Sún răng là gì? Tổng quan về bệnh sún răng
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Răng sữa thường dễ bị sâu do thói quen ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách, gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm, thẩm mỹ gương mặt và quá trình phát triển răng hàm sau này của trẻ. Bọc thép là phương pháp hiện đại, giúp bảo vệ răng sữa tối ưu được nhiều phụ huynh lựa chọn. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về chụp thép răng sữa và những lợi ích của kỹ thuật này trong bài viết sau nhé!
Chụp thép răng sữa hay mão răng kim loại, chụp thép tiền chế,… là một kỹ thuật nha khoa hiện đại. Trong đó, mão răng bằng thép không gỉ được bao phủ lên chiếc răng sữa bị sâu hoặc hỏng để bảo vệ và duy trì chức năng của răng cho đến khi răng vĩnh viễn thay thế. Phương pháp này giúp ngăn chặn sự phát triển của sâu răng, bảo vệ mô răng còn lại và duy trì không gian cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
Các mão răng được sử dụng để bọc chụp lên răng sữa được làm từ hợp kim thép không gỉ, thường là Crom-Coban (Cr-Co) hoặc Niken-Crom (Ni-Cr), đảm bảo không gây kích ứng, an toàn trong môi trường khoang miệng của trẻ và không ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn. Phương pháp chụp thép răng thường được khuyến khích áp dụng cho trường hợp răng hàm của trẻ bị sâu, hư vỡ ảnh hưởng chức năng nhai.
Bên cạnh loại mão chụp bằng thép không gỉ, trong nha khoa hiện nay còn có chụp sứ zirconia cho răng sữa. Nếu mão thép phù hợp với các loại răng hàm, thì mão sứ sẽ thích hợp với răng cửa do chúng có màu sắc như răng thật, nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
Chụp thép răng ở trẻ em tương tự như việc bọc răng sứ ở người lớn, mão thép có vai trò giống như một chiếc mũ bảo hiểm ôm toàn bộ bề mặt bên ngoài của chiếc răng sữa bị sâu vỡ. Dù răng sữa chỉ là loại răng tạm thời, nhưng chúng chúng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, răng bị sâu có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, khiến trẻ chán ăn và gây thiếu hụt dưỡng chất cần thiết để phát triển.
Bên cạnh đó, răng sữa bị sâu và rụng quá sớm cũng tác động lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, khiến các răng xô đẩy nhau gây nên hiện tượng mọc lệch lạc về sau khi trẻ trưởng thành. Do đó, việc chụp thép răng sữa sẽ đảm bảo ngăn sâu răng lan rộng, cố định vị trí để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ về sau.
Đặc biệt, so với phương pháp trám răng sâu, chụp thép răng sữa có một số ưu điểm nhất định. Nhất là trong các trường hợp răng sữa bị sâu quá nặng, dễ bị bong vật liệu trám, hoặc những trẻ bẩm sinh có cơ địa sâu răng lan tỏa,… thì việc áp dụng phương pháp chụp thép sẽ rất đáng quan tâm.
So với chụp răng cho người lớn, phương pháp chụp thép răng tiền chế ở trẻ em còn khá mới, nhưng mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực như:
Việc chụp thép răng sữa sẽ còn tùy thuộc vào chỉ định cụ thể của các bác sĩ, dưới đây là một số trường hợp nên chụp thép cho trẻ:
Một số trường hợp bác sĩ không chỉ định chụp thép răng bao gồm:
Quy trình chụp thép răng hiện nay tại các nha khoa uy tín diễn ra khá nhanh chóng, nhẹ nhàng và không gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Theo đó, quy trình này sẽ bao gồm các bước sau:
Một số điều cần lưu ý sau khi chụp thép răng mà phụ huynh nên lưu tâm:
Việc chụp thép răng sữa là cần thiết trong nhiều trường hợp để bảo vệ và duy trì chức năng của răng sữa cho trẻ. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nên được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa và đánh giá tình trạng cụ thể của răng sữa của trẻ.
Bên cạnh đó, chi phí chụp thép cho một răng sữa hiện nay dao động khoảng 800.000 – 1.000.000 đồng/răng. Đây là mức chi phí tương đối phù hợp và dễ tiếp cận đối với các phụ huynh hiện nay, đặc biệt là với những lợi ích mà phương pháp chụp thép mang đến cho sự phát triển răng miệng lâu dài của trẻ.
Quy trình chụp thép răng sữa không gây đau đớn nhiều cho trẻ, đặc biệt là khi được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm và sử dụng các kỹ thuật làm giảm đau hiệu quả.
Ban đầu, trẻ có thể cảm thấy hơi bất tiện khi ăn uống do chưa quen với mão thép. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ dần thích nghi và ăn nhai bình thường trở lại.
Chụp thép răng sữa là một phương pháp an toàn và được sử dụng rộng rãi trong nha khoa nhi. Mão thép được làm từ vật liệu không gây hại và được thiết kế để bảo vệ răng sữa hiệu quả.
Mão thép giúp bảo vệ răng sữa khỏi sự tấn công của vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng miệng đúng cách vẫn rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Nha khoa Parkway cung cấp dịch vụ chụp mão răng sữa cho trẻ em với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cam kết mang đến cho các bé sự chăm sóc tốt nhất, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng. Hãy đến với Nha khoa Parkway để được tư vấn và điều trị chụp thép răng sữa an toàn, hiệu quả.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chụp thép răng sữa và những lợi ích mà nó mang lại. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có câu hỏi, hãy liên hệ với Nha khoa Parkway để được tư vấn chi tiết hơn!
Xem thêm:
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Tìm kiếm bác sĩ Invisalign giỏi hoặc một nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về Invisalign là bước quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu. Việc lựa chọn đúng bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm […]
Hơi thở có mùi là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống thường ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây […]
Chảy máu răng có thể do các bệnh lý răng miệng hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Tham khảo 11 nguyên nhân gây chảy máu răng phổ biến ngay!