Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trồng răng hàm bị sâu bao nhiêu tiền? Các phương pháp trồng

Trồng răng hàm bị sâu là phương pháp phục hình răng hiệu quả, giúp răng hàm khôi phục được hình dáng của răng và đảm bảo chức năng ăn nhai quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp trồng răng chỉ được áp dụng khi răng hàm của bạn bị sâu không thể điều trị mà bắt buộc phải nhổ bỏ. Hãy cùng với Parkway tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Răng hàm có vai trò quan trọng ra sao?

Để tìm hiểu về lý do cần phải trồng răng hàm bị sâu, Parkway sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của răng hàm trong sinh hoạt hàng ngay của chúng ta nhé.

Răng được chia thành hai phần: 

  • Thân răng là phần ở trên lợi mà bạn nhìn thấy trong miệng
  • Chân răng là phần được cắm bên trong xương hàm. Chân răng là phần ở dưới lợi và ở trong xương hàm (xương ổ răng)  

Cấu tạo chính của răng hàm bao gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Cấu trúc răng là các phần xương cứng, cắm chặt vào các hốc răng của hàm. Mỗi răng hàm thường có từ 2 đến 4 chân răng. Tổ chức cứng của răng bao gồm 2 thành phần là men răng và ngà răng.

Răng hàm có vai trò quan trọng ra sao?

Minh họa giải phẫu răng hàm

Răng hàm đóng một vai trò rất quan trọng trong cung hàm, đảm nhận chức năng cắn, xe, nhai, nghiền thức ăn và đảm bảo sự cân đối, thẩm mỹ của cấu trúc khuôn mặt. Vậy nên, khi răng hàm bị sâu và bắt buộc phải nhổ bỏ, bạn nên trồng răng hàm bị sâu lại ngay để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả ăn nhai, cấu trúc thẩm mỹ khuôn mặt và việc phát âm chính xác.

Tại sao răng hàm bị sâu?

Cao răng hay vôi răng chính là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate (Ca3(PO4)2) trong nước bọt, bám cứng chắc vào bề mặt răng, xung quanh cổ răng hoặc bên dưới lợi. Lâu ngày, những mảng bám này trở thành nơi cư trú và phát triển cho vi khuẩn gây sâu răng – tạo điều kiện cho bệnh sâu răng hình thành. 

Sâu răng là quá trình tổ chức cứng của răng (men răng và ngà răng) bị vi khuẩn tấn công, ăn mòn và tạo thành những lỗ li ti trên bề mặt răng,

Răng hàm có những rãnh lõm trên bề mặt răng, lại nằm ở nơi khó vệ sinh, dễ hình thành mảng bám bao gồm vi khuẩn, acid, mùn thức ăn. Nếu vệ sinh răng hàm không đúng cách, dễ làm mòn cổ răng và chân răng – làm lộ ngà chân răng, ngà chân răng bị hở rất dễ bị sâu.

Các giai đoạn khi răng hàm bị sâu

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Giai đoạn này lỗ sâu nhỏ hình thành trên men răng (chấm đen) rất khó phát hiện, không đau nhức nhiều; do khó phát hiện nên dễ bị bỏ qua. Triệu chứng thường thấy ở giai đoạn này là khi ăn đồ lạnh, đồ nóng có cảm giác ê buốt, gây đau nhức ở mức độ nhẹ.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Ở giai đoạn 2 này, lỗ sâu nhỏ hay những chấm đen lo ti bắt đầu hình thành sâu răng lỗ to và sâu hơn. Lỗ sâu ăn vào đến ngà răng. Nếu lỗ sâu cạn – bạn sẽ không cảm thấy ê buốt khi nhai. Tuy nhiên khi lỗ sâu càng sâu sẽ gây ê buốt khi nhai thức ăn hay khi uống thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là giai đoạn cần đến nha khoa để điều trị để trị bệnh tránh để lâu dài gây ra tình trạng nặng nề hơn – viêm tủy răng.

Giai đoạn 3: Viêm tủy răng

Khi sâu ngà không được điều trị, lỗ sâu ăn mòn vào tủy và gây nhiễm trùng tủy răng, gây đau nhức dữ dội, đau tự nhiên (không ăn cũng đau) và đau nhiều nhất là vào ban đêm. Ở giai đoạn này vẫn còn điều trị kịp thời.

Giai đoạn 4: Chết tủy răng

Viêm tủy răng nếu không được điều trị thì tủy sẽ bị chết. Lúc này, vi khuẩn theo đường ống tủy sẽ làm nhiễm trùng dưới chân răng, gây ra sưng nướu, sưng mặt. Một số trường hợp không đau nên dễ bỏ qua không điều trị, một số trường hợp gây biến chứng trầm trọng ở xoang, khớp, tim, xương, …

Các giai đoạn khi răng hàm bị sâu

4 giai đoạn của sâu răng hàm

Trường hợp nào cần nhổ hay không cần nhổ răng hàm bị sâu

Trường hợp nên nhổ răng hàm bị sâu

Răng hàm bị sâu cần nhổ khi bạn gặp phải một trong trong những trường hợp sau:

  • Sâu răng cụt chân răng, kèm theo những triệu chứng như tụt lợi (nướu), viêm nha chu, …
  • Tình trạng sâu răng gây ra viêm diễn biến quá nặng. Phần răng sâu vào tủy răng, vi khuẩn có nguy cơ tấn công sâu vào chân răng (gây vỡ chân răng) và ăn sâu vào xương hàm, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không loại bỏ kịp thời.

Những hậu quả thường thấy sau khi phải thực hiện phương pháp nhổ bỏ răng hàm:

  • Lực nhai của hàm giảm sút. Việc nhai, nghiền thức ăn sẽ diễn ra khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Răng còn lại bị yếu đi do phải thực hiện nhiệm vụ nhai, nghiền của răng hàm.
  • Răng xô lệch, dễ gây biến dạng khuôn mặt (Da nhăn nheo, má hóp lại, lệch mặt, …)
  • Lệch khớp cắn do mất đi một răng gây mất đối xứng với răng hàm đối diện (trên hoặc dưới) gây ra sưng lợi (nướu), viêm nha chu, chảy máu lợi, …

Lúc này, cần phải thực hiện các biện pháp trồng răng hàm bị sâu để phục hình răng và hạn chế những ảnh hưởng của răng trống đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của người bệnh.

Để không gặp phải tình trạng răng sâu dẫn đến phải nhổ đi, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện và điều trị bệnh từ sớm.

Trường hợp không cần nhổ răng hàm bị sâu

Răng hàm bị sâu được chỉ định sử dụng phương pháp bảo tồn trong trường hợp sâu răng nhẹ (Giai đoạn 1 và 2), mức độ sâu chưa ảnh hưởng tới phần chân răng:

  • Răng hàm sâu vào tủy răng tuy nhiên chưa sâu đến chân răng, phần ngà răng còn nguyên vẹn. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp trám đầy chân răng và điều trị tủy răng. Ngoài ra với trường hợp sâu nặng, có thể sử dụng phương pháp bọc sứ răng hàm bị sâu để bảo tồn răng.
  • Răng hàm bị sâu được phát hiện sớm, sâu đến men răng. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành trám và làm sạch răng, hàn răng để xử lý ổ sâu.

Với trường hợp không cần nhổ răng sâu, sau khi đã xử lý hết phần sâu răng và hoàn tất điều trị, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, thực hiện những thói quen tốt cho răng miệng theo lời dặn của bác sĩ để bệnh không tía diễn. Nhất là với những trường hợp răng hàm đã rút tủy, dù đã trám răng nhưng lúc này độ bền răng giảm do không có tủy nuôi dưỡng, dễ nứt vỡ thì không nên ăn đồ cứng.

Trường hợp nào cần nhổ hay không cần nhổ răng hàm bị sâu

Trám, hàn răng bị sâu khi không cần thực hiện nhổ răng hàm bị sâu

Không trồng răng hàm khi răng bị sâu có làm sao không?

Khi mất răng hàm hay bất kỳ chiếc răng nào, bạn cần phải thực hiện biện pháp phục hình trồng răng hàm bị sâu càng sớm càng tốt. Rất nhiều nguy cơ biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và toàn thân nếu bạn để trống chiếc răng đó. Đồng thời gây khó khăn cho quá trình trồng răng hàm phục hình sau này. 

Những hậu quả khi mất đi chiếc răng hàm số 6, 7 thường thấy:

  • Hóp má, khuôn mặt mất cân đối do nhổ răng tạo ra khoảng trống trên khung hàm. 
  • Lực nhai của hàm giảm sút. Việc nhai, nghiền thức ăn sẽ diễn ra khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa (đau dạ dày, viêm đường ruột).
  • Xương hàm dần tiêu biến, thoái hóa do mất đi lực ăn nhai, không thể kích thích các tế bào xương sinh trưởng.
  • Suy giảm xương hàm sẽ dẫn đến các nguy cơ lệch khớp cắn, lão hóa sớm, khuôn mặt bị biến dạng. 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng do vị trí mất răng tạo thành nơi trú ngụ tốt cho vi khuẩn, gây ra các bệnh viêm lợi (nướu), viêm nha chu,…
Không trồng răng hàm khi răng bị sâu có làm sao không?

Không trồng răng hàm bị sâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng khôn lường

Khi nào thì nên trồng răng hàm bị sâu sau khi nhổ?

Phương pháp trồng răng hàm bị sâu sau khi nhổ cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để có thể ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ nhiễm trùng của răng trước khi nhổ, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian mổ khác nhau với những trường hợp khác nhau.

Thông thường thì sau khoảng 1 đến 2 tháng nhổ răng là có thể tiếng hành phương pháp trồng răng giả linh hoạt (Làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp). Đối với phương pháp trồng/cấy ghép răng implant thì cần phải chờ khoảng 2 đến 3 tháng sau khi nhổ răng để xương hàm phục hồi và hình thành lại.

Các phương pháp trồng răng hàm bị sâu

Phương pháp phục hình răng bị sâu nặng bằng hàm tháo lắp

Phương pháp đầu tiên trong danh sách là phương pháp làm răng giả tháo lắp. Đây là một phương  pháp phục hình răng cổ điển, đã có mặt trên thị trường từ rất lâu.

Để làm được hàm tháo lắp, bác sĩ sẽ tiến hành chế tác nền nhựa kết hợp với răng giả. Sau khi có hàm răng giả với kích thước và khuôn phù hợp với khuôn hàm của bạn, bạn có thể gắn trực tiếp vào và dùng hàm giả ăn, nhai bình thường. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đối với phương pháp hàm tháo lắp, bạn không nên ăn đồ quá cứng, quá dai hoặc quá dẻo để tránh làm rớt răng.

Các phương pháp trồng răng hàm bị sâu

Phương pháp hàm tháo lắp

Ưu điểm là phương pháp có giá thành rẻ, thực hiện nhanh chóng khi chỉ mất khoảng 2 đến 4 ngày kể từ ngày thăm khám là bạn đã có cho mình một chiếc hàm giả phù hợp. 

Điểm yếu của phương pháp này là không thể khắc phục triệt để được tình trạng lệch răng, tiêu hàm và ăn nhai không có cảm giác như răng thật.

Phương pháp trồng hay làm cầu răng sứ

Phương pháp trồng hay làm cầu răng sứ là phương pháp trồng răng hàm bị sâu phổ biến, có khả năng khôi phục một hoặc nhiều răng cố định (khác với hàm răng giả linh hoạt).

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant. Nhịp cầu sẽ là một hoặc nhiều răng bị nhất trong quá trình nhổ răng. Cầu răng sẽ được gắp cố định trên các răng trụ, lấp đầy khoảng trống răng đã mất để lại.

Ưu điểm của phương pháp này là khi ăn nhai có cảm giác như răng thật, thời gian thực hiện nhanh chóng và độ thẩm mỹ cao.

Các phương pháp trồng răng hàm bị sâu

Phương pháp trồng răng hàm bị sâu bằng cầu răng sứ

Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp này là không thể áp dụng nếu bệnh nhân bị mất đi răng số 7 vì răng số 8 không đảm bảo yêu cầu để trở thành một cầu răng trụ. Hơn nữa, cầu răng sứ chỉ thay thế được phần răng phía trên chứ không thể thay thế được chân răng.

Phương pháp cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng hàm bị sâu tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, thay thế chân răng bằng trụ kim loại giống như một chiếc vít – thay thế răng bị hỏng bằng răng nhân tạo, có chức năng và hình dáng như răng thật.

Cấu tạo của một chiếc răng implant bao gồm: 

  • Trụ implant: Trụ implant chính là một yếu tố quan trọng giúp phương pháp cấy ghép implant tạo cảm giác y như răng thật, do nhiệm vụ chính của nó là thay thế chân răng. Được thiết kế dạng ren xoắn như một chiếc ốc vít, được cấy thẳng vào xương hàm vị trí răng trống. Trụ có tác dụng nâng đỡ cầu răng, mão răng hay một hàm răng giả để thay thế cho răng đã mất.
  • Mão răng sứ: Đây là phần trên cùng, có hình dáng và chức năng của thân răng thật, gắn trên khớp nối Abutment.
  • Khớp nối Abutment: Là thành phần có chức năng khớp nối, kết nối trụ implant ở dưới và phần mão răng ở phía trên.
Các phương pháp trồng răng hàm bị sâu

Phương pháp trồng răng hàm bị sâu bằng cấy ghép implant là phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay

⏩⏩⏩ Những điều về trông răng Implant mà bạn cần biết:

Trồng răng Implant có đau không?

Trồng răng Implant chi phí như thế nào tại Parkway?

Quy trình trồng răng Implant diễn ra như thế nào?

Trồng răng hàm bị sâu có đau không?

Mỗi phương pháp trồng răng hàm bị sâu có mức độ can thiệp vào răng, nướu khác nhau. Hầu hết các phương pháp đều không gây đau nhức trong quá trình thực hiện vì bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí cần trồng răng trong quá trình phục hình.

Phương pháp hàm tháo lắp sẽ không gây đau đớn khi thực hiện vì bác sĩ không trực tiếp tiến hành và tác động vào răng, nướu người bệnh.

Đối với phương pháp cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài răng để làm trụ nên sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ thường gặp phải triệu chứng ê buốt kéo dài sau 2 đến 3 ngày làm răng.

Với phương pháp cấy ghép implant, bác sĩ sẽ mở nướu, đặt trụ vào xướng hàm nên sau khi điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức trong vòng 24 giờ và sẽ giảm dần vào những ngày sau.

Trồng răng hàm bị sâu có đau không?

Trồng răng hàm bị sâu ở địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề để được hỗ trợ phương pháp giảm đau, hướng dẫn chăm sóc sau điều trị phù hợp

Dù thực hiện bất kỳ phương pháp trồng răng hàm bị sâu nào, bác sĩ cũng sẽ có biện pháp giúp bạn giảm đau nhức cùng với hướng dẫn chăm sóc cũng như thuốc hỗ trợ sau khi điều trị để bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi và sinh hoạt như bình thường.

Trồng răng hàm bị sâu giá bao nhiêu tiền?

Mỗi phương pháp trồng răng hàm bị sâu đều có ưu và nhược điểm khác nhau, cùng với mức chi phí khác nhau dựa vào chất lượng răng và trình độ tay nghề của bác sĩ. Để lựa chọn phương pháp phù hợp người bệnh thường cân nhắc đến vấn đề chi phí đầu tiên.

Thông thường, chi phí phục hình bằng cầu răng sứ sẽ thấp hơn so với trồng răng hàm bị sâu bằng công nghệ implant. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn gặp nhiều hạn chế, khi mà khả năng những chiếc răng ở bên cạnh sẽ bị chịu những tổn thương trong quá trình ăn uống do phải mượn lực từ chúng; dễ gặp phải tình trạng các thức ăn dễ bị kẹt vào trong các vùng viền răng cần vệ sinh thường xuyên.

Mặc dù chi phí thực hiện phương pháp trồng răng hàm bị sâu thông qua cấy ghép implant cao hơn nhiều, nhưng lại mang đến hiệu quả cao và thời gian sử dụng, bảo hành lâu dài. Vậy nên phương pháp implant thường được các bác sĩ nha khoa đánh giá cao và khuyến khích bện nhân lựa chọn.

Tại Nha khoa Parkway, các dòng trụ implant và vật liệu răng sứ đều được nhập khẩu chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng nhưng vẫn đảm bảo được mức giá hợp lý. 

Bạn có thể tham khảo bảng giá trồng răng hàm bị sâu đơn lẻ mới nhất từ Nha khoa Parkway:

CÁC GÓI IMPLANT ĐƠN LẺ Đơn vị Giá niêm yết – KV 1 (BD, HCM, Thủ Đức) Giá niêm yết – KV 2 (HN) Giá niêm yết – KV 3 (BN, Vinh)
Cấy ghép implant trọn gói – Silver Package TIẾT KIỆM 30%

Implant Dentium + khớp nối cá nhân hoá Kim loại + răng sứ titan + ghép xương bột 0.25cc + ghép 01 màng bất kì

Răng 19,600,000₫ 16,800,000₫ 16,800,000₫
Cấy ghép implant trọn gói – Gold Package TIẾT KIỆM 30%

Implant Acqua + khớp nối cá nhân hoá Zirconia + răng sứ Cercon HT + ghép xương bột 0.25cc + ghép 01 màng bất kì

Răng 29,750,000₫ 25,200,000₫ 25,200,000₫
Cấy ghép implant trọn gói – Platinum Package TIẾT KIỆM 15%

Implant BLT SLActive + khớp nối cá nhân hoá Zirconia + răng sứ Zircad Prime + ghép xương bột 0.25 cc + ghép 01 màng bất kì

Răng 48,875,000₫ 45,900,000₫ 45,900,000₫

 

Kỹ thuật trồng răng hàm bị sâu thông qua phương pháp cấy ghép implant là một phương pháp phức  tạp, cần tác động trực tiếp vào xương hàm của người bệnh, do đó đòi hỏi tay nghề bác sĩ thực hiện cao, thiết bị y tế áp dụng cần hiện đại và có phòng khám vô trùng.

Tại nha khoa Parkway đảm bảo được đầy đủ các yếu tố trên, bạn chắc chắn sẽ được trồng răng sâu an toàn, bền đẹp.

Tin tức sự kiện khác

Hàm khung tháo lắp kim loại và những điều cần biết

Trong số những phương pháp phục hình răng mất hiện nay, hàm khung tháo lắp kim loại được sử dụng rất phổ biến. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về loại hàm này trong bài viết sau đây nhé! Hàm khung tháo lắp kim loại là gì? Hàm khung tháo lắp kim loại […]

Xem chi tiết
trồng răng implant có đau không - 2

Trồng răng implant có đau không? Một số lưu ý giảm sưng đau khi cấy ghép implant

Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng mất được ưa chuộng và là phương pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn băn khoăn trồng răng Implant có đau không? Nha khoa Parkway sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây cùng một vài lưu ý […]

Xem chi tiết
Trồng răng implant mất bao lâu

Trồng răng implant mất bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng

Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]

Xem chi tiết
Trồng răng implant giá bao nhiêu?

Trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết