Trám răng sữa cho bé bao nhiêu tiền? Trám ở đâu uy tín?
Răng sữa của trẻ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được 5 – 6 tuổi nên nhiều cha mẹ thường không chú ý chăm sóc răng sữa của trẻ. Vì vậy, sâu răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và cần điều trị cẩn thận. Hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng sữa cho trẻ bị sâu răng. Cha mẹ hãy cùng Parkway tìm hiểu về trám răng sữa cho trẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Có nên trám răng sữa cho bé?
Trẻ nhỏ rất dễ bị sâu năng nên nhiều cha mẹ thắc mắc răng có nên trám răng sữa cho bé không. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng, trám răng sữa không hề gây đau nhức cho trẻ và rất an toàn. Đây là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản và nhanh chóng.
Răng sữa đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ ăn nhai, kích thích sự phát triển xương hàm, định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và phát triển ngôn ngữ. Trừ các trường hợp răng sữa bị sâu không thể phục hồi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ luôn ưu tiên lựa chọn trám răng sữa để bảo vệ hàm răng sữa cho trẻ cho đến thời điểm trẻ thay răng sữa.
Với các trường hợp răng sữa bị sâu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng sữa sớm trước thời điểm thay răng. Trẻ dưới 4 tuổi nếu mất răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, không tốt cho việc tiêu hóa thức ăn khiến trẻ hấp thụ thức ăn kém gây suy dinh dưỡng, gây cản trở cho việc phát âm, phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, việc mất răng sữa sớm sẽ làm răng vĩnh viễn không được định hướng và mọc lên không đúng chỗ, ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm. Răng sữa mất sớm hơn thời điểm trẻ thay răng sẽ khiến răng bên cạnh nghiêng vào khoảng trống răng đã mất, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ thiếu khoảng trống dẫn đến răng vĩnh viễn của trẻ bị mọc xiên, mọc lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả hàm răng. Điều này dẫn đến việc cha mẹ và trẻ sẽ tốn thời gian, tiền bạc công sức để điều trị và nắn chỉnh hàm răng cho trẻ.
Thêm vào đó, răng sữa bị sâu không được điều trị kịp thời có thể viêm tủy, gây ra đau nhức cho trẻ, cũng như có thể lây lan sâu răng sang các răng bên cạnh. Một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, áp-xe răng, nguy hiểm hơn, nhiễm trùng răng sữa có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng mặt, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ bị viêm tủy răng, trước khi trám răng sữa, bác sĩ sẽ cần điều trị bệnh lý răng miệng trước.
Điều trị viêm tủy sẽ gây đau nhức cho trẻ chứ không phải do trám răng gây ra. Để trẻ hoàn toàn thoải mái, dễ chịu, bác sĩ sẽ gây tê trước khi điều trị sâu răng, viêm tủy cho trẻ. Sau khi điều trị triệt để viêm tủy răng, răng sẽ được trám kín giúp trẻ hết đau nhức, cải thiện ăn nhai và bảo vệ răng sữa cho tới thời điểm thay răng.
Trám răng sữa cho trẻ là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng, không gây đau nhức và an toàn, giúp bảo vệ răng hiệu quả. Vì vậy, khi trẻ gặp các vấn đề về răng, cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng, bổ sung vào vị trí khuyết thiếu bị sứt mẻ, gãy vỡ hoặc các lỗ sâu để bít kín lại phần mô răng bị hư tổn, tạo hình để răng có được hình thể như ban đầu, đảm bảo việc ăn nhai tốt và thẩm mỹ cho trẻ.
Răng sữa rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ
Những trường hợp cần trám răng sữa
Tùy theo tình trạng của mỗi trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau:
Răng bị bể, mẻ, vỡ do chấn thương.
Răng bị sâu nặng nhưng vẫn còn khả năng phục hồi.
Răng có hình dáng không hoàn hảo như ngắn, thưa, hở kẽ ở mức độ nhẹ, quá nhỏ…
Răng bị viêm đau, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần.
Khi phát hiện trẻ bị sâu răng sữa, cha mẹ hãy kịp thời đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp răng sữa bị sâu nặng gây viêm tủy và làm trẻ bị đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Răng sâu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây đau nhức, khó chịu cho trẻ
Phương pháp trám phù hợp nhất với bé
Trám răng sữa là việc sử dụng vật liệu trám để bít kín những hố rãnh sâu trên răng hoặc phục hồi hình thể và bảo vệ răng với các trường hợp răng bị hư tổn, sứt mẻ, nứt vỡ. Tùy vào từng trường hợp tổn thương ở răng trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp trám răng sữa phù hợp như sau:
Phương pháp tráng ngăn ngừa
Áp dụng với các trường hợp có vấn đề về men răng, sâu răng nhẹ, răng bị nứt mẻ nhỏ… Bác sĩ sẽ đưa vật liệu trám lên bề mặt răng để trám kín các hố rãnh sâu hoặc mô răng bị nứt mẻ, giúp bảo vệ thân răng, ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào răng, hạn chế tình trạng mòn men răng và sâu răng nghiêm trọng hơn.
Phương pháp trám để điều trị
Áp dụng các trường hợp răng sữa của trẻ bị sâu răng, hoặc sâu răng nặng ăn sâu tới tủy răng. Bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp điều trị sâu răng, viêm tủy dứt điểm, sau đó mới tiến hành trám răng sữa điều trị để phục hồi hình dạng của răng và bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn gây sâu răng. Phương pháp trám răng điều trị giúp răng sữa của trẻ sẽ không còn đau buốt, ăn nhai tốt hơn và trẻ không còn biếng ăn nữa.
Quá trình trám răng sữa cho bé
Các bác sĩ sẽ trám răng sữa cho trẻ thông thường sẽ theo các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Nếu cần có thể cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp.
Bước 2: Vệ sinh, làm sạch khoang miệng và bề mặt răng, gây tê cho trẻ (nếu cần).
Gây tê là bước phụ thêm trong các trường hợp trám răng bị sâu nặng cho trẻ. Bởi vì bác sĩ sẽ cần nạo vét mô răng sâu, tác động tới mô mềm nên có thể khiến trẻ đau nhức. Việc gây tê sẽ giúp trẻ không thấy đau nhức, bác sĩ thao tác cũng dễ dàng hơn.
Bước 3: Tiến hành trám răng sữa cho trẻ.
Nha sĩ sẽ đổ vật liệu dùng để trám răng sữa vào lỗ sâu hoặc vị trí răng bị sâu đã được làm sạch. Ban đầu, vật liệu trám ở dạng lỏng, sau khi chiếu đèn chuyên dụng sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp. Nha sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa. Cuối cùng, bề mặt vị trí trám sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu.
Bước 4: Kết thúc quá trình trám răng, hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ
Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, không gây đau đớn cho trẻ
Trám răng sữa cho bé bao nhiêu tiền?
Chi phí trám răng sữa bị sâu không quá cao nên cha mẹ có thể yên tâm lựa chọn phương pháp điều trị này. Sau đây là bảng giá dịch vụ hàn/trám răng sữa bị sâu tại nha khoa Parkway để cha mẹ tham khảo và lựa chọn:
Dịch vụ
điều trị
Đơn vị
Giá niêm yết – KV 1 (BD, HCM, Thủ Đức)
Giá niêm yết – KV 2 (HN)
Giá niêm yết – KV 3 (BN, Vinh)
Dịch vụ hàn/ trám răng sữa bị sâu
Vết trám
360.000 đ
360.000 đ
200.000 đ
Lưu ý chăm sóc răng miệng cho bé sau khi trám răng sữa
Sau khi trám răng sữa cho trẻ, cha mẹ cũng cần quan tâm đến quá trình chăm sóc răng miệng sau khi trám răng để vết trám được duy trì hiệu quả, cũng như giảm khả năng tái phát bệnh lý sâu răng, viêm tủy. Cha mẹ cần đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi trám răng sữa cho trẻ như sau:
Không nên cho trẻ ăn trong 2 giờ đầu sau trám răng sữa vì dễ làm bong miếng trám.
Sau khi trám răng sữa cho trẻ thì nên sử dụng các thức ăn dạng lỏng, tránh ăn nhai đồ cứng và dai.
Tránh các loại thực phẩm quá nóng hoặc lạnh để không làm ảnh hưởng đến chất liệu trám.
Hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, đồ uống có gas,…
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng và đánh răng đúng cách thường xuyên 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm phù hợp với trẻ.
Ngoài ra, Nha khoa Parkway gợi ý một số cách phòng tránh răng sữa bị sâu cha mẹ có thể tham khảo như sau:
Đối với trẻ còn nhỏ, cha mẹ chủ động sử dụng băng gạc sạch có thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Sau đó dùng ngón trỏ rơ lưỡi, vệ sinh khoang miệng, răng nướu hai hàm cho trẻ sau mỗi lần uống sữa hoặc ăn dặm.
Khi trẻ lớn hơn, hướng dẫn, nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng việc chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để vệ sinh hoàn toàn thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng. Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo răng thay – mọc đúng theo độ tuổi. Tránh những thực phẩm không tốt cho răng như đồ ăn nóng/lạnh hoặc cứng, đồ ăn nhiều đường, nhiều ngọt, đồ uống có gas, nước ép hoa quả nhiều axit và lượng đường sẽ không tốt với răng của trẻ.
Cha mẹ cũng nên chú ý cách trẻ ăn uống, hạn chế cho trẻ ngậm đồ ăn hoặc nước uống lâu trong miệng. Cha mẹ có thể tránh việc trẻ ngậm thức ăn quá lâu bằng cách: cho trẻ ăn đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn, tránh để trẻ chơi trong lúc ăn uống khiến trẻ quên ăn và ngậm thức ăn trong miệng quá lâu, khuyến khích trẻ uống nước lọc, thay vì nước ép trái cây.
Fluoride có tác dụng bảo vệ răng trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những sản phẩm có chứa Fluoride phù hợp với răng của trẻ.
Duy trì thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa định kỳ 3 – 6 tháng nhất là thời kỳ trẻ phát mọc răng và thay răng sữa để kiểm tra răng miệng và phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là răng sữa bị sâu ở trẻ em.
Qua bài viết này, cha mẹ đã được giải đáp thắc mắc về việc trám răng sữa cho trẻ. Thực tế, trám răng sữa không phải là thủ thuật phức tạp nhưng cần làm đúng cách để có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Cha mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để trẻ được chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Nha khoa Parkway được biết đến một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu về chăm sóc và điều trị các bệnh lý răng miệng được đông đảo cha mẹ lựa chọn. Phòng khám được khử trùng sạch sẽ, cơ sở vật chất hiện đại, mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị tại một phòng riêng chuyên biệt, đảm bảo riêng tư và không bị ảnh hưởng bởi các bệnh nhân điều trị khác.
Các bác sĩ tại Parkway giàu kinh nghiệm chăm sóc, điều trị răng miệng cho trẻ em, với chuyên môn cao, áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại nhất sẽ giúp cha mẹ yên tâm khi lựa chọn điều trị trám răng sữa và các bệnh lý răng miệng khác cho trẻ. Nha khoa Parkway sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe và đều đẹp.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]