Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng sữa là gì? 3 vai trò quan trọng của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Banner có chứa hình ảnh em bé và tiêu đề răng sữa là gì

Khoảnh khắc con mọc chiếc răng sữa vô cùng đặc biệt với bố mẹ, đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình phát triển của trẻ. Vậy bố mẹ đã hiểu rõ răng sữa là gì và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

Răng sữa là gì?

Răng sữa, còn được gọi là răng trẻ em hoặc răng nguyên thủy, là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên trong miệng của trẻ. Chúng bắt đầu phát triển từ khoảng 6 tháng sau sinh và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi.

Mỗi trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa, gồm 8 răng cắt và 12 răng hàm. Trong đó, chiếc răng sữa đầu tiên thường mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, sau 12 tháng mọc thêm khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ có đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 chiếc chia đều cho cả 2 hàm.

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, hình thành khuôn răng để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và giúp trẻ học cách nhai thức ăn.

Em bé mọc răng sữa ở hàm trên và dưới

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện trong miệng của trẻ

3 vai trò của răng sữa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Vai trò của răng sữa rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mặc dù chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và bị thay thế bởi răng vĩnh viễn. Giai đoạn mọc răng sữa là khoảng thời gian quan trọng để trẻ hình thành khung hàm ổn định để chuẩn bị mọc răng vĩnh viễn, đồng thời răng sữa cũng giúp đáp ứng các chức năng ăn nhai cũng như hỗ trợ khả năng phát âm của trẻ

Giúp trẻ nhai thức ăn

Một trong những vai trò cơ bản của răng sữa chính là hỗ trợ chức năng nhai cho trẻ, giúp việc nghiền thức ăn được dễ dàng hơn. Điều này rất có ý nghĩa, giúp cơ thể trẻ có thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng như tăng cường sự phát triển của hàm răng.

Thông thường, các răng sữa sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vì những lý do khác nhau mà răng cửa bị mất quá sớm có thể khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống thậm chí biếng ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ảnh em bé đang được cho ăn và đã mọc đủ hàm răng sữa

Răng sữa giúp trẻ có thể nhai, nghiền thức ăn từ đó hấp thu dưỡng chất được tốt hơn

Ổn định vị trí, chuẩn bị cho răng vĩnh viễn

Răng sữa sau một thời gian sẽ tự rụng và nhường chỗ để răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu răng sữa rụng một cách tự nhiên, tức là đã phát triển đủ lớn thì khi rụng sẽ để lại khoảng trống đủ để răng vĩnh viễn mọc một cách bình thường.

Tuy nhiên, nếu như vì một lý do nào đó mà răng sữa rụng sớm, khoảng trống để lại có thể bị thu hẹp và gây khó khăn cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho các trường hợp trẻ có răng sữa đẹp nhưng răng vĩnh viễn mọc lên lại xấu.

Vai trò của răng sữa là hướng dẫn vị trí cho răng vĩnh viễn mọc không bị xô lệch

Răng cửa có vai trò giúp củng cố và tạo vị trí để các răng vĩnh viễn mọc

Phát triển khả năng nói, phát âm

Một trong những vai trò quan trọng không thể bỏ qua của răng sữa đó chính là hỗ trợ khả năng phát âm của trẻ. Bởi vì, răng, môi và lưỡi chính là những bộ phận giúp trẻ phát âm chuẩn.

Một khi răng đã mọc đầy đủ, kể cả răng sữa hay răng vĩnh viễn, sẽ đều giúp trẻ có thể phát âm được tất cả các từ trong mọi ngôn ngữ, giúp chúng có thể giao tiếp với người khác. Chính vì vậy, việc bị mất răng sữa quá sớm và kéo dài cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện khả năng phát âm và ngôn ngữ của trẻ em.

Cấu tạo của răng sữa

Dựa vào hình dạng bên ngoài, một chiếc răng sữa có cấu tạo gồm 3 phần:

  • Thân răng: Là phần nhô ra khỏi nướu và có thể nhìn thấy được.
  • Cổ răng: Vị trí nằm ở giữa thân răng và chân răng.
  • Chân răng: Phần răng kéo dài qua nướu đến xương hàm.

Dựa theo cấu trúc giải phẫu, răng sữa sẽ bao gồm các thành phần sau:

  • Men răng: Là phần bao phủ bên ngoài thân răng, so với răng vĩnh viễn thì men răng sữa sẽ mỏng và yếu hơn nên dễ bị bào mòn theo độ tuổi và chịu tác động bởi những yếu tố bên ngoài.
  • Ngà răng: Là thành phần có đặc tính mềm và xốp được hình thành từ trung bì, sợi collagen, ngà răng càng về hướng hốc tủy răng sẽ dày hơn phần bên ngoài.
  • Tủy răng: Là phần mô mềm quan trọng của răng sữa, chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh.
Hình ảnh bé gái cầm chiếc răng cửa và sơ đồ cấu tạo của một chiếc răng sữa

Răng sữa có cấu tạo tương tự với răng vĩnh viễn, nhưng có kích thước nhỏ hơn cùng phần men, ngà mỏng hơn

Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn

Răng sữa có cấu tạo hoàn toàn khác biệt so với các răng vĩnh viễn, việc một chiếc răng sữa bị rụng sẽ tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên. Do đó, các cha mẹ cũng nên biết cách phân biệt răng sữa với răng vĩnh viễn để có phương pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất cho bé, dựa vào các yếu tố sau:

  • Số lượng: Răng sữa ở trẻ em thường mọc 20 chiếc trong khi răng vĩnh viễn sẽ gồm 28 – 32 chiếc.
  • Hình dáng: So với răng vĩnh viễn, những chiếc răng sữa sẽ thấp hơn và không thanh mảnh bằng răng vĩnh viễn bởi chúng có tỉ lệ chiều ngang lớn hơn.
  • Chân răng: Răng sữa có nhiều chân và dang rộng hơn so với răng vĩnh viễn, đây cũng là lý do khi nhổ răng sữa rất dễ bị gãy.
  • Men và ngà răng: Răng sữa thường có phần men và ngà răng mỏng hơn so với răng vĩnh viễn
  • Màu sắc: Răng sữa thường có màu trắng đục do thành phần vô cơ ít, còn răng vĩnh viễn trong hơn và mà có màu vàng hơn.
Hình ảnh mô phỏng hàm răng sữa và hàm răng vĩnh viễn

Hàm răng sữa có tối đa 20 chiếc trong khi răng vĩnh viễn có đến 32 chiếc

Chăm sóc răng sữa của trẻ đúng cách

Việc chăm sóc răng sữa cho trẻ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn bộ hàm răng sau này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người quan niệm rằng răng sữa sẽ sớm bị thay, nên thường xem nhẹ việc chăm sóc.

Một số lưu ý dành cho các bố mẹ khi chăm sóc răng sữa cho trẻ:

  • Khi trẻ vừa mọc răng sữa: Đây là giai đoạn trẻ chưa thể tự chải răng, bố mẹ có thể dùng khăn mềm ngâm vào nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng sữa cho bé hàng ngày.
  • Khi trẻ lên 2 tuổi: Các răng sữa gần như đã mọc đầy đủ, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho bé học cách chải răng để rèn luyện thói quen chăm sóc răng miệng.
  • Từ 3 – 5 tuổi: Đây là độ tuổi trẻ có nguy cơ bị sâu răng rất cao, các bố mẹ nên hỗ trợ chải răng cho trẻ nhất là vào buổi tối.
  • Cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ: Bố mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần, giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.
  • Quan sát răng miệng của trẻ: bố mẹ cũng nên thường xuyên để ý và quan sát những biểu hiện bất thường trên răng của trẻ như: vết đen, lỗ sâu li ti,… để kịp thời xử lý.
  • Rèn luyện thói quen đánh răng cho trẻ: Bố mẹ nên lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp cho trẻ cũng như rèn luyện cho con thói quen đánh răng 2 lần/ngày để có được hàm răng chắc khỏe.

Dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway

Lựa chọn được những phòng khám nha khoa uy tín sẽ giúp bố mẹ thêm phần yên tâm mỗi khi cho trẻ khám nha khoa định kỳ, theo dõi được quá trình thay răng cũng như kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng và sớm điều trị.

Hiện nay, nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Sử dụng các dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway, phụ huynh sẽ có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng

Trên đây là những thông tin về vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp các bố mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt hơn!

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết