Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Điều trị tủy răng trẻ em: Chữa sao cho đúng cách?

Điều trị tủy răng trẻ em - 1

Trẻ em có thói quen ăn nhiều đồ ngọt nhưng vẫn chưa biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng và nghiêm trọng hơn là viêm tủy răng. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu cách điều trị tủy răng trẻ em đúng, hiệu quả và an toàn. Tham khảo ngay nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tủy răng ở trẻ em

Tình trạng viêm tủy răng trẻ em thường xảy ra do 2 nguyên nhân chính:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất chắc chắn là do sâu răng, nếu tình trạng này không được điều trị sớm sẽ ngày một trầm trọng hơn. Lâu dần biến chứng thành viêm tủy răng, các con vi khuẩn sâu răng sẽ đi qua ống ngà mà tấn công tới tủy (đây là bệnh sâu ngà) hay nếu chúng luồn qua lỗ chân răng thì gọi là bệnh nha chu.
  • Một nguyên nhân nữa là do những chấn thương về răng mà trẻ em gặp phải. Ví dụ như vỡ răng, gãy răng, hoặc chảy máu chân răng,… các vết nứt này nếu không được trám bít và xử lý sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh viêm tủy răng ở trẻ em.

Các loại viêm tủy răng sữa ở trẻ thường gặp

Viêm tủy răng sữa là tình trạng viêm tủy răng thường gặp nhất ở trẻ em với những chẩn đoán chính như sau:

Viêm tủy răng sữa có thể hồi phục

Khi bị viêm tủy răng sữa có thể hồi phục, trẻ có thể bị đau răng nhẹ, không cảm nhận rõ ràng, khi gặp kích thích sẽ bị đau hơn, còn đa phần khi hết kích thích thì cũng sẽ hết đau. Đồng thời, mô cứng của răng có những tổn thương, răng không bị đổi màu và gõ dọc thì không đau.

Viêm tủy răng sữa không hồi phục

Viêm tủy răng sữa không hồi phục là tình trạng nặng hơn, trẻ bị đau nhiều hơn, đặc biệt là về ban đêm. Trẻ bị đau cả khi có kích thích và khi không kích thích. Bên cạnh đó, mô cứng của răng cũng bị tổn thương, răng sẽ không bị đổi màu và khi gõ dọc cũng không thấy đau.

Biến chứng khó lường khi trẻ bị viêm tủy răng

Trẻ bị thối tủy, chết tủy răng

Khi trẻ bị thối tủy răng, cảm giác đau nhức sẽ làm phiền chúng suốt ngày đêm, có thể dẫn đến tình trạng sốt vào ban đêm. Tuỷ răng thối cũng khiến trẻ không thể ăn nhai như bình thường, hay quấy khóc, mệt mỏi, sút cân và làm cho bố mẹ vất vả hơn.

Mất răng

Đây chính là biến chứng nặng nhất mà trẻ bị viêm tủy răng có thể gặp. Nếu như trẻ nhổ răng quá sớm thì việc thay răng vĩnh viễn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, sau này sức khỏe răng miệng có thể không ổn định.

Điều trị tủy răng trẻ em - 2

Mất răng là biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng

Viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm

Những bệnh này chủ yếu là do nhiều loại vi khuẩn gây ra. Khi các tuỷ răng tích tụ lâu ngày mà không được xử lý, chúng sẽ lan ra các vùng quanh răng, tới cuống răng rồi đi vào xương, ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ cấu trúc răng và sự phát triển răng của trẻ.

U hạt, nang chân răng

Khi điều trị tủy răng trẻ em không đúng cách dễ dẫn đến u hạt hay nang chân răng. Nếu không được chữa kịp thể dễ để lại những hậu quả đáng tiếc như hàm mặt biến dạng, mất răng, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

Viêm mãn tủy

Viêm tủy răng cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang thể mãn tính, cực kỳ khó chữa lành hẳn, đặc biệt chúng còn dễ dàng lây sang các răng đang còn khoẻ. Như vậy, cả hàm răng đều có thể gặp vấn đề.

Có nên lấy tủy răng ở trẻ hay không?

Nhiều người lo lắng việc lấy tủy răng sữa ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn về sau, có thể không mọc được răng mới. Nhưng thực tế không phải, nếu không điều trị tủy răng trẻ em sẽ khiến vi khuẩn lây lan sang các răng khỏe, ảnh hưởng đến mô mềm, khả năng cao gây ra hoại tử. Từ đó, phần hoạt tử đi qua lỗ chóp chân răng rồi gây ra viêm ở tổ chức liên kết mô răng, bệnh viêm xương hàm…. Đặc biệt nghiêm trọng khi khi tụ chất hoạt tử tại chân răng sẽ khiến trẻ bị u hạt, u nang chân răng.

Do vậy, việc lấy tủy răng cho trẻ là cần thiết để bảo vệ những chiếc răng khoẻ nói riêng và sức khoẻ hàm răng nói chung.

Điều trị tủy răng trẻ em như thế nào là đúng cách?

Cách điều trị tủy răng ở trẻ em cần hết sức tinh tế, cẩn thận và tỉ mỉ hơn so với người lớn. Vì các em còn nhỏ tuổi, hàm răng vẫn non nớt, khả năng chịu đau cũng như có phần nhạy cảm hơn so với người lớn. Để điều trị tuỷ răng cho trẻ em, ta sẽ tham khảo các bước cơ bản sau:

  • Vệ sinh răng và khoang miệng sạch sẽ trước khi điều trị lấy tủy.
  • Loại bỏ phần tủy răng nhiễm trùng hoặc đã chết.
  • Làm sạch vùng tủy đó và trám bít lại để tránh lây lan.

Hiện nay, việc điều trị tủy răng thường rất nhanh chóng và chính xác khi có những công cũ hỗ trợ như máy chữa tủy răng gắn camera, sử dụng chất liệu trám tủy tốt nhất hiện nay là Gutt-percha….

Giá điều trị tủy răng sữa

Mức giá điều trị tuỷ răng sữa dao động trong khoảng trong khoảng từ 1.000.000 – 2.000.000 vnd/răng (tuỳ thuộc vào loại răng: Răng cửa/răng hàm). Có thể nói với những công nghệ hiện đại như bây giờ, mức chi phí này là khá cao. Nhưng đổi lại, răng của các bé sẽ được điều trị triệt để và không làm ảnh hưởng tới những răng khác.

Phòng ngừa viêm tủy răng ở trẻ em

Để hạn chế tối đa tình trạng viêm tủy răng ở trẻ em, cha mẹ hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh cho trẻ:

  • Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bằng cách cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước sạch nhiều lần để loại bỏ cặn thức ăn.
  • Đối với những trẻ chưa biết đánh răng, cha mẹ nên dùng gạc ẩm lau răng cho trẻ sau khi ăn uống.
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm có đường như nước ngọt, bánh kẹo,…
  • Tránh để trẻ ăn những món mềm có tính dính cao: Kẹo dẻo, trái cây sấy, nho khô,… những chất trong các món ăn này chỉ khiến cho vi khuẩn ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn nhằm tiết ra nhiều acid gây hại cho răng của trẻ.
  • Tạo cho trẻ có thói quen dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn ở giữa các kẽ răng.
  • Tìm cho trẻ một loại nước diệt khuẩn phù hợp, súc miệng bằng nước diệt khuẩn từ 1-2 lần mỗi ngày sẽ loại trừ các vi khuẩn bám trên răng.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ, nếu phát hiện sâu răng cần điều trị sớm để tránh nguy cơ chuyển sang viêm tủy răng.
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ nửa năm/lần để kịp thời phát hiện những điều bất thường và xử lý nhanh chóng.
Điều trị tủy răng trẻ em - 3

Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn đồ ngọt và tăng cường ý thức chăm sóc răng miệng cho trẻ

Dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway

Một trong những địa chỉ nha khoa điều trị tủy răng trẻ em an toàn và uy tín hàng đầu chính là Nha khoa Parkway – chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Khi sử dụng gói dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway, phụ huynh có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng.
Parkway là địa chỉ uy tín điều trị tuỷ răng cho bé

Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Parkway

Trên đây là những tổng hợp của Parkway về chủ đề điều trị tủy răng trẻ em. Mong rằng mọi người đã nhận được nhiều kiến thức hữu ích từ bài viết này để chăm sóc tốt răng miệng cho con trẻ! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

viêm tủy răng có mủ - 1

Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm tủy răng có mủ gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Vậy chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu thêm nhé

Xem chi tiết
viêm nha chu có lây không - 2

Bệnh viêm nha chu có lây không? Cách hạn chế lây nhiễm viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nguy hiểm dẫn đến tình trạng viêm tủy, lung lay, mất răng nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh viêm nha chu có lây không? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu dưới dây.

Xem chi tiết
Niềng răng thẩm mỹ - 1

Niềng răng thẩm mỹ gồm những phương pháp nào? Giá bao nhiêu?

Niềng răng là gì, tại sao phải niềng răng, có những loại niềng răng nào niềng răng có đau không, niềng răng bao lâu,… Tất cả đều có trong bài viết này.

Xem chi tiết
Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tại sao niềng răng bị tụt lợi? Những dấu hiệu và cách cách khắc phục

Thực hư niềng răng bị tụt lợi? Có nguy hiểm không và làm cách nào để khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu

Xem chi tiết