Răng sữa, còn gọi là răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạntrẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi và sẽ được thay thế khi trẻ được 5 – 6 tuổi. Cha mẹ thường thắc mắc răng sữa có tự rụng không? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Răng sữa đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đến thời điểm thay răng nhưng răng sữa có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển thể chất của trẻ như sau:
Răng sữa giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn: Trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi (trẻ bắt đầu ăn dặm) và dần hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi. Có thể hiểu, quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ gắn liền với quá trình phát triển khả năng ăn uống. Răng sữa với chức năng nhai, nghiền sẽ giúp trẻ chuyển thức ăn từ dạng mịn sang dạng thô trước khi chúng được đưa xuống dạ dày.
Sự phát triển của răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm: Khi trẻ nhai, toàn bộ cung hàm được vận động, xương hàm cũng nhờ đó mà được kích thích để phát triển.
Răng sữa định hướng sự phát triển cho răng vĩnh viễn sau này. Bên dưới mỗi chiếc răng sữa luôn có 1 chiếc răng vĩnh viễn khi đến thời điểm phù hợp sẽ thay thế răng sữa.
Răng sữa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ được hình thành từ cột không khí trong thanh quản kết hợp cử động dây thanh, lưỡi răng và môi. Trong quá trình hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ không may bị rụng răng cửa hoặc sâu răng,… âm
thanh sẽ không được phát âm tròn tiếng, trẻ có thể bị nói ngọng.
Răng sữa có tự rụng không? Trình tự thay răng sữa ở trẻ em
Hầu hết trẻ em sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa khi được 5 -6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng sữa có thể xuất hiện khi trẻ khoảng 4 tuổi hoặc trễ hơn khi trẻ được 8 tuổi. Chiếc răng sữa cuối cùng thường sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được 12 – 13 tuổi.
Khi thay răng sữa, dưới mỗi chân răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng sữa, khiến răng sữa lung lay, báo hiệu răng sữa sẽ được thay thế. Thân răng sữa phía trên sẽ tự rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thông thường, thứ tự thay răng sẽ tương tự như lúc trẻ mọc răng sữa. Chiếc răng sữa nào móc trước thì sẽ rụng trước. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới.
Nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối. Răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn thứ nhất) sẽ mọc lúc 6 tuổi. Chiếc răng này sẽ không được thay thế, có nghĩa là không cần phải nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên.
Lịch thay răng sữa của trẻ như sau:
Lịch mọc – thay răng sữa của trẻ
Nguyên nhân răng sữa không tự rụng
Nhiều trẻ không rụng sữa theo quy luật thông thường, nguyên nhân có thể như sau:
Do không có mầm răng vĩnh viễn
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến răng sữa không rụng là do không có mầm răng vĩnh viễn dưới xương hàm. Thông thường khi trẻ được khoảng 5 -6 tuổi, mầm răng vĩnh viễn đã hình thành và bắt đầu nhú lên đẩy răng sữa ra ngoài, thấy răng của trẻ sẽ bị lung lay. Tuy nhiên vì lý do nào đó (thường do gen di truyền) mà mầm răng vĩnh viễn hoàn toàn không xuất hiện và răng sữa sẽ không lung lay và tồn tại cho tới khi trưởng thành.
Do răng vĩnh viễn mọc lệch
Một lý do khác khiến răng sữa không tự rụng do răng vĩnh viễn mọc lệch. Mầm răng vĩnh viễn thay vì mọc thẳng lên đẩychân răng sữa ra ngoài thì mọc xiên, mọc lệch. Chân răng sữa khi không có mầm răng vĩnh viễn kích thích thì chúng vẫn sẽ đứng im không lung lay.
Cha mẹ cần quan sát trẻ trong quá trình thay răng sữa. Nếu có những bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, can thiệp kịp thời bảo vệ hàm răng cho trẻ.
Những răng sữa không tự rụng có tồn tại vĩnh viễn hay không?
Răng sữa không phải là răng vĩnh viễn nên chân răng sữa khá yếu và nông, khó có thể tồn tại vĩnh viễn. Đến một thời điểm nhất định, dù không có yếu tố tác động, những chiếc răng sữa này cũng sẽ tự rụng, thường là khi 18 tuổi. Khi đó, vị trí răng sữa bị rụng không có răng vĩnh viễn để thay thế, khiến hàm răng bị thiếu răng, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, xương hàm không phát triển nên sẽ bị tiêu xương hàm cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng vĩnh viễn.
Có nên tự nhổ răng sữa cho bé hay không?
Đến thời điểm thay răng, răng sữa sẽ lung lay và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên việc lựa chọn thời điểm nhổ răng sữa lung lay cũng rất quan trọng, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa quá sớm, hoặc để quá muộn. Nếu trẻ bị nhổ quá sớm, trẻ sẽ khó khăn trong quá trình ăn nhai, làm xương hàm mềm và nướu không thể phát triển.
Khi răng sữa bị nhổ quá sớm, răng vĩnh viễn bên dưới chưa kịp mọc lên sẽ gây khó khăn khi tới giai đoạn răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, dẫn đến trẻ sẽ mọc vĩnh viễn chậm hơn so với các bé cùng trang lứa. Còn việc nhổ răng sữa quá muộn lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng vĩnh viễn, lúc này răng có thể mọc lệch do không có vị trí để phát triển, ảnh hưởng đến cả hàm răng sau này của trẻ.
Ngoài ra, việc tự nhổ răng sữa tại nhà dù bằng công cụ nào cũng dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Các vật dụng nhổ răng tại nhà cho trẻ chưa được tiệt trùng, diệt khuẩn cũng như việc đưa tay vào miệng trẻ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay trẻ hay tay của cha mẹ dễ xâm nhập vào vết thương hở này, dẫn tới bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván.
Trong một số trường hợp, các mảnh chân răng vỡ sót lại mà cha mẹ không thể quan sát được bằng mắt thường. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây viêm sưng, ảnh hưởng tới các mô tế bào.
Trẻ có thể chảy nhiều máu, đau đớn khi cha mẹ tự nhổ răng cho trẻ tại nhà
Khi nào cần nhổ răng sữa cho trẻ
Thời điểm nhổ răng sữa cho trẻ rất quan trọng, không nên nhổ răng quá sớm hoặc quá muộn. Nếu cha mẹ băn khoăn răng sữa có tự rụng không, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi răng sữa lung lay để được thăm khám và được chỉ định nhổ răng hay chờ đợi thêm để đảm bảo an toàn cũng như không làm trẻ bị đau đớn.
Một số trường hợp đặc biệt, nếu răng vĩnh viễn của trẻ đang dần chồi lên và bị kẹt, đôi khi bác sẽ chỉ định nhổ hoặc phải mài bớt cạnh răng sữa lân cận để răng vĩnh viễn của trẻ có thể mọc lên đúng vị trí một cách thuận lợi, giảm đau đớn, khó chịu cho trẻ trong quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo những mối nguy hiểm ẩn chứa có liên quan đến việc nhổ răng sữa cho bé khi chưa lung lay có thể:
Gây chảy máu quá nhiều mà cha mẹ thực sự không biết cách cầm máu và cũng có nguy cơ làm trẻ khó chịu.
Gây tổn thương mô nướu có thể gây ra các vấn đề trong cuộc sống sau này và đôi khi phải tốn kém để khắc phục
Gây nhiễm trùng: Nhiễm trùng không chỉ có thể làm tổn thương nướu mà còn có thể khiến con bị đau nhức rất nhiều, trẻ sẽ phải điều trị gây tốn thời gian và tiền bạc của cha mẹ.
Tác hại của việc không nhổ răng sữa cho bé
Không nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm có thể mang lại những tác hại sau:
Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Răng sữa không rụng dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch và sẽ làm giảm sức nhai của răng. Vì khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới bị lệch, không khớp nhau nên khả năng nghiền nát thức ăn trong khoang miệng cũng không còn hiệu quả.
Dễ làm răng vĩnh viễn mọc lệch
Trường hợp răng sữa không rụng do chân răng còn quá chắc và bám chặt vào xương hàm, mầm răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc chệch hướng so với vị trí tiêu chuẩn.
Tăng khả năng mắc bệnh lý răng miệng
Khi răng vĩnh viễn bị mọc lệch, chúng có thể đâm vào nướu hoặc lưỡi gây tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức và có thể tác động đến việc phát âm, ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ. Ngoài ra, việc răng mọc lệch, chen chúc nhau sẽ gây cản trở trong quá trình chăm sóc và vệ sinh răng, đặc biệt là trẻ em, dẫn đến trẻ bị sâu răng.
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của hàm răng vĩnh viễn cũng như khuôn mặt. Vì phải mọc chen chúc nhau nên các răng vĩnh viễn sẽ bị mọc lệch, không đều, có thể bị hô vẩu.
Răng vĩnh viễn mọc lệch do răng sữa không tự rụng
Những trường hợp không được nhổ răng sữa cho trẻ
Một số trường hợp các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà mà cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế chuyên khoa uy tín thăm khám và chỉ định nhổ răng đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
Những trẻ có bệnh toàn thân (như đái tháo đường týp 1) nếu tự ý nhổ răng tại nhà sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Những trẻ mang bệnh tim mạch có nguy cơ viêm nội tâm mạc, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay truyền nhiễm… thì việc nhổ răng phải có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa nhi, tim mạch, răng hàm mặt… phải tuân thủ phác đồ khánh sinh nghiêm ngặt trước và sau khi nhổ răng.
Bác sĩ trước khi nhổ răng cũng phải khai thác kỹ lưỡng tiền sử của trẻ, bệnh sử nha khoa và bệnh lý toàn thân để có phương pháp nhổ răng phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt. Trẻ đang sốt cao, đang có viêm lợi cấp… thì không nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ. Vì vậy, cha mẹ lưu ý không nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà trong các trường hợp nên trên nhé.
Cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà
Trong các trường hợp trẻ khỏe mạnh, không có bệnh lý đặc biệt như máu khó đông, khó thở… và răng sữa đã lung lay rất nhiều, cha mẹ có thể cân nhắc nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà khi nắm vững các kiến thức sau đây:
Rửa tay bằng nước và xà phòng, lau khô với khăn sạch trước khi đụng chạm vào răng của trẻ.
Khuyến khích trẻ tự làm lung lay thêm chiếc răng bằng lưỡi hay bằng tay sạch để chân răng tự bật gốc ra ngoài.
Nếu thất bại, tuyệt đối không làm trẻ hoảng sợ với các động tác thô bạo. Cha mẹ cầm thân răng với một miếng gạc sạch và dùng một lực xoắn vặn nhỏ, răng sẽ rơi ra.
Cho trẻ cắn một viên bông gòn tại vị trí răng rụng để cầm máu liên tục trong 5 đến 10 phút. Sau khi máu đã cầm, kiểm tra nướu tại vị trí cũ để đảm bảo không còn dấu tích nào của chân răng cũ còn sót lại.
Tuy nhiên, việc cha mẹ tự ý nhổ răng sữa tại nhà có thể gây ra nhiều nguy hiểm như sót vụn răng, chân răng, tổn thương xương hàm, trẻ mất nhiều màu, gây đau đớn, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Vì những lý do trên, cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhổ răng cho trẻ tại nhà.
Tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà có thể gây biến chứng
Lưu ý cách chăm sóc cho trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, đều và đẹp
Cách chăm sóc răng miệng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàm răng vĩnh viễn của trẻ trong tương lai nên cha mẹ cần chăm sóc và bảo vệ hàm răng cho trẻ bằng các biện pháp sau:
Cha mẹ cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi dành cho trẻ em để bảo vệ men răng cho trẻ.
Hướng dẫn trẻ biếtđánh răng đúng cách: đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày;
Định kỳ đưa trẻ đi khám nha sĩ 3 đến 6 tháng một lần để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng hoặc các bệnh lý khác về răng miệng.
Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ uống có ga dễ dẫn đến sâu răng
Một số trẻ có thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… dẫn đến tình trạng trẻ bị răng hô,răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa. Vì vậy cha mẹ phải khuyên trẻ không nên làm các hành động này để việc mọc răng của trẻ được thuận lợi hơn.
Chú ý cải thiện dinh dưỡng cho trẻ để hỗ trợ hệ răng phát triển tốt hơn trong giai đoạn trẻ thay răng như bổ sung các vi khoáng chất thiết yếu, canxi, vitamin… qua bữa ăn hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Qua bài viết này, cha mẹ đã có thông tin về câu hỏi răng sữa có tự rụng không. Việc chăm sóc hàm răng cũng như sức khỏe cho trẻ là việc cha mẹ cần kiên trì và thường xuyên, nhất là giai đoạn mọc và thay răng sữa. Vì vậy, cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Nha khoa Parkway để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]