa hàm dưới có bị chìa ra so với hàm trên không. Nếu bạn quan sát thấy rõ thì tỉ lệ cao bạn đã bị móm do răng và ngược lại nếu không bị nhô ra thì có thể bị móm do hàm.

Cách 2: Mở miệng vừa đủ, đo khoảng cách răng cửa hàm dưới và hàm trên theo chiều ngang, nếu hàm trên nhỏ hơn 5mm thì khả năng cao là móm phần hàm.

Chúng ta cần phân biệt rõ móm do răng hay móm do hàm một cách chính xác, bởi khi đó chúng ta sẽ biết được những nguyên nhân cụ thể và có những giải pháp và hướng điều trị thích hợp.

4. Những nguyên nhân gây ra móm thường gặp

4.1. Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu chỉ ra, hơn 90% tỷ lệ người bị móm do di truyền từ thế hệ trước. Nói dễ hiểu hơn, phần lớn những người có ông bà, cha mẹ bị móm bẩm sinh không phân biệt tuổi tác hay yếu tố do ngoại lực thì có thể bị di truyền móm.

Các đoạn gen khiến hàm dưới quá phát triển hay ức chế hàm trên phát triển ở những người bị móm di truyền sẽ tạo ra sự mất cân bằng giữa hai hàm và gây ra hiện tượng móm hàm.

4.2. Thói quen xấu

Ngoại trừ các yếu tố di truyền kể trên, vẫn xuất hiện những người bị móm do các thói quen, tật xấu như: Tật mút ngón tay, khi thư giãn cơ thể, lưỡi đặt vị trí không chính xác, ngậm núm giả (trẻ con)… Việc duy trì các thói quen xấu những ngày đầu tiên chưa có nhiều biểu hiện bất thường nhưng trong thời gian dài sẽ khiến các cấu trúc răng và xương hàm phát triển không đúng cách và tạo ra hiện tượng móm.

4.3. Mất răng

Ngoài ra, tình trạng móm cũng có thể xảy ra trong trường hợp chúng ta vì một lý do nào đó bị mất răng, có thể do ngoại lực tác động mạnh mà không được phục hồi sớm. 

Hình ảnh bị mất 1 răng cửa

Khi đó, khu vực thiếu răng sẽ sớm bị tiêu xương khiến hàm răng trở nên bị xô lệch và tụt lợi. Đặc biệt, đối với răng hàm trên bị mất, khi đó diện tích hàm sẽ bị nhỏ lại gây ra hiện tượng móm do xương hàm tiêu lâu. Tình trạng móm sẽ càng được biểu hiện rõ khi càng mất nhiều răng.

4.4. Răng móm do răng sai lệch

Hình ảnh mô phỏng tình trạng răng bị sai lệch do phía nhóm răng cửa dưới phát triển nhô ra ngoài

Đây là tình trạng răng bị sai lệch do phía nhóm răng cửa dưới phát triển nhô ra ngoài, trong khi răng hàm trên bị quặp vào trong khiến cho cấu trúc răng hai hàm không cần bằng và gây ra tình trạng móm răng.

4.5. Hàm móm do xương hàm sai lệch

Tình trạng này xảy ra khi cấu trúc xương hàm dưới phát triển quá mức khiến cả phần hàm nhô ra ngoài hoặc xương hàm trên kém phát triển nên bị lùi vào trong. Cả hai điều này đều khiến xương hàm răng bị sai lệch thiếu cân bằng và gây ra tình trạng móm.

4.6. Răng móm do cả răng và xương hàm cùng sai lệch

Tình trạng này xảy ra khi cấu trúc của răng và xương hàm đều phát triển không bình thường, nhóm răng cửa phía dưới và cấu trúc xương hàm bị chìa ra ngoài. Tuy nhiên, so với các nguyên nhân còn lại thì móm do sai lệch cả răng và xương hàm khó điều trị nhất.

5. Răng móm cười sao cho đẹp?

Người đối diện rất dễ quan sát và nhận ra người bị răng móm và khiến người gặp phải tình trạng này tự ti, ngại giao tiếp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những mẹo để cải thiện được phần nào ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà các bạn nên tham khảo dưới đây:

5.1. Thực hiện nguyên tắc hàm trên

Nguyên tắc hàm trên được thực hiện vô cùng đơn giản, bạn có thể cười vô cùng tự nhiên nhưng cần chỉ để lộ hàm trên. Hàm răng dưới bị chìa ra sẽ được phần môi dưới che chắn và khi không để lộ hai hàm thì sẽ không thấy được sự bất cân xứng mà vẫn có thể cười một cách thoải mái.

5.2. Cười mỉm

Cười mỉm là cách giúp cho đi khuyết điểm răng móm của bạn

Cười mỉm là cách giúp .cho đi khuyết điểm răng móm của bạn

Đối với một cô nàng bị khuyết điểm về răng thì cười mỉm là một phương pháp hữu hiệu bạn có thể dùng để che đi một hàm răng thiếu cân xứng. Khi cười mỉm, bạn vẫn có thể biểu lộ những nét cảm xúc, tâm trạng tích cực của bản thân mà hai hàm răng vẫn được giấu kín. Một nụ cười thật thoải mái, cười tự nhiên, xuất phát từ tâm là một nụ cười vô cùng đẹp, đồng thời sẽ biểu đạt được tâm trạng bản thân mà không bị quá gượng các bạn nên tham khảo.

5.3. Tập cười với phương pháp ngậm đũa

Nghe có vẻ khá hài hước nhưng ngậm đũa cũng là một phương pháp khá hữu hiệu và được mọi người áp dụng. Nếu thường xuyên theo dõi truyền thông hay báo chí, bạn sẽ thấy nụ cười tươi tắn của các cô nàng tiếp viên hàng không hay giới diễn viên, nghệ sĩ, hoa hậu có được là nhờ tin tưởng và sử dụng được phương pháp này.

Cô gái tập cười với phương pháp ngậm đũa

Các bước thực hiện phương pháp này vô cùng đơn giản: Đầu tiên, bạn lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng của mình, sau đó giữ thăng bằng trong vòng 3 giây. Thực hiện lặp đi, lặp lại trong vòng 15 phút. Biện pháp này không chỉ áp dụng cho các bạn bị móm mà cho tất cả những bạn muốn có một nụ cười đẹp. Sau một thời gian, nếu bạn kiên trì tập luyện sẽ thấy được những hiệu quả rõ ràng, cơ mặt sẽ dần được giãn ra và bạn sẽ có một nụ cười thật đẹp và rạng rỡ.

5.4. Nguyên tắc đặt lưỡi sau răng khi cười

Nguyên tắc đặt lưỡi sau răng khi cười sẽ giúp chúng ta kiểm soát được khuôn miệng khi cười của mình. Bạn sẽ biết được mình đang cười quá rộng hay lộ răng quá nhiều và cần điều chỉnh, từ đó có một nụ cười tự tin và tươi tắn hơn.

5.5. Cười che miệng

Cười mỉm hay kiểm soát khuôn miệng khá đơn giản nhưng sẽ không mang lại nhiều tác dụng khi bạn bị móm nặng, tức là khi tình trạng răng nhô ra quá nhiều và không thể che chắn bằng các mẹo được thì sử dụng tay che miệng là một biện pháp hữu hiệu.

Cười che miệng cả nam và nữ đều có thể áp dụng được. Tuy nhiên, nếu đối với các bạn nữ có thể thực hiện hành động này thoải mái làm tăng thêm phần nữ tính thì các bạn nam có thể khom bàn tay lại, đặt dưới mũi. Đồng thời, khi đó các bạn nam có thể hơi ngẩng cao đầu khi cười sẽ khiến tăng sự nam tính mà vẫn giữ được nét tự nhiên.

5.6. Cười cúi chéo đầu về phía dưới

Ngoài ra, còn một mẹo bạn có thể thực hiện là cười cúi chéo đầu về phía dưới. Tuy nhiên, mẹo này nên được thực hiện khi người đối diện cùng bạn đang trong tình huống tranh luận và người đó nói chưa đúng. 

Khi bạn cúi đầu chéo xuống khi cười, người đối diện sẽ không nhìn thấy hàm răng bởi cả khuôn mặt bạn đã bị che đi. Tuy nhiên, có một lưu ý khi sử dụng mẹo này đó là bạn cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nếu không muốn bị coi giả tạo và khinh thường người đối diện.

6. Cách khắc phục răng móm

6.1. Niềng răng móm

Dựa vào tình hình thực tế, hiện nay chúng ta có thể lựa chọn một trong rất nhiều loại mắc cài niềng răng khác nhau. Khi đến gặp bác sĩ, bạn sẽ được tư vấn các loại mắc cài chỉnh nha phù hợp tùy vào từng điều kiện tài chính, nhu cầu thẩm mỹ hay tình trạng răng hàm của mỗi người. Dưới đây là một số kỹ thuật niềng răng bạn có thể tham khảo:

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài khắc phục tình trạng móm

Răng móm niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là một kỹ thuật truyền thống với hai loại mắc chính là mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Vì là niềng răng truyền thống nên vẫn còn nhiều hạn chế về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên không thể phủ nhận độ hiệu quả chỉnh nha mang lại

Niềng răng mắc cài tự đóng

Với kỹ thuật niềng răng cải tiến, niềng răng mắc cài tự đóng giúp giữ dây cung không di chuyển, tránh bị bong sút và duy trì lực dịch chuyển răng đều đặn. Chính vì giữ cố định dây cung nên giảm số lần tái khám trong suốt quá trình chỉnh nha của những người niềng răng, họ cũng ít phải đến nha khoa để điều chỉnh dây thun.

Niềng răng mặt trong

Nâng cao hơn nữa về kỹ thuật niềng răng thì niềng răng mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài lưỡi là sự đột phá về hình thức. Do mắc cài được cài đặt ở bề mặt trong của răng nên người đối diện sẽ không nhận ra bạn đang niềng răng, đồng thời mang lại sự thoải mái cho người niềng răng.

Niềng răng không mắc cài

Tính đến hiện nay, niềng răng không mắc cài là sự khác biệt rõ ràng nhất bởi tính thẩm mỹ, sự tiện lợi, mang lại nhiều tính ưu việt so với các sản phẩm niềng răng hiện tại. Người dùng có thể tháo lắp dễ dàng khi vệ sinh hoặc ăn uống với hệ thống khay niềng được chế tạo từ nhựa trong suốt. Ngoài ra, bạn có thể thấy niềng răng không mắc cài được giới nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng sử dụng khá nhiều bởi tính thẩm mỹ cao, thuận tiện cho người giao tiếp nhiều.

6.2. Bọc răng sứ

Hình ảnh trước và sau khi niềng răng

Bọc răng sứ dành cho răng móm

Bọc răng sứ là kỹ thuật tốn ít thời gian (chỉ 2 – 4 ngày) giúp bệnh nhân có một hàm răng đẹp và đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Để áp dụng kỹ thuật này, nhằm ép các răng móm về đúng vị trí và cải thiện tình trạng khớp cắn nha sĩ sẽ mài chỉnh các răng cần điều trị theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước. Sau đó, răng sứ có hình dáng, kích thước, màu sắc phù hợp lên trên sẽ được gắn cố định lên trên.

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 2 – 4 ngày.
  • Độ cứng chắc và khả năng chịu lực ăn nhai cao, vượt trội hơn cả răng thật.
  • Giá trị thẩm mỹ cao, tự nhiên như răng thật.
  • Thời gian sử dụng lâu dài, trung bình từ 8 – 15 năm hoặc hơn.
  • Chăm sóc, vệ sinh như răng thật.

Nhược điểm: Cần mài chỉnh răng thật để tạo trục.

6.3. Phẫu thuật hàm

Công nghệ nha khoa tân tiến hiện tại cho ra đời nhiều kỹ thuật tối ưu có thể khắc phục nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề của răng hàm. Trường hợp xương nền của xương hàm bị hô ra, phương pháp phẫu thuật hàm móm là sự lựa chọn thông minh, phẫu thuật hàm móm đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao giải quyết vấn đề về móm cho bệnh nhân.

6.4. Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm

Đối với kỹ thuật niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm, để đẩy các răng về đúng vị trí bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ, thường là hệ thống dây cung, mắc cài. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng từ 18 – 30 tháng.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao, ổn định, lâu dài.
  • Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật, không cần mài răng.

Nhược điểm: Thời gian thực hiện tương đối dài.

7. Chi phí niềng răng móm là bao nhiêu?

Hình ảnh trước và sau khi niềng răng móm

Hình ảnh trước và sau khi niềng răng móm

Vấn đề chi phí là một vấn đề lớn đối với nhiều người. Chính vì vậy, những gói niềng răng chi phí phải chăng tại Nha khoa Parkway là những lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Dưới đây là bảng giá các gói niềng răng cơ bản tại Nha khoa Parkway bạn có thể tham khảo để chủ động trong việc chuẩn bị chi phí niềng răng cho bản thân hoặc gia đình nhé!

NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TIẾT KIỆM
Gói niềng răng mắc cài kim loại tiết kiệm – Mức độ 126,000,000
Gói niềng răng mắc cài kim loại tiết kiệm – Mức độ 231,000,000
Gói niềng răng mắc cài kim loại tiết kiệm – Mức độ 333,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ/ pha lê tiết kiệm – Mức độ 136,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ/ pha lê tiết kiệm – Mức độ 241,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ/ pha lê tiết kiệm – Mức độ 343,000,000
Gói niềng răng mắc cài kim loại tự động tiết kiệm – Mức độ 136,000,000
Gói niềng răng mắc cài kim loại tự động tiết kiệm – Mức độ 241,000,000
Gói niềng răng mắc cài kim loại tự động tiết kiệm – Mức độ 343,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ tự động tiết kiệm – Mức độ 144,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ tự động tiết kiệm – Mức độ 251,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ tự động Tiết kiệm – Mức độ 353,000,000
NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TRUYỀN THỐNG
Gói niềng răng mắc cài kim loại – Mức độ 132,500,000 
Gói niềng răng mắc cài kim loại – Mức độ 237,000,000
Gói niềng răng mắc cài kim loại – Mức độ 340,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ/ pha lê – Mức độ 141,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ/ pha lê – Mức độ 248,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ/ pha lê – Mức độ 350,000,000
Gói niềng răng mắc cài kim loại tự động – Mức độ 141,000,000 
Gói niềng răng mắc cài kim loại tự động – Mức độ 248,000,000 
Gói niềng răng mắc cài kim loại tự động – Mức độ 350,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ tự động – Mức độ 154,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ tự động – Mức độ 260,000,000
Gói niềng răng mắc cài sứ tự động – Mức độ 362,000,000

8. Bị móm có ảnh hưởng gì không? Có tác hại gì không?

8.1. Rối loạn thái dương hàm

Khi hai khớp hàm không được tiếp xúc đúng cách và độ lệch hai khớp quá lớn, sau một khoảng thời gian sẽ khiến hàm đau mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến khớp thái dương.

8.2. Tăng tỷ lệ sâu răng

Tình trạng sâu răng xảy ra khi các răng bị móm và không được tiếp xúc đúng cách, điều đó khiến các men răng bị tổn thương. Về lâu dài, men răng bị mất sẽ dễ bị sâu răng, cơn đau đến nhanh hơn do sâu nhanh chóng tấn công tới ngà răng.

8.3. Gây ngủ ngáy, thở bằng miệng

Người đàn ông ngủ há miệng

Như đã chỉ ra ở trên, những người bị móm thường có xương hàm dưới phát triển không bình thường. Trong lúc ngủ, lưỡi của người bị móm buộc phải thu lại bởi khi diện tích hàm bị kéo hẹp lại thì không gian cho lưỡi cũng bị thu hẹp. Khi lưỡi gần vòm họng như vậy sẽ tạo ra sự tắc nghẽn, từ đó ảnh hưởng tới hô hấp và khiến người móm dễ ngủ ngáy hoặc thở bằng miệng.

8.4. Ảnh hưởng tới phát âm

Lưỡi và răng là những yếu tố quyết định giọng nói và cách phát âm của một người. Chính vì vậy, khi có sự khiếm khuyết và bất thường khi phát triển của răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách phát âm của người bệnh. Trường hợp nặng nhất và khó điều trị là sẽ bị nói ngọng, phát âm khó nghe và không tròn vành rõ chữ…

8.5. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Sự nhận biết rõ nhất của người bị móm khi quan sát là mất tính thẩm mỹ, mặc dù vẫn có nhiều trường hợp móm duyên nhưng không nhiều. Đối với các bạn nam, hàm móm thường làm mất đi các góc cạnh và sự cân đối, nam tính đối với một người đàn ông nên rất ít trường hợp được đánh giá là móm đẹp, đặc biệt là phái mạnh.

8.6. Nó sẽ khiến khuôn mặt bị biến dạng

Hàm răng bị móm, cấu trúc hàm răng bị sai lệch sẽ khiến khuôn mặt mất đi sự cân đối nghiêm trọng. Đặc biệt, khuôn mặt sẽ bị lệch đi khá nhiều khi các khớp cắn bị quá mất cân bằng. Điều này, khiến những người bị móm mất tự tin và e dè trong cuộc sống.

8.7. Làm ảnh hưởng đến ăn nhai

Người bị móm sẽ chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống và nhai đồ ăn. Chức năng cắn xé cũng như nghiền nát món ăn chỉ được triển khai hiệu quả nhất khi hàm răng đều đặn, thẳng hàng cũng như khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn nên khi hàm răng bị lệch khiến việc ăn khai vô cùng khó khăn.

8.8. Gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, làm tăng khả năng mắc các bệnh về răng miệng

Từ ảnh hưởng trước của việc răng móm, khi chức năng ăn nhai của hàm răng bị suy giảm, đồ ăn sẽ không còn được nghiền nát trước khi mang vào dạ dày. Từ đó, hệ thống tiêu hóa của người bệnh sẽ bị suy yếu nghiêm trọng do phải làm cho việc rất nhiều cũng như nặng hơn. 

Răng mọc lệch gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Vì vậy, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển cũng như tấn công vào khoang miệng, gây ra các vấn đề nguy hiểm. 

9. Niềng răng móm tại đâu uy tín?

Nếu bạn đang tìm dịch vụ niềng răng an toàn, hiệu quả và chi phí hợp lý thì phòng khám Nha khoa Parkway chính là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo. Với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm lâm sàng, đã tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu, tại đây đã thực hiện thành công nhiều ca niềng răng.

Nha Khoa Parkway - Đơn vị niềng răng uy tín

Nha kha Parkway nơi niềng răng- niềng răng móm uy tín nhất

Đội ngũ nhân viên y tế tại Parkway luôn tư vấn luôn nhiệt tình, quan tâm tới từng khách hàng. Cơ sở vật chất tại các phòng khám được ứng dụng những công nghệ hiện đại. Nha khoa Parkway mong muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ nha khoa tiện lợi và an toàn. Ngoài ra, mức giá tại Parkway được coi là hợp lý với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn hay hình thức thanh toán trả góp để phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến răng răng móm. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về răng móm và các cách khắc phục chúng!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết