Sún răng là gì? Tổng quan về bệnh sún răng
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Răng giả bị rơi gây mất thẩm mỹ, thậm chí còn khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống. Vậy cách dán răng giả bị rớt là gì? Cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng rớt răng giả? Hãy cùng Nha khoa Parkway tham khảo bài viết sau đây nhé!
Trước khi đến với các cách dán răng giả bị rớt tại nha khoa, bạn cần hiểu rõ những nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng giả bị rơi. Có thể do các yếu tố tác động từ môi trường, khi bạn ăn uống hoặc đơn giản răng giả bị rơi do không được chăm sóc kỹ lưỡng.
Đối với từng phương pháp lắp răng giả khác nhau sẽ có những nguyên nhân rơi khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của nhiều phương pháp trồng răng giả được ưa chuộng:
Bọc răng sứ là một trong số những phương pháp phục hình răng giả được ưa chuộng. Đây là phương pháp chụp mão sứ lên trên cùi răng thật đã được mài tỉ mỉ.
Không chỉ khôi phục khả năng ăn nhai, bọc răng sứ còn mang lại tính thẩm mỹ cao khi chất liệu sứ dễ dàng tác tạo răng giả có màu sắc, kích thước và hình dáng giống với răng thật tự nhiên.
Một số nguyên nhân khiến răng sứ giả bị rơi phải kể đến như:
Mối liên kết chính của mão răng sứ và cùi răng chính là keo dán nha khoa chuyên dụng. Trong trường hợp bạn đã đắp răng sứ trong một thời gian dài, môi trường acid trong miệng có thể làm cho keo dán liên kết bị phá vỡ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng răng giả bị rơi.
Trước khi đắp mão răng sứ lên trên, bạn sẽ trải qua quá trình mài cùi răng thật. Quá trình này giúp tạo không gian để răng sứ giả có thể bám trụ. Do đó, bác sĩ cần phải đo lường cùi răng sao cho chính xác, tỷ lệ phù hợp.
Nếu kỹ thuật mài cùi răng sứ chưa đạt chuẩn, bề mặt cùi răng gồ ghề và không phù hợp với cầu răng, răng sứ của bạn sẽ dễ dàng bị lệch và rớt ra ngoài trong quá trình ăn nhai.
Tay nghề của bác sĩ cũng là yếu tố quyết định răng sứ giả có được chắc khỏe hay không. Trong quá trình bọc răng sứ, nếu bác sĩ không sử dụng đủ liều lượng keo dán liên kết cũng sẽ dễ khiến răng sứ trở nên lỏng lẻo. Khi nhai hoặc cắn xé thức ăn răng giả có thể sẽ rơi ra ngoài.
Dùng lực tác động lên răng sứ mạnh để ăn thực phẩm dai, cứng cũng là lý do khiến răng giả bị rơi. Thậm chí, một số trường hợp còn khiến răng sứ bị nứt, vỡ.
Một số bệnh răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… cũng là nguyên do khiến răng giả bị rớt. Các bệnh lý này thường sẽ khiến cùi răng yếu đi, không thể giữ vững mão răng sứ.
Nếu răng giả bị rơi do các bệnh lý răng miệng, điều quan trọng là bạn phải nhanh chóng đến các nha khoa uy tín. Được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời sẽ tránh các tác hại răng miệng về sau.
Răng giả tháo lắp cũng là phương pháp phục hình răng nổi bật hiện nay. Răng giả tháo lắp phục hồi chức năng ăn uống của răng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này cũng cải thiện tính thẩm mỹ và điểm cộng chính là chi phí thấp.
Với kỹ thuật này, răng giả sẽ được lắp trên một khung hàm có cấu tạo bằng nhựa dẻo hoặc kim loại. Một số nguyên nhân khiến răng giả tháo lắp bị rớt không thể không kể đến:
Khung hàm nhựa (nền nhựa) có thể biến dạng trong quá trình sử dụng. Một số lý do có thể kể đến như: ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh, quá cứng, bị va đập,… Và khi biến dạng, khuôn hàm nhựa sẽ không còn khít sát với nướu khiến răng giả rơi ra.
Răng giả tháo lắp có độ bền không cao. Sau một thời gian, nền hàm sẽ bị nong rộng gây lệch lạc di tiêu xương hàm làm nướu bị teo.
Đến khi nướu bị teo đến một giai đoạn nhất định sẽ không khít sát với khung hàm như trước. Do đó, hàm giả sẽ bị lỏng và có thể rơi ra khi ăn nhai hoặc nói chuyện.
Răng giả tháo lắp cũng dễ bị rơi ra khi nhai thức ăn quá mạnh. Thường xuyên sử dụng thức ăn cứng dễ khiến hàm bị bung, dần dần rơi ra ngoài.
Làm hàm giả tháo lắp phù hợp với răng thật là điều vô cùng quan trọng. Nếu khuôn hàm được chế tác không đúng với tỷ lệ, khả năng cao răng giả của bạn sẽ rơi xuống khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Hàm giả tháo lắp bán phần còn có một bộ phận kết nối là móc. Do đó, bộ phận móc hàm bị gãy cũng có thể là nguyên nhân răng giả bị rơi.
Một số bệnh lý răng miệng như viêm nha chu cũng dễ dàng khiến răng giả bị rơi ra. Lý do là vì răng trụ không khỏe sẽ lỏng lẻo, không đủ chắc để gắn hàm giả. Sự lỏng lẻo của hàm giả sẽ tùy vào mức độ tiêu xương của mỗi người.
Cách dán răng giả bị rớt tại nha khoa sẽ hiếm khi xảy ra đối với trồng răng Implant. Đây là quá trình cấy ghép răng giả vào một trụ răng được làm bằng Titanium. Chân răng Implant sẽ được cấy ghép vào trong xương hàm, cố định đến vài chục năm hoặc thậm chí vĩnh viễn nếu được chăm sóc kỹ lưỡng.
Dù ít khi xảy ra nhưng vẫn có một số những nguyên nhân khiến răng sứ Implant bị rơi ra khỏi trụ:
Trụ Implant bị đào thải là số ít những hạn chế của phương pháp phục hình răng được cho là cao cấp nhất này. Thông thường, trụ Implant chỉ bị đào thải trong giai đoạn từ 3-4 tháng đầu khi cấy ghép. Lý do chính của việc đào thải là không có sự gắn kết giữa xương hàm và trụ implant.
Mất đi khả năng kết hợp bền vững giữa xương hàm và trụ Implant là nguyên nhân chính khiến răng sứ lung lay. Điều này sẽ ra có thể là do các bệnh lý về nướu khiến viêm quanh chân Implant.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các mô mềm xâm lấn trụ Implant sẽ khiến cho răng không thể dính chặt vào xương hàm. Điều này sẽ dễ dàng khiến răng bị lung lay và rơi ra ngoài.
Trụ Implant được làm bằng Titanium hoặc các nguyên liệu cao cấp chuyên dụng trong nha khoa. Dù hiếm nhưng cũng có khả năng gãy chân trụ khiến răng giả bị rơi. Nguyên do này có thể xảy ra khi trụ Implant sử dụng không chính hãng.
Ngoài ra, lực nhai quá mạnh cũng tạo ra một lực lớn tác động lên trụ Implant. Điều này cũng khiến gãy trụ implant và rơi răng ra ngoài.
Abutment là tên gọi của khớp nối giữa răng sứ giả và trụ Implant. Bộ phận này được thiết kế ở dạng khớp, giúp răng và trụ được kết nối chặt chẽ lại với nhau. Do đó, một khi Abutment bị lỏng cũng sẽ gây ra hiện tượng răng sứ Implant bị lung lay. Từ đó răng có thể rớt ra ngoài bất kỳ lúc nào.
Xác định rõ nguyên nhân răng giả bị rơi mới có thể tìm ra cách dán răng giả bị rớt. Do đó, khi răng giả bị rơi, bạn cần nhanh chóng đến các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Một số cách dán răng giả bị rớt tại nha khoa:
Với răng sứ, trong trường hợp nếu cùi răng vẫn còn chắc chắn, có tỷ lệ chuẩn xác với răng sứ bị rơi và răng rơi ra ngoài vẫn còn nguyên vẹn, lúc này cách dán răng giả bị rớt tại nha khoa chính là gắn lại bằng xi măng nha khoa hoặc keo dán chuyên dụng.
Tuy nhiên, nếu trường hợp răng sứ rơi ra ngoài và bị nứt, gãy, chắc chắn rằng bạn cần phải làm lại một chiếc răng mới. Dù thế, quá trình làm lại cũng sẽ không tốn kém quá nhiều chi phí và thời gian. Lý do là vì cùi răng đã được mài sẵn, chỉ cần lấy dấu làm răng mới.
Sử dụng keo dán là một trong những cách dán răng giả bị rớt tại nha khoa được áp dụng với hàm tháo lắp. Trường hợp hàm bị gãy, cách này sẽ có thể vá lại hàm như ban đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, vì khi ăn nhai cũng khiến hàm giả gãy trở lại. Cách dán răng giả bị rớt tại nha khoa này là phương pháp bạn có thể làm tại nhà.
Ngoài ra, với trường hợp khung hàm hoặc răng giả bị nứt, bể nặng nề, bạn không thể dán bằng keo để sử dụng tạm thời mà bắt buộc phải đến nha sĩ để làm lại hàm giả tháo lắp mới.
Trường hợp răng giả cấy ghép Implant rơi ra, bạn hoàn toàn không thể dán lại tại nhà. Nếu cảm thấy răng cấy Implant lung lay hoặc rơi ra ngoài, bạn phải nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ điều trị dán răng kịp thời.
✅✅Những điều liên quan về cấy ghép Implant:
Để tránh răng giả bị rơi ra ngoài, bạn cần phải lưu ý một số biện pháp sau:
Trồng răng sứ, dán sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp phục hồi chức năng ăn nhai, cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười. Lựa chọn nha khoa uy tín chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ nha khoa thẩm mỹ tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi
Như vậy, bài viết trên Nha khoa parkway đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn tất tần tật các thông tin về răng giả bị rơi cũng như cách dán răng giả bị rớt tại nha khoa. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin giá trị.
Nếu có bất kỳ bệnh lý răng miệng nào, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với Parkway qua HOTLINE 1900 8059 hoặc đến cơ sở gần nhất để được chuyên gia tư vấn và sắp xếp lộ trình điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Tìm kiếm bác sĩ Invisalign giỏi hoặc một nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về Invisalign là bước quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu. Việc lựa chọn đúng bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm […]
Hơi thở có mùi là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống thường ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây […]
Chảy máu răng có thể do các bệnh lý răng miệng hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Tham khảo 11 nguyên nhân gây chảy máu răng phổ biến ngay!